Thực hành tiếng Việt trang 32 - 33 - Ngữ văn 10, Cánh diều: Sửa lỗi dùng từ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 12 Tháng chín 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành tiếng Việt trang 32 - 33 - Ngữ văn 10, Cánh diều: Sửa lỗi dùng từ


    Yêu cầu của bài thực hành:

    - Nhận biết được lỗi và sửa được lỗi dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa; có thói quen cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác, đạt hiệu quả giao tiếp. Phân tích được tầm tác động của các phương tiện, biện pháp tu từ trong văn bản.

    - Để giao tiếp có hiệu quả, người nói và người viết phải chú ý lựa chọn dùng từ đúng, từ hay. Dùng từ đúng sẽ làm cho người nghe, người đọc hiểu đúng những điều ta muốn nói. Dùng từ hay sẽ tăng thêm tính truyền cảm, tính thuyết phục đối với người nghe, người đọc. Để dùng từ đúng, từ hay, trước hết, cần khắc phục các lỗi dùng từ sau:

    + Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả: Lỗi này do người sử dụng không nắm chắc hình thức ngữ âm, chính tả của từ, lẫn lộn các âm gần nhau.

    + Dùng từ không đúng nghĩa: Lỗi này do người sử dụng không nắm vững ý nghĩa của từ. (mỗi khi dùng một từ mà chưa hiểu thật rõ nghĩa thì nên tra từ điển, đọc kĩ các nghĩa và các ví dụ về cách dùng từ đó).

    [​IMG]

    Bài tập thực hành trang 32 - 33:

    1. Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:

    a) xử dụng / sử dụng

    b) xán lạn / sáng lạng

    c) buôn ba / bôn ba

    d) oan khốc / oan khóc

    2. Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó.


    a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán.

    b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn.

    c) Dù phải "luyện đá vá trời" hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một cách công phu, hoàn thành mĩ miều.

    d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời.

    3. Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:

    a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

    b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

    c) Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở vùng này còn rất nhiều.

    d) Trước lối chơi lực

    4. Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở.

    Hướng dẫn làm bài tập thực hành tiếng Việt trang 32 - 33:

    Bài tập 1.

    a. Xử dụng/ sử dụng.

    Từ đúng: sử dụng

    b. Xán lạn/ sáng lạng

    Từ đúng: xán lạn

    c. Buôn ba/ bôn ba

    Từ đúng: bôn ba

    d. Oan khốc/ oan khóc.

    Từ đúng: oan khốc

    Bài tập 2:

    - Các câu trên mắc lỗi dùng từ không đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của câu. Để đạt được hiệu quả trong mục đích hướng tới thì từ trong các câu phải chuẩn nghĩa và phù hợp với mục đích nói; mục đích viết.

    - Căn cứ vào nghĩa cần hướng tới có thể sửa lại như sau:

    a. Người viết đã nhầm lẫn các từ gần âm nhưng khác nghĩa nhau nên dùng sai từ quyết đoán trong câu. Từ đúng là: quyết liệt

    => Hê-ra-clet và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết liệt.

    b. Người viết đã nhầm lẫn các từ gần âm nhưng khác nghĩa nhau nên dùng sai từ danh giá trong câu. Từ đúng là: danh tiếng

    => Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh tiếng của Đăm Săn .

    c. Người viết đã nhầm lẫn các từ gần âm nhưng khác nghĩa nhau nên dùng sai từ mĩ miều trong câu. Từ đúng là: mĩ mãn

    => Dù phải "luyện đá vá trời" hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một cách công phu, hoàn thành mĩ mãn .

    d. Người viết đã nhầm lẫn các từ gần âm nhưng khác nghĩa nhau nên dùng sai từ ngộ sát trong câu. Từ đúng là: ngộ độc

    => Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ độc, may mà cứu chữa được kịp thời.

    Bài tập 3.

    a. Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

    => Từ dùng sai: "Lượng mưa" chỉ mức độ nhiều ít.. Không thể kết hợp với "kéo dài" trong nội dung biểu đạt của câu.

    - Sửa lại: Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

    b. Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

    => Lỗi diễn đạt, kết hợp từ: Bệnh nhân (người) thì không thể pha chế được, chỉ thuốc thì mới pha chế.

    - Sửa lại: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt pha chế đặc biệt (đặc biệt do khoa pha chế).

    c. Những chứng minh về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều.

    => Từ dùng sai: "Chứng minh". Chứng minh là một động từ, không thể kết hợp với "những" được.

    - Sửa lại: Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều.

    d. Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng chúng tôi không thể ghi bàn được.

    => Lỗi kết hợp, từ dùng sai: lực lượng (Không thể nói "Trước lối chơi lực lượng" vì lực lượng là một danh từ, không thể kết hợp trực tiếp với "lối chơi" cũng là một danh từ.)

    - Sửa lại: Trước lối chơi phòng ngự của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng chúng tôi không thể ghi bàn được.

    Bài tập 4. Viết đoạn văn:

    Hê-ra-clet không chỉ là người anh hùng có sức mạnh, có tài năng, có ý chí.. mà còn là người có trí tuệ thông minh, nhạy bén. Trí tuệ của Hê-ra-clét thể hiện trong lần đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy. Nhưng chàng không từ chối ngay, điều đó có thể khiến Át- lát bỏ đi và chàng không thể thoát khỏi gánh nặng bầu trời. Rất nhanh trí, chàng vờ đồng ý nhận lời, chỉ xin thần Át-lát ghé vai gánh thay mình một lát khi mình đi tìm miếng da, miếng áo lót cho khỏi đau vai. Mưu kế thật tuyệt vời, lí do thật hợp lí. Thần Át - lát tưởng có thể giăng bẫy Hê-ra-clet mà lại bị chính Hê-ra-clet giăng bẫy ngược lại. Trí tuệ của chàng là trí tuệ sánh tựa thần linh. Thậm chí thần linh còn thua chàng trong cuộc đấu trí này. Đoạn trích hoàn toàn có thể kết thúc bằng sự việc thần Át lát mang táo về, trao cho Hê-ra-clet. Nhưng thật thú vị, cảnh đấu trí đã khiến ta bất ngờ và thêm cảm phục vẻ đẹp của người anh hùng: Vẻ đẹp của sức mạnh, tài năng, ý chí, trí tuệ..
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...