Thực vật dưới đáy biển có quang hợp không?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Trần Hải Yến, 24 Tháng một 2019.

  1. Trần Hải Yến

    Bài viết:
    30
    [​IMG]

    Thực vật trên mặt đất đều thực hiện quá trình quang hợp. Trong quá trình quang hợp, thực vật đều sử dụng khí cacbonic, hơi nước trong khí quyển và chất diệp lục trong cơ thể chúng để làm nguyên liệu thực hiện quang hợp. Kết quả là tạo ra chất hữu cơ để thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, sinh sôi của thực vật. Vậy còn ở dưới đáy biển thực vật có quang hợp không? Ta cùng đi giải mã nhé:

    Thực tế những thực vật sống ở đáy biển cũng có chất diệp lục song hàm lượng không nhiều, những thực vật càng sâu dưới biển có hàm lượng chất diệp lục càng ít. Các loài tảo dưới đáy biển có nhiều màu sắc khác nhau như vậy là do trong cơ thể của chúng đã tồn tại một số sắc tố khác. Tảo đỏ là do trong cơ thể có nhiều sắc tố đỏ, tảo nâu chứa một loại rượu caroteen đặc biệt nên có màu nâu. Những sắc tố này đã che khuất lượng chất nhỏ chất diệp luctrọng cơ thể tảo nên ta không nhìn thấy màu xanh trên cơ thể chúng. Khi mặt trời chiếu xuống mặt biển, tảo xanh hấp thụ được nhiều ánh sáng màu đỏ nên nó sống được ở nơi nông nhất. Tảo lam hấp thụ nhiều ánh sáng da cam nên sống ở tầng sâu hơn tảo đỏ một chút. Tảo nâu hấp thụ ánh sáng đỏ và vàng lục nên sống ở tầng sâu hơn tảo lam. Còn tảo đỏ hấp thụ ánh sáng màu lục nên sống ở tầng sâu nhất.

    [​IMG]

    Trong các loại tảo, tảo đỏ chứa abumin tảo đỏ nên nó đã dùng sắc tố này để hấp thụ chất diệp lục để thực hiện quang hợp. Còn tảo xanh chỉ cần một lượng ánh sáng rất ít đã đáp ứng được nhu cầu của chúng. Như vậy thực vật dưới đáy biển cũng quang hợp. Quá trình quang hợp diễn ra mạnh hay yếu là tùy thuộc vào từng loại tảo và lượng ánh sáng mà chúng hấp thụ được. Thế giới thực vật đầy bí ẩn phải không các bạn?
     
    Ột Éc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng hai 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...