Thuốc Bắc là gì? Theo Wikipedia, thuốc bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Thuốc Bắc được sử dụng rộng rãi ở các nước có ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và trong cộng đồng người Hoa. Thành phần chính của các vị thuốc Bắc là thảo mộc tự nhiên lành tính, được bào chế dưới dạng xử lý phần thừa, làm sạch và phơi khô. Có một số vị thuốc có thể dùng dưới dạng tươi như nhân sâm, hoặc một số lại có nguồn gốc từ động vật như vây cá mập, rượu tắc kè, rượu cá ngựa, cao hổ cốt, cao khỉ.. Những bài thuốc này có sự ghi chép rõ ràng trong sách vở hoặc các công trình nghiên cứu về cả liều lượng, nguyên liệu và cách dùng và tác dụng thực tế của vị thuốc. Phân loại - Phân theo tính: Tính hàn, tính lương, tính nhiệt, tính ôn, tính bình. - Phân theo vị: Ngọt, cay, đắng, chua, mặn. - Phân loại theo nguyên liệu: + Thực vật: Người ta có thể khai thác các phần khác nhau của một loại thực vật như: Rễ, củ, thân, vỏ, lá, hoa, quả, hạt. Thường người ta sẽ phơi khô chúng + Động vật: Xương, da, thịt, mỡ, nội tạng.. Cũng có thể phơi khô, hoặc nấu thành cao, ngâm rượu.. + Một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến.. - Phân loại theo cách sử dụng: Thuốc dạng bột tán, dạng thang, dạng viên hoàn tán, dạng cao.. Kê thuốc Trước khi kê một đơn thuốc các thầy lang thường áp dụng phương pháp chẩn đoán truyền thống của y học cổ truyền Trung Quốc là bắt mạch, xem sắc thái. Sau khi xác định được bệnh thì sẽ dựa vào đặc tính của từng loại cây thuốc bắc để kết hợp chúng lại với nhau theo một công thức nhất định, được gọi là thang hoặc chén thuốc bắc. Y học cổ truyền Trung Quốc dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để phối hợp các vị thuốc Bắc, hiếm khi dùng chỉ riêng một loại thuốc Bắc. Nếu có, thường dùng để giải thuốc, cấp cứu hay dùng ngoài gọi là toa độc vị. Cách dùng thuốc Bắc Hiệu quả Dùng lúc thuốc nóng hay uống lạnh? Với những bệnh nhân thể hàn như: Cảm lạnh, phong hàn.. thì nên uống khi thuốc còn nóng để nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc. Với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như: Sốt cao, khô họng, miệng lở loét, đại tiện táo thì nên chờ thuốc nguội hãy dùng để tăng tác dụng thanh nhiệt, giải độc của thuốc. Còn bình thương thì nên uống thuốc lúc nó còn ấm để cơ thể dễ hấp thu mà không bị đầy bụng Nếu như với các bệnh lý cần uống thuốc ấm thì khi sắc cần vặn nhỏ lửa, đối với bệnh lý cần uống nóng thì khi sắc cần lửa to và kéo dài thời gian sắc. Dùng thuốc Bắc vào thời điểm nào? Để đạt được hiệu quả thuốc cao nhất, cần phải dùng đúng bệnh, sắc đúng cách, uống đúng giờ. Những người chữa bệnh về gan, thận, dạ dày hoặc những bệnh từ lưng trở xuống nên uống trước ăn từ 30 -60 phút để cơ thể hấp thụ thuốc tốt. Những người muốn bồi bổ sức khỏe thì nên ăn uống vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì. Những người mắc các bệnh ở phía trên như tâm, ngực, phế.. thì nên uống uống sau bữa ăn từ 20-30 phút. Uống thuốc Bắc có tốt không? Do được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên nên chúng khá an toàn, lành tính, giúp cải thiện tình trạng bệnh từ sâu bên trong. Tuy nhiên để thuốc thực sự phát huy được hết công dụng của mình thì người bệnh cần phải điều trị