Thực hành tiếng Việt trang 35, 36 – Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 11 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt trang 35, 36 – Kết nối tri thức với cuộc sống


    Tri thức tiếng Việt


    Nghĩa của từ

    1. Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghĩa của nó.

    Ví dụ: độc giả (độc là đọc; giả là người; độc giả là người đọc)

    2. Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó.

    Ví dụ, khi đọc câu: Người anh thì an nhàn, sung túc, còn người em thì vất vả, bần hàn.

    Có thể có người không biết nghĩa của từ bần hàn ; nhưng trong văn cảnh câu trên, nó đi cùng với an nhàn, sung túcvất vả nên có thể suy đoán bần hàn là nghèo khổ.

    Điệp ngữ

    Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định.. một vấn đề nào đó.

    Ví dụ:

    Trời xanh đây là của chúng ta

    Núi rừng đây là của chúng ta.


    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 35, 36 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống


    Nghĩa của từ

    Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các câu sau:

    a. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.

    b. Từ đó ròng rã một tháng trời, hàng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

    Trả lời câu 1 trang 35 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức

    Nghĩa của các từ in đậm:

    - Mơn mởn: Xanh non, tươi tốt, đầy sức sống.

    - Lúc lỉu: Sai quả, nhiều quả trên khắp các cành.

    - Ròng rã: Kéo dài, liên tục trong thời gian dài

    - Vợi hẳn: Giảm đi một số lượng nhiều so với lúc đầu.

    Câu 2.

    a. Tìm những động từ hoặc cụm động từ thể hiện sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh trong bảng so sánh:

    [​IMG]

    b. Giải thích nghĩa của những động từ, cụm động từ đã tìm được.

    Trả lời câu 2 trang 35 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức

    a. Những từ ngữ thể hiện sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh:

    [​IMG]

    b. Giải thích nghĩa của những động từ, cụm động từ đã tìm được:

    - nghe lời chim: Làm đúng như lời chim dặn dò.

    - may một túi vải: Hành động dùng kim chỉ kết nối các miếng vải với nhau để tạo ra một túi đựng đồ bằng vải.

    - trèo, trèo lên lưng: Hành động đứng lên trên cao hoặc lên trên một vật gì đó một cách thận trọng, từ từ.

    - không dám vào: E ngại, cẩn trọng, không dám vào trong.

    - chỉ dám nhặt ít: Không tham nhặt nhiều, chỉ nhặt ít, vừa đủ.

    - cuống quýt bàn cãi: Bàn chuyện một cách vội vàng, hấp tấp để đưa ra quyết định cho sự việc đang gấp rút.

    - định may nhiều túi: Suy nghĩ, tính toán dự định may nhiều túi.

    - tót, tót ngay lên lưng: Hành động trèo lên sự vật một cách vội vã, khẩn trương, vô duyên.

    - hoa mắt vì của quý: Cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt lại vì vàng bạc quá nhiều.

    - mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng: Như người mất trí, mê mẩn quên hết mọi thứ, chỉ nghĩ đến thứ trước mắt.

    - lấy thêm, cố nhặt: Hành động tham lam, lấy thêm, cố nhặt thêm nhiều nữa vì cảm giác chưa đủ.

    Biện pháp tu từ

    Câu 3. Hai câu sau đây có sử dụng cùng một biện pháp tu từ. Chỉ ra biện pháp tu từ đó và nêu tác dụng của nó.

    a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ hết lại đầy.

    b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

    Trả lời câu 3 trang 36 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức

    a. Điệp ngữ: ăn mãi.. ăn mãi

    Tác dụng: Nhấn mạnh hành động ăn rất lâu và rất nhiều, như thể không bao giờ dừng.

    b. Điệp ngữ: bay mãi.. bay mãi, hết.. đến, hết.. đến

    Tác dụng:

    + Điệp ngữ bay mãi.. bay mãi nhấn mạnh quãng đường đi lấy vàng rất khó khăn, chim phải bay rất lâu và xa.

    + Điệp ngữ hết.. đến là các khoảng không gian cứ nối tiếp nhau, tưởng chừng như vô tận, không có kết thúc.

    Câu 4. Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ được chỉ ra ở bài tập 3.

    Trả lời câu 4 trang 36 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức

    Em yêu mẹ vì với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên, mẹ là suối nguồn yêu thương vô tận.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...