Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 92, 93 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 10 Tháng mười 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 92, 93 – Kết nối tri thức với cuộc sống


    Tri thức Ngữ văn


    Từ đồng âm là gì?

    - Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.

    - Ví dụ: đá núi, đấm đá (Các từ "đá" cùng âm nhưng nghĩa khác nhau: từ "đá" trong "đá núi" chỉ sự vật, từ "đá" trong "đấm đá" chỉ hành động),

    Từ đa nghĩa là gì?

    - Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau.

    - Ví dụ: "chân" (chân bàn, chân núi, chân ghế, chân tay... - các nghĩa khác nhau nhưng có liên quan với nhau ở đặc điểm tiếp giáp với mặt đất).

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi văn 6 trang 92, 93 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 1. Xác định từ đồng âm trong các trường hợp sau, giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

    a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh.

    Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

    b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.

    c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng.

    - Những từ "bóng" có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau, từ "bóng" trong các trường hợp trên là từ đồng âm.

    - Nghĩa của từ "bóng" trong từng trường hợp:

    + "bóng" (a): hình ảnh của vật do ánh sáng phản chiếu tạo nên.

    + "bóng" (b): quả cầu hình tròn, rỗng làm bằng cao su, da hoặc nhựa, đặc tính dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao.

    + "bóng" (c): vật dụng được lau chùi sạch sẽ, nhẵn nhụi đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.

    Câu 2. Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau. Theo em, đó có phải là những từ đồng âm hay không? Vì sao?

    a. - Đường lên xứ Lạng bao xa?

    đường: thuật ngữ của lĩnh vực giao thông, chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác

    - Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường.

    đường: chỉ nguyên liệu - chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong chế biến thực phẩm

    b. - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.

    Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

    đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để canh tác nông nghiệp (cày cấy, trồng trọt).

    - Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

    đồng: Chỉ đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

    Nhận xét: Những từ "đường" và "đồng" trên có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau. Như vậy chúng là những từ đồng âm.

    Câu 3. Nghĩa của từ "trái" trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không? Vì sao?

    a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái

    b. Bố vừa mua cho em một trái bóng

    c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

    "trái" (a): quả của cây, có hình dáng tương đối tròn.

    "trái" (b): quả cầu hình tròn, rỗng làm bằng cao su, da hoặc nhựa, đặc tính dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao.

    "trái" (c): chỉ ngọn núi có hình dáng thon, tròn.

    Từ "trái" trong ba ví dụ đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu. Như vậy, "trái" trong trường hợp trên là từ đa nghĩa.

    Câu 4. Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa trong các câu sau:

    a. Con cò có cái c cao.

    Cổ: chỉ một bộ phận cơ thể con người, con vật – phần nối đầu với thân.

    b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao c.

    Cổ: chỗ eo ở gần nối phần đầu với phần thân của một đồ vật, chỗ này cũng thắt nhỏ lại giống hình dáng cái cổ.

    Như vậy "cổ" trong hai trường hợp (a), (b) có nét nghĩa chung, chúng là từ đa nghĩa.

    c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp của riêng Hà Nội.

    Cổ: tính từ, chỉ sự cổ kính, xa xưa, lâu đời.

    Từ "cổ" (c) không có nét nghĩa liên quan với "cổ" (a), (b), vì thế nó là từ đồng âm khác nghĩa.

    Câu 5. Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non.

    - Nghĩa của từ nặng: tính chất, mức độ sâu sắc, bền chặt... của tình cảm con người.

    - Một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác:

    + Ai làm sao mà mặt nặng như chì vậy?

    (nặng: chỉ nét mặt không vui, xịu xuống).

    + Bà em đang bị ốm nặng.

    (nặng: mức độ nghiêm trọng của bệnh).

    + Túi đồ nặng quá làm nó phải gắng hết sức.

    (nặng: chỉ trọng lượng lớn, phải mang vác vất vả)

    Như vậy từ nặng ở đây là từ đa nghĩa, cùng nét nghĩa chỉ sự nặng nề, vượt quá mức bình thường.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...