Thực hành tiếng Việt trang 20 - 21 sách Ngữ văn 10, Cánh diều - Tập 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 6 Tháng sáu 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành tiếng Việt trang 20 - 21 sách Ngữ văn 10, Cánh diều - tập 2

    Tri thức ngữ văn

    Biện pháp tu từ liệt kê:

    - Khái niệm: Liệt kê là phép tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái.. trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

    - Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần.

    - Các kiểu liệt kê:

    + Cấu tạo: Liệt kê theo cặp, liệt kê không theo cặp

    + Ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến

    Trả lời câu hỏi trang 20 - 21 văn 10 Cánh diều tập 2

    Câu 1. Hai câu in đậm dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?

    Núi sông bờ cõi đã chia,

    Phong tục Bắc Nam cũng khác.

    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

    Xong hào kiệt đời nào cũng có.

    (Nguyễn Trãi)

    Gợi ý:

    - Hai câu in đậm sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

    - Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa trong đoạn trích Triệu, Đinh, Lý, Trần; Hán, Đường, Tống, Nguyên được sắp xếp theo thứ tự thời gian (từ triều đại trước đến triều đại sau) và không gian (từ nước VN đến nước TQ).

    - Tác dụng: Nhấn mạnh lịch sử riêng, triều đại riêng của hai nước, nhấn mạnh chủ quyền của nước ta.

    Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi sử dụng trong Đại cáo bình Ngô để:

    a, Lên án giặc ngoại xâm

    b, Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê lợi

    c, Khó khăn và thử thách của nghĩa quân Lam Sơn

    d, Sự thất bại thảm hại của quân giặc

    e, Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân dân Đại Việt

    Gợi ý:

    a, Lên án giặc ngoại xâm


    - Từ ngữ được liệt kê: Nướng dân đen, Vùi con đỏ, Dối trời, lừa dân, Gây binh, kết oán, nặng thuế khóa, tàn hại côn trùng cây cỏ...

    - Tác dụng: Nhấn mạnh tội ác chồng chất của giặc Minh; tạo giọng điệu hùng hồn cho lời văn.

    b, Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê lợi

    - Từ ngữ được liệt kê: ngẫm thù lớn, há đội trời chung, căm giặc nước, thề không cùng sống, Đau lòng nhức óc, Nếm mật nằm gai, Quên ăn vì giận, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi...

    - Tác dụng: Nhấn mạnh quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi; tạo giọng điệu hào hùng cho lời văn.

    c, Khó khăn và thử thách của nghĩa quân Lam Sơn

    - Từ ngữ được liệt kê: tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu, lương hết mấy tuần, quân không một đội.

    - Tác dụng: Nhấn mạnh những khó khăn của ta buổi đầu khởi nghĩa; tăng sức thuyết phục cho lời văn.

    d, Sự thất bại thảm hại của quân giặc

    - Từ ngữ được liệt kê: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, máu chảy thành sông, thây chất đầy nội, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lý Lượng đành bỏ mạng, Liễu Thăng thất thế, Liễu Thăng cụt đầu, Lương Minh đại bại tử vong, Lý Khánh cùng kế tự vẫn...

    - Tác dụng: Nhấn mạnh sự thất bại thảm hại của kẻ thù, tăng tính biểu cảm, tính hình tượng cho sự diễn đạt.

    e, Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân dân Đại Việt

    - Từ ngữ được liệt kê: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, thừa thắng ruổi dài, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông

    - Tác dụng: Nhấn mạnh chiến thắng vang dội của quân ta, tăng tính gợi hình, biểu cảm, tạo giọng điệu hào hùng cho lời văn.

    Câu 3. Tìm biện pháp liệt kê trong các ngữ liệu (trang 21).

    Gợi ý:

    a, -Từ ngữ được liệt kê: chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam.

    - Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Người viết đã cải biên thành ngữ quen thuộc: "Đầu đội trời, chân đạp đất". Vậy nên, trật tự này được người viết dùng rất sáng tạo, phản ảnh được tầm vóc của Nguyễn Trãi.

    => Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

    b, - Từ ngữ được liệt kê: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ.

    - Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép liệt kê qua các từ ngữ: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ theo quy luật tăng tiến để nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Trãi được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự, lịch sử, thơ văn, vì vậy, cần được tìm hiểu một cách toàn diện.

    => Có thể sắp xếp khác: Người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

    c, - Từ ngữ được liệt kê: tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.

    - Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Từ ngữ được liệt kê trong câu này được tác giả Vũ Khoan là theo từng cặp không tăng tiến: tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. Cách liệt kê này có tác dụng nhấn mạnh đến các phẩm chất vốn có của con người Việt Nam, trong đó "tính cần cù" được đặt đầu tiên với dụng ý quan trọng nhất. Vì có thể "cần cù bù thông minh" như cha ông ta đã nói.

    => Có thể sắp xếp khác: Trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.

    Câu 4. Viết đoạn văn về giọng văn hào hùng của bài Đại cáo bình Ngô có sử dụng biện pháp liệt kê.

    Gợi ý:

    Tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Đại cáo bình Ngô mang âm hưởng tự hào, được viết bằng giọng văn hào hùng, sảng khoái. Giọng văn hào hùng ấy được thể hiện trên nhiều phương diện: Hào hùng trong lời khẳng định truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc; hào hùng trong lời khẳng định tư cách độc lập của đất nước qua những yếu tố như lãnh thổ, chủ quyền, văn hiến, phong tục, lịch sử.. ; hào hùng trong những dòng văn ca ngợi vẻ đẹp của chủ tướng Lê Lợi; đặc biệt là trong cách Nguyễn Trãi viết về sức mạnh của ta, chiến thắng dồn dập của ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trong lời tuyên bố sang sảng vang lên về chủ quyền và tư thế mới của đất nước sau chiến thắng..
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...