Thực hành tiếng Việt trang 64 – 65: Số từ - Ngữ văn 7, tập 1, Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 27 Tháng mười hai 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành tiếng Việt trang 64 – 65: Số từ

    Ngữ văn 7, tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Tri thức tiếng Việt
    Số từ là gì?

    - Số từ là từ chỉ số lượng chính xác, được đặt trước danh từ để đếm hoặc nêu số lượng sự vật (Ví dụ: một lần; hai tay; ba chiếc bút...)

    - Số từ còn dùng chỉ số thứ tự hoặc số hiệu sự vật. Với nghĩa này, số từ thường đặt sau danh từ. (Ví dụ: lần một; lần hai; tầng một; tầng hai...)

    Số từ chỉ số lượng ước chừng

    Ví dụ: vài, mấy, một hai, dăm ba, dăm bảy...

    Thành ngữ có số từ

    Ví dụ: Trăm dâu đổ đầu tằm; Làm dâu trăm họ; Vất vả trăm đường; Một nắng hai sương; Học một biết mười; Vạn sự như ý; Lùi một bước tiến ba bước; Trăm công nghìn việc; Một lòng một dạ; Năm thì mười họa; Nhân vô thập toàn; Tứ đại đồng đường...

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 64 – 65, Ngữ văn 7 – Kết nối

    Câu 1.
    Tìm số từ trong các câu sau:

    a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.

    b.Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay.

    c. Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

    Câu 2. Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:

    a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.

    b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.

    c. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi.

    Tìm thêm 3 số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.

    Câu 3. Trong câu: "Nó là thằng Tí, con bà Sáu." Từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

    Câu 4. Trong câu: "Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc." có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp.

    Câu 5. Có những từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa biểu trưng, ước lệ, không xác định. Ví dụ Trăm mưu nghìn kế (rất nhiều). Hãy tìm ba thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy.

    Câu 6. Dựa vào câu: "Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ." Hãy đặt ba câu có cấu trúc tương tự (Mỗi... là một...)

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 64 – 65, Ngữ văn 7 – Kết nối
    Câu 1. Số từ trong các câu trên là: hai (câu a); một (câu b); ba (câu c).

    Câu 2. Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu trên là: mấy (câu a); vài (câu b); một hai (câu c).

    Ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác: năm bảy, dăm ba, hơn một.

    Đặt câu với mỗi từ:

    - Từ thiện cũng có năm bảy đường từ thiện, có người từ thiện vì tâm, có người chỉ làm để tạo danh tiếng.

    - Dăm ba trò tiểu nhân đó chỉ làm ông thêm khinh thường.

    - Hơn một lần, hắn đã nói dối mẹ.

    Câu 3. Trong câu: "Nó là thằng Tí, con bà Sáu." từ Sáu không phải là số từ. Từ này được viết hoa nó là danh từ riêng chỉ tên người.

    Câu 4. Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Những trường hợp tương tự là: hai mắt – đôi mắt; hai tai – đôi tai; hai vai – đôi vai; hai bên – đôi bên; hai bờ - đôi bờ; hai vợ chồng – đôi vợ chồng; hai chiếc dép – đôi dép; hai chiếc bông tai – đôi bông tai...

    Sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi:

    Hai là từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật.

    Đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng.

    Câu 5. Ba thành ngữ có số từ được dùng mang nghĩa biểu trưng, ước lệ, không xác định (như Trăm mưu nghìn kế) là:

    - Một vốn bốn lời

    - Năm lần bảy lượt

    - Ba đầu sáu tay.

    (Hoặc: Một nắng hai sương; Học một biết mười; Vạn sự như ý; Lùi một bước tiến ba bước; Trăm công nghìn việc; Một lòng một dạ; Năm thì mười họa; Nhân vô thập toàn; Tứ đại đồng đường...)

    Câu 6. Ba câu có cấu trúc Mỗi... là một...:

    - Mỗi người là một thành viên, một tế bào của xã hội.

    - Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

    - Mỗi lần tôi nói dối là một lần mẹ tôi buồn khổ vì tôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...