Thuyết minh tường thuật một sự kiện - Lễ hội tiêu biểu trong dân gian –Dàn ý – bài làm chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng một 2024.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Lễ Hội Đền Hùng

    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về lễ hội đền Hùng

    - Lịch sử dân tộc Việt Nam là những những tháng năm dựng nước và giữ nước hào hùng, bắt đầu từ thuở Hùng Vương lập nước.

    - Đến muôn đời sau, con dân nước Việt vẫn nhớ ơn Vua Hùng.

    - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đây là lễ hội trọng đại của dân tộc.

    [​IMG]

    2. Thân bài:

    *Lịch sử của lễ hội:

    - Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ, là địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Việt nam ta khi xưa, có tên Văn Lang, do vua Hùng đứng đầu..

    - Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời nhà Đinh, nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước.

    - Đến thời nhà Nguyễn, nhà vua chính thức chọn ngày 10 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vua Hùng và nhắc nhở mọi người dân Việt Nam cùng tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên.

    - Ngày 6/1/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành Quốc giỗ của cả dân tộc.

    - Lễ hội được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc. Cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta.

    B. Quy mô và các hoạt động văn hóa chính

    - Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình.

    - Nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội cũng tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

    - Lễ hội diễn ra với hai phần lễ và phần hội. Phần lễ được xem là quốc lễ vì vậy có quy mô cực lớn. Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương.

    + Lễ rước kiệu được diễn ra trong không khí đầy long trọng với cờ, lọng, kiệu hoa đầy màu sắc rực rỡ. Người rước kiệu mặc trang phục truyền thống..

    +Chặng đường rước kiệu có tiếng nhạc, có đội múa trang trọng của một nghi lễ dân tộc.

    Khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ..

    +Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người đều thắp lên nén hương thành kính cùng tâm nguyện với tổ tiên..

    Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

    +Về phần hội: Có nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như thi vật, thi bơi, đánh cờ tướng.. thu hút mọi người tham gia..

    +Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa..

    [​IMG]

    *Ý nghĩa lễ hội:

    - Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, cội nguồn của tổ tiên.

    - Đây cũng là nơi thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

    - Năm 1945, tại đền Hùng, Bác Hồ đã gặp mặt, giảng giải nhiều điều và căn dặn cán bồ, chiến sĩ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

    3. Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa lễ hội đền Hùng và Nêu cảm nghĩ của em về lễ hội.

    - Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn, là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta thể hiện lòng biết ơn, đề cao niềm tự hào với cội nguồn dân tộc.

    Bài làm chi tiết – Dạng đề viết Tập làm văn, văn thuyết minh, tường thuật sự kiện, lễ hội

    Trong tâm thức của người Việt về tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, Vua Hùng là vị vua dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn tiền nhân đã có công khai mở bờ cõi, tạo dựng hình hài đất nước Việt Nam thân yêu.

    Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ, là địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Việt nam ta khi xưa, có tên Văn Lang, do vua Hùng đứng đầu. Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời nhà Đinh, nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước.

    Đến thời nhà Nguyễn, nhà vua chính thức chọn ngày 10 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vua Hùng và nhắc nhở mọi người dân Việt Nam cùng tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên.

    Vì thế, đến ngày 6/1/2001, chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về nghi lễ tổ chức giỗ tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Từ đó, ngày 10 tháng 3 trở thành Quốc giỗ trọng đại của cả dân tộc.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    [​IMG]
     
    THG Nguyen, LieuDuongchiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...