đúng thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi vì chúng có thể gây ra những phản ứng phụ cho cơ thể. Tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám, bắt mạch và cắt thuốc tại các cơ sở chuyên sâu, uy tín, đảm bảo nguồn gốc dược liệu rõ ràng. Uống thuốc Bắc có tác dụng gì? Bao lâu thì có tác dụng Công dụng của Thuốc Bắc thì vốn không kể hết được, nó được truyền qua nhiều đời kết hợp với kinh nghiệm cuộc sống của các thầy lang. Thuốc bắc có thể tăng cường sức khỏe, chữa mất ngủ, nâng cao thể trạng, an thần, chữa các bệnh về da, bệnh dạ dày, thận, gan, gout, giúp lợi tiểu, giảm đau nhức do thoái hóa khớp, chữa ho, sốt, các bệnh về tai- mũi-họng, các bệnh sinh lý, tăng cân, làm đẹp.. Tuy có công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh nhưng thời gian mang lại hiệu quả của thuốc Bắc sẽ không nhanh chóng, tức thì như thuốc Tân dược. Thường sẽ đến sau 2-3 tháng điều trị vì vậy khi sử dụng người bệnh cần kiên trì, sử dụng liên tục, đều đặn. Ngoài ra tác dụng của thuốc Bắc còn phụ thuộc vào cơ địa, thể chất và tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó thời gian thuốc phát huy tác dụng ở mỗi người cũng sẽ khác nhau. Ưu, nhược điểm của thuốc Bắc Ưu điểm - Dùng thuốc Bắc an toàn và lành tính: Các vị thuốc Bắc đều là các thảo dược tự nhiên, sử dụng rễ, lá, hoa, quả của các cây thuốc quý sơ chế thủ công, không ngâm hóa chất nên rất lành tính với người bệnh, phù hợp mọi độ tuổi. - Hiệu quả bền vững - Ít gây tác dụng phụ Nhược điểm - Tác dụng của thuốc khá chậm - Mất thời gian khi sử dụng Nên kiêng gì khi sử dụng thuốc Bắc - Tuy thuốc đắng nhưng không nên cho thêm đường vào đâu nhé - Khi đang uống thuốc bắc thì không nên sử dụng các loại thuốc tiêu hóa, thuốc Tây - Nên kiêng đồ ăn chua, mặn vì có thể gây phản tác dụng thuốc. Nếu trong thuốc có mật ong thì không nên ăn hành thì có thể gây ra phản ứng bất lợi đ ối với các vị thuốc giải cảm - Tuyệt đối kiêng các loại hải sản như: Cá biển, cua, mực, tôm.. Hạn chế ăn nhộng, lòng trắng trứng.. vì đây đều là những thực phẩm giàu chất đạm và dễ gây kích ứng khi dùng các vị điều trị dị ứng - Khi dùng các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc: Không nên ăn quá nhiều các đồ ăn có cay, nóng như: Rượu, ớt, thịt chó.. vì chúng có thể sinh nhiệt nặng hơn. Những bệnh nhân bị thổ huyết, chảy máu cam thì nên dùng nước thuốc đặc và ấm không nên dùng nóng vì chúng ảnh hưởng đến quá trình cầm máu. Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá sau khi dùng thuốc xong. - Khi dùng thuốc chống nôn: Người bệnh nên uống thuốc Bắc khi ấm, không nên uống nóng hoặc lạnh quá. Nếu xuất hiện tình trạng nôn mửa người bệnh nên lấy 2-3 lát gừng, giã nát đun với nước sôi rồi uống. Tuyệt đối kiêng những đồ ăn tanh, đồ ăn lạnh như: Cá, tôm, kem.. vì chúng có thể khiến tình trạng nôn nặng hơn - Đối với thuốc phong thấp: Cần kiêng những đồ ăn có chua chát như: Sung, chuối xanh. - Đối với thuốc điều hòa khí huyết: Cần lưu ý khi đun thuốc, vặn lửa nhỏ tránh bay hết khí vị của thuốc. Kiêng ăn đồ sống, đồ lạnh, đồ có vị tanh. Một số cây thuốc Bắc quý - Linh chi - Đông trùng hạ thảo - Nhân sâm - Bồ công anh - Tâm thất - Nhân trần.. (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)