Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 113, 114 – Kết nối tri thức với cuộc sống Tri thức Tiếng Việt1. Ẩn dụ là gì? - Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Ẩn dụ: Thuyền – chỉ người con trai; Bến – chỉ người con gái. Giữa thuyền và người con trai có điểm tương đồng: thường di động, hay đi xa, nay đây mai đó. Giữa bến và người con gái có điểm tương đồng: thường cố định, ở nhà chờ đợi. 2. So sánh là gì? - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Hình ảnh mặt trời được so sánh với hòn lửa, vì có nét tương đồng. Trả lời câu hỏi văn 6 trang 113 – 114 – Kết nối tri thức với cuộc sốngCâu 1- trang 113: Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi: - Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. - Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. a. Những từ ngữ in đậm trong những câu trên ngầm chỉ những sự vật, hiện tượng nào? b. Trong những câu trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Trả lời: a. Những từ ngữ in đậm trong những câu trên ngầm chỉ những sự vật, hiện tượng: Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ: ngầm chỉ mặt trời lúc vừa hừng đông. Mâm bạc: ngầm chỉ bầu trời sáng và lấp lánh. Mâm bể: ẩn dụ cho mặt biển. Cái chất bạc: ngầm chỉ độ sáng và sự lấp lánh của mặt biển. b. Trong những câu trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ (do các sự vật có sự tương đồng với nhau. Ví dụ: mặt trời, quả trứng: cùng hình dạng tròn, hồng hào...) Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, cụ thể ở đây là tăng vẻ đẹp cho hình ảnh thiên nhiên ở Cô Tô khi mặt trời vừa lên. Câu 2 – trang 114: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau: a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió. Trả lời: a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. - Biện pháp tu từ: So sánh. Mỗi viên cát được so sánh như một viên đạn mũi kim. So sánh này dựa trên liên tưởng tương đồng: Mỗi hạt cát dưới sức thổi mạnh của gió, bão khi bắn vào má, vào gáy sẽ gây cảm giác đau buốt như bị viên đạn mũi kim bắn vào. So sánh hợp lý vì hạt cát nhỏ, viên đạn mũi kim cũng nhỏ, khi bắn mạnh vào người sẽ có cảm giác buốt như kim châm. - Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Đồng thời còn khiến người đọc hình dung rõ hơn sự dữ dội của cơn bão ở Cô Tô. b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió. - Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Tác giả đã dùng những trạng thái, hành động của con người như chờ, tăng thêm hỏa lực để gán cho gió bão – vốn là những hiện tượng vô tri. - Tác dụng: làm cho gió bão trở nên sinh động, không còn là những hiện tượng thiên nhiên vô tri vô giác mà cũng như có mưu sâu kế hiểm của con người. Đồng thời, làm cho câu chuyện được kể trở nên kịch tính, hấp dẫn. Câu 3 - trang 114: Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp. Trả lời: Những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong Cô Tô và tác dụng của chúng là : - Chốc chốc, gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Tác giả so sánh gió ngừng với hành động (con người) thay băng đạn. Phép so sánh này vừa làm cho câu văn thên sinh động, hấp dẫn, vừa khiến cho những đợt gió bão vô tri trở thành những chiến binh thực thụ. - Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Nhà văn so sánh chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính khiến cho người đọc hình dung cảnh vật sau cơn bão là cả một khoảng không gian như mở rộng ra trong trẻo, sạch làu, tinh khiết. Từ đó gợi cảm giác nhẹ nhõm, yên bình trong lòng người đọc sau khi bão gió dữ dội đi qua. - Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Phép tu từ so sánh Hành động địu con của nhân vật người mẹ với hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành vừa tô đậm tình mẹ yêu con bao la của chị Châu Hòa Mãn, vừa còn khẳng định thiên nhiên, biển cả như người mẹ hiền mang đến cho con người biết bao sản vật giàu có, trù phú. Câu văn còn thể hiện được tình cảm mến yêu chân thành của nhà văn đối với những người dân bình dị nơi đây cũng như tình yêu, niềm tự hào đối với biển cả quê hương. Câu 4 - trang 114: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ. Đoạn văn tham khảo: Ai đã từng đến với Tây Bắc, hẳn lòng không khỏi đắm say trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ với trùng trùng thung núi, bát ngát mây ngàn, rừng xanh bất tận... Và ai đã từng đặt chân đến mảnh đất Sa Pa chắc chắn không khỏi luyến lưu khi cất bước trở về. Không phải ngẫu nhiên mà Sa Pa trở thành điểm thu hút khách du lịch lớn nhất nhì của đất nước nhỏ bé hình chữ S này. Sa Pa là một thị trấn nhỏ của tỉnh Lào Cai. Khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ. Phong cảnh thơ mộng, trữ tình như bức họa lớn của thiên nhiên. Nơi đây có nhiều dãy núi trập trùng cao thấp ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở những hoa ban hoa đào tháng giêng. Đến với Sa Pa, du khách sẽ được đi thăm thác Bạc. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Các câu văn có sử dụng phép so sánh: - Phong cảnh thơ mộng, trữ tình như bức họa lớn của thiên nhiên. - Nước thác trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng vắt ngang bầu trời.