** Kiến thức Tiếng Việt * Mở rộng câu: - Là thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa sự diễn đạt. - Các cách mở rộng câu là: +Dùng cụm C – V làm thành phần câu. +Viết câu có nhiều vị ngữ. =>mục đích mở rộng câu với nhiều vị ngữ: Giúpnội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó được chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ. * Nhân hóa - Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật.. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật.. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Nhân hóa vừa có chức năng nhận thức, vừa có chức năng biểu cảm, có khi nhân hoa dùng để làm phương tiện, cái cớ để con người giãi bày, tâm sự. - Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật + Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. - Tác dụng của nhân hóa: Giúp sự vật trở nên gần gũi với con người, sống động như người; giúp biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Hướng dẫn Soạn bài: Thực hành tiếng Việt, Ngữ văn 6, bài 9 tập 2, Sách Chân trời sáng tạo Câu 1 trang 71 Nếu câu văn "Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả" (trong bài "Con muốn làm một cái cây") được viết lại thành "Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông" thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào? Trả lời Nếu câu văn trong văn bản được viết lại thành "Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông" thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Cụ thể: - Cách viết của tác giả trong văn bản: Nhấn mạnh về ông (về công sức chăm bẵm của ông không được đền đáp). - Cách viết mới: Nhấn mạnh về cây ổi (về việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả; nghĩa là không nhấn mạnh được công sức chăm bẵm và và sự chờ đợi của ông dành cho cây ổi. - Cách viết "Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả" nhấn mạnh sự chú ý của người đọc tới công sức của người ông. Câu 2 trang 71 Đọc đoạn trích sau: [..] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. a. Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ. b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn Trả lời A. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: -Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. Cụ thể: Chẳng bao lâu sau: Trạng ngữ những chùm bé xíu ấy: CN to dần: Vn1 chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt: VN2 căng bóng: VN3. *Lưu ý về câu: Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. => là câu ghép, có 3 cụm C-V, chứ không phải câu đơn có nhiều vị ngữ nha. Cụ thể: Nhưng rồi có thể vì mẹ // cứ càm ràm khiến cây // rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo // bỗng xuất hiện trên cây. B. Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: Nhấn mạnh nội dung thông tin, sự việc muốn nói trong câu và làm câu viết sinh động hơn, dễ hình dung hơn; để mở rộng nội dung kể hoặc tả cụ thể về một đối tượng, sự vật nào đó. Câu 3 trang 71 Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu: "Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ." *Cách giải: Sắp xếp lại trật tự các ý trong câu trên bằng cách chuyển nội dung in đậm lên đầu câu Trả lời Viết lại câu: Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên. Câu 4 trang 71 Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó. *Cách giải: Các em tự đặt câu về chủ đề tự chọn. Lưu ý Sau chủ ngữ thì cần có nhiều thông tin trả lời cho câu hỏi làm gì? ; thế nào? *Trả lời: Mùa xuân đến, những cây cối đâm chồi nảy lộc, vươn mình trong nắng xuân, khoe sắc với đất trời. - Ví dụ: Ngoài bãi, các bác nông dân làm cỏ, xới đất, tưới nước cho vườn cây tươi tốt. - Chú thích: Phần gạch chân là phần mở rộng nội dung tả về đối tượng. Câu 5 trang 71 Đọc đoạn văn sau: Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [..] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao. a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên. B. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn đó. Trả lời A. Từ ngữ được nhân hóa: Khói vui, ngọn lửa nhảy nhót reo vui. B. Tác dụng: - Làm cho câu văn hấp dẫn hơn, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm hơn. - Giúp các sự vật vô tri – khói, ngọn lửa hiện lên sinh động, sống động, có hơi thở, linh hồn như một con người. - Nhấn mạnh cảnh thanh bình, vui tươi của làng quê. ** Viết ngắn Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. Trả lời: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem