Thực hành Tiếng Việt trang 104 - Ngữ văn 10, Cánh diều: Cách trích dẫn, chú thích

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 13 Tháng chín 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành Tiếng Việt trang 104 - Ngữ văn 10, Cánh diều

    Cách trích dẫn, chú thích, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

    Các bài tập trong bài thực hành nhằm giúp học sinh biết cách trích dẫn, chú thích, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phục vụ cho việc phân tích và tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản thông tin trên các phương diện:

    - Nhận diện, đánh giá được vai trò của các yếu tố hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ trong việc biểu đạt thông tin của văn bản.

    - Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc biểu đạt nội dung văn bản.

    - Biết cách trích dẫn, chú thích trong tạo lập văn bản.​

    [​IMG]

    Bài tập 1. Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 và đoạn trích Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) trong Bài 4. Thuộc kiểu trích dẫn, chú thích nào?

    Gợi ý:

    - Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng chỉ có chú thích mà không có trích dẫn, ví dụ: Chú thích dưới chân trang 14 - chú thích về các nhân vật Dớt, Hê-ra, về thành Tê-bê..

    [​IMG]

    Ngoài chú thích ở chân trang còn có chú thích cạnh tên nhân vật, để trong ngoặc đơn như La-đông (Ladon), Nanh-phơ (Nymphe).. để giải thích cách viết của tên riêng nhân vật nguyên dạng.

    - Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam có cả trích dẫn lẫn chú thích. Về trích dẫn, văn bản sử dụng hình thức chú thích ở chân trang để chú thích một từ ngữ, khái niệm, tên riêng và chú thích trong bài viết bằng cách đặt trong ngoặc đơn để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng.

    Ví dụ: Chú thích chân trang 95:

    [​IMG]

    Chú thích trong bài bằng ngoặc đơn: Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ Đường) từ thế kỉ XI..

    Bài tập 2. Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích được sử dụng trong đoạn sau đây:

    a) Với Nam Việt Để Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng "đế một phương". Lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ( "thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).
    (Trần Quốc Vượng)​
    b) Cùng với màu sắc là "hình", "bóng". Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều "hình bóng". Bài "Bà má Hậu Giang" được khép lại bằng "bóng mà" : "Nước non muốn quý ngàn yêu / Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang". Trong bài "Lên Tây Bắc" có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: "Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo" ( "Thơ Tố Hữu", trang 149). Về quê mẹ Tơm, "bâng khuâng chuyện cũ". Tố Hữu không quên: "Đêm đêm chó sủa.. làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn", "Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non", Ông xót xa: "Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi - Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi" ( "Thơ Tố Hữu", trang 268).
    (Là Nguyên)​
    Gợi ý:

    a) Cách trích dẫn trực tiếp bằng hình thức đặt nội dung trong dấu ngặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn ( "đế một phương", "thành Tô Lịch").

    Cách chú thích trong đoạn văn là hình thức chú thích trong chính văn bằng đặt trong dấu ngoặc đơn, ví dụ: có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), Phật tử (con Phật), Thiên tử (con Trời).

    Tác dụng của trích dẫn, chú thích: Nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực của tác giả khi viết đồng thời tạo niềm tin cậy cho người đọc.

    b) Đoạn văn b sử dụng cách trích dẫn trực tiếp - nội dung được đặt trong dấu ngoặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn: Trích dẫn các tiêu đề bài thơ và các câu thơ, ví dụ: "Bà má Hậu Giang", "Lên Tây Bắc".

    Cách chú thích trong đoạn văn b là hình thức chú thích trong chính văn bằng đặt trong dấu ngoặc đơn nhằm ghi nguồn xuất xứ của tập thơ, bài thơ, số trang. Ví dụ: ( "Thơ Tố Hữu", trang 149) ; ( "Thơ Tố Hữu", trang 268).

    Tác dụng: Dẫn lại nguyên văn nội dung được trích dẫn hoặc chú thích nguồn gốc xuất xứ của tài liệu nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực của người viết.

    Bài tập 3. Hãy chỉ ra các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản đọc hiểu Lễ hội Đền Hùng .

    Gợi ý:

    - Phương tiện phi ngôn ngữ:

    Mục a: Hình ảnh minh họa về tiết mục đặc sắc được biểu diễn tại lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi 2019.

    Mục b: Các con số biểu thị các cột mốc quan trọng diễn ra trong lễ hội: 12.4, 13.4, 14.4; Hình ảnh vua Hùng được hình tượng hóa bằng tranh, tượng; Các sơ đồ, màu sắc, biển báo, hình vẽ được dùng để hướng dẫn chi tiết các nội dung, địa điểm diễn ra các hoạt động của lễ hội.

    - Tác dụng: mang lại thông tin trực quan, sinh động, dễ nhớ.

    Bài tập 4. Hãy viết văn bản, trong đó có sử dụng số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ.. để trình bày về một trong các vấn đề sau:

    a) Các chủ đề về nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội được học ở Ngữ văn 10, tập một.

    b) Hệ thống các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ văn 10, tập một.

    c) Hệ thống kiến thức tiếng Việt được học ở Ngữ văn 10, tập một.

    d) Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội truyền thống ở Việt Nam.

    Gợi ý:

    Hệ thống các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ văn 10, tập một:

    Các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ văn 10, tập một bao gồm các kiểu loại truyện, thơ, kịch bản chèo, tuồng, văn bản thông tin và chia thành bốn bài học.

    Bài 1: Thần thoại, sử thi:

    Đọc hiểu 2 văn bản: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Thần thoại Hy Lạp và Chiến thắng Mtao Mxây - Sử thi Ê-đê;

    Bài 2: Thơ đường luật

    Đọc hiểu 2 văn bản: Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ; Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương

    [​IMG]

    Bài 3: Kịch bản chèo, tuồng

    Đọc hiểu 2 văn bản: Xúy Vân giả dại - trích chèo Kim Nham và Mắc mưu Thị Hến - trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

    Bài 4: Văn bản thông tin

    Đọc hiểu 2 văn bản: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vượng; Lễ hội Đền Hùng - Theo laodong.vn
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...