Thuyết minh tác phẩm chuyện chức phán sự ở đền tản viên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi khongcogiphaibuon, 30 Tháng tư 2022.

  1. khongcogiphaibuon

    Bài viết:
    16
    THUYẾT MINH TÁC PHẨM "CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ Ở ĐỀN TẢN VIÊN"

    Nguyễn Dữ đã để lại một áng thiên cổ kì bút có giá trị đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc, chính là "Truyền kì mạn lục". Trong đó phải kể đến "Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên" – tác phẩm thành công trong công việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà, góp phần làm nên sức sống của truyện.

    Nguyễn Dữ được xem là người đã đưa khái niệm "truyền kỳ" tiến vào văn học của nước ta. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" được ông viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Ở đó có sự tương giao giữa thế giới con người với cõi âm, cõi tiên với sự xuất hiện của thánh thần, ma quỷ làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời góp phần phản ánh các nội dung cốt lõi trong quan niệm của tác giả.

    "Truyền kỳ mạn lục" là một tập truyện gồm có 20 truyện khác nhau, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI. Nội dung chính của các truyện trong tác phẩm là vạch trần hiện thực xã hội phong kiến đương thời thối nát, cảm thông cho số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp phẩm cách, đạo đức, trí tuệ của con người, thể hiện sự ủng hộ quan niệm "lánh đục về trong" của cách danh sĩ đường thời, cũng phản ánh ước mơ, niềm tin của nhân dân về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

    Nhân vật chính của tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" : Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái. Do không chịu những yêu sách tác quái làm hại dân lành của một tên tướng giặc, Tử Văn quá tức giận nên đã đốt đền hắn. Sau khi về nhà, bống nhiên chàng lên cơn sốt, đầu óc mê man, chàng mơ thấy có tên hung thần đòi bắt chàng xuống âm phủ vì tội dám đốt đền. Nhưng đến chiều tối có một người tự xưng Thổ Thần hiện lên, Thổ Thần cảm phục trước sự dũng cảm của Từ Văn nên Chàng được thổ thần mách bảo tội ác và tung tích của tên tướng và không quên chỉ cách cho chàng ứng phó. Đên đêm, Tử Văn bị quỷ sứ đến băt chàng xuống âm phủ. Tủ Văn đã trình bày hết những tội ác của tên hùng thần đã làm với dân chúng cùng những bằng chứng chứng minh. Cuối cùng, công lý đã được sáng tỏ và thực thi, tên tướng bị trừng trị còn Tử Văn được sống lại. Trở về cõi thực, Tử Văn được Thổ Thần giao cho một chức trách là giữ chức phán sự đền Tản Viên.

    Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng khi chống lại cái ác trong tác phẩm, Nguyễn Dữ đã khẳng định sự kiên định chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn. Chính bản lĩnh và tấm lòng yêu nước thương dân của chàng đã khiến thần linh cảm động và ra tay giúp đỡ, bày cho chàng đường đi nước bước để vạch mặt yêu tà. Sự dũng cảm của chàng còn được phác họa trên con đường xuống âm phủ. Đoạn đường xuống địa ngục đầy rẫy những quỷ dữ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám, những lời lẽ phán xét thét gào uy quyền, ghê rợn nhưng Tử Văn vẫn giữ cho mình khí thế hiên ngang, không khuất phục, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, công bằng, rõ ràng. Đứng trước Diêm Vương hung rợn, kẻ giặc tàn ác với những lời lẽ buộc tội xảo trá, một tay che trời Tử Văn chả mảy may lung lay ý chí, luống cuống mà lại chỉ rõ sai trái, đưa ra lập luận đanh thép, chứng cứ rõ ràng, vạch trần kẻ gian. Chàng bất chấp tính mạng, dùng cả tâm huyết và sức lực để chống lại cái ác, diệt trừ hậu họa, đòi lại công bằng, ấm no cho nhân dân, đất nước. Trời đâu phụ lòng người, với tất cả tấm lòng, sự hi sinh và cả công lý xã hội Tử Văn đã chiến thắng tên hồn ma tướng giặc gian ác. Chàng được tiến cử vào chức phán xử đền Tản Viên, được người người đời đời trọng vọng ghi nhớ, biết ơn.

    Từ đó, Nguyễn Dữ đã vạch bộ mặt gian tà của những kẻ quen "chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược". Ông lên án bộ phận quan lại đương thời, tố cao mạnh mẽ hiện thực "rễ ác mọ lan, khó lòng lay động" mà bênh vực cho kẻ gian tà và hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện truyền thống nhân đạo của nhân dân ta, tà không thể thắng chính, cái thiện chắc chắn sẽ chiến thắng cái ác.

    Truyện không chỉ đạt được thành công ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Nghệ thuật kì ảo được tác giả sử dụng triệt để trong tác phẩm của mình. Bằng cách kể chuyện lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, Nguyễn Dữ đã dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động. Yếu tố kỳ ảo hoang đường được đưa vào một cách khéo léo làm nổi bật chủ đề, với các nút thắt, và cách giải quyết hợp lý đã làm thỏa mãn người đọc. Cốt truyện chặt chẽ, giàu kịch tính. Ngoài ra tác giả còn sử dụng ngôi kể thứ 3, vừa có khả năng tả, kể nhân vật.

    "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" đã phản ánh những mặt trái của xã hội đương thời, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất trí tuệ của con người, đồng thời thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, công lý được thực thi của nhân dân ta. Tác phẩm cũng như 'Truyền kỳ mạn lục' xứng đáng có được vị trí là một mẫu mực của thể loại truyền kỳ, cũng như danh xưng "áng thiên cổ kỳ bút" mà người đời ca tụng.

    (Người viết: Khongcogiphaibuon)

    END
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...