Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 74, 75 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 9 Tháng mười 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908

    Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 74, 75 – Kết nối tri thức với cuộc sống


    Tri thức Tiếng Việt

    Cụm động từ là gì?

    - Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

    [​IMG]

    Cấu tạo cụm động từ

    Một cụm động từ đầy đủ sẽ có cấu tạo ba phần:

    - Phần phụ trước: Thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về:

    + Thời gian (đã, đang, sẽ,...)

    +Khẳng định/phủ định (không, chưa, chẳng...)

    + Tiếp diễn (đều, vẫn, cứ,...).

    + Mức độ của trạng thái (rất, hơi, quá,...)

    - Phần trung tâm: Là động từ

    - Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về :

    + Đối tượng (đọc sách),

    + Địa điểm (đi Hà Nội),

    + Thời gian (làm việc từ sáng),...

    Ví dụ cụm động từ

    + đang đi Hà Nội (phụ trước: đang; trung tâm: đi; phụ sau: Hà Nội)

    + không mặc áo rét (phụ trước: không; trung tâm: mặc; phụ sau: áo rét)

    + vẫn đứng co ro ở cột chợ (phụ trước: vẫn; trung tâm: đứng; phụ sau: co ro ở cột chợ)...

    Tác dụng cụm động từ

    Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.


    Cụm tính từ là gì?

    Khái niệm: Cụm tình từ là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ làm rõ nghĩa cho nó tạo thành.

    Cấu tạo cụm tính từ

    Một cụm tính từ đầy đủ sẽ có cấu tạo ba phần:

    - Phần phụ trước: Thường bổ sung cho tính từ ý nghĩa về

    + Mức độ (rất, hơi, khá,...),

    + Thời gian (đã, đang, sẽ,...),

    + Tiếp diễn (vẫn, còn,...).

    - Phần trung tâm: tính từ

    - Phần phụ sau: Thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về :

    + Phạm vi (giỏi toán),

    + So sánh (đẹp như tiên),

    + Mức độ (hay ghê),...

    Ví dụ cụm tính từ

    + vẫn rét quá (Phụ trước: vẫn; trung tâm: rét; phụ sau: quá)

    + rất giỏi môn Toán (Phụ trước: rất; trung tâm: giỏi; phụ sau: môn Toán)

    + chưa đẹp lắm (Phụ trước: chưa; trung tâm: đẹp; phụ sau: lắm)

    Tác dụng cụm tính từ

    Sử dụng cụm tính từ trong câu sẽ tạo nên ý nghĩa cụ thể hơn so với chỉ sử dụng một tính từ trung tâm.

    Trả lời câu hỏi văn 6 trang 74, 75 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 1. Tìm một cụm động từ trong VB Gió lạnh đầu mùa. Từ động từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm động từ khác.

    + không bước xuống giường ngay như mọi khi

    Trong cụm động từ trên:

    Phần phụ trước: không

    Phần trung tâm: bước

    Phần phụ sau: xuống giường ngay như mọi khi

    Phát triển thành ba cụm động từ khác từ động từ bước:

    chậm rãi bước qua,

    dùng dằng không muốn bước lên phía trước,

    mạnh mẽ bước tiếp.

    + đã mặc áo rét cả rồi

    Trong cụm động từ trên:

    Phần phụ trước: đã

    Phần trung tâm: mặc

    Phần phụ sau: áo rét cả rồi

    Phát triển thành ba cụm động từ khác từ động từ mặc:

    chưa được mặc áo đẹp bao giờ,

    chuẩn bị mặc áo mới,

    vẫn mặc áo cũ.

    Câu 2. Tìm hai câu văn trong Gió lạnh đầu mùa có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó.

    - Các câu văn có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ là:

    + Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản.

    Câu văn trên có 3 cụm động từ: từ trong buồng đi ra; khệ nệ ôm cái thúng quần áo; đặt lên đầu phản (2 cụm ở dạng đầy đủ 3 phần, cụm sau cùng khuyết phần phụ trước).

    + Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

    Câu văn trên có 2 cụm động từ: lật cái vỉ buồm; lục đống quần áo rét. Các cụm này đều khuyết phần phụ trước.

    - Tác dụng của cách diễn đạt đó: Kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau, vì thế câu nhiều thông tin hơn, thông tin sau thường làm rõ nghĩa hơn cho thông tin trước.

    Câu 3. Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó đã được bổ sung:

    a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

    - Cụm động từ trong câu trên:

    + nhìn ra ngoài sân (động từ trung tâm: nhìn)

    Ý nghĩa được bổ sung của từ nhìn: cho biết hướng nhìn (ra ngoài), không gian nhìn (sân).

    + thấy đất khô trắng (động từ trung tâm: thấy)

    Ý nghĩa được bổ sung của từ thấy: nói rõ đối tượng của hành động thấy (đất), cho biết đặc điểm của đối tượng đó (khô trắng).

    b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

    - Cụm động từ trong câu trên:

    + lật cái vỉ buồm (động từ trung tâm: lật)

    - Ý nghĩa được bổ sung của từ lật: nói rõ sự vật được tác động bởi hành động lật (cái vỉ buồm).

    + lục đống quần áo rét (động từ trung tâm: lục)

    - Ý nghĩa được bổ sung của từ lục: nói rõ sự vật được tác động bởi hành động lục (đống quần áo rét).

    c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

    - Cụm động từ trong câu trên:

    + hăm hở chạy về nhà (động từ trung tâm: chạy)

    - Ý nghĩa được bổ sung của từ lật: nói rõ trạng thái phấn khích, vui vẻ kèm theo hành động chạy (hăm hở); nói rõ đích đến của hành động chạy (về nhà).

    + lấy áo (động từ trung tâm: lấy)

    - Ý nghĩa được bổ sung của từ lấy: từ áo nói rõ đối tượng của hành động lấy.

    Câu 4. Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Với tính từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm tính từ khác.

    - Cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: rách tả tơi

    - Tính từ trung tâm: rách

    - Ba cụm tính từ khác từ tính từ trung tâm: rách

    + đã rách lắm,

    + không thể rách hơn,

    + chưa rách mấy.

    Câu 5. Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó đã được bổ sung:

    a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như gần.

    - Cụm tính từ trong câu trên: trong hơn mọi hôm (tính từ trung tâm: trong)

    - Ý nghĩa được bổ sung của từ trong: Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh, nhấn mạnh trời hôm nay trong hơn những hôm khác.

    b. Sơn bấy giờ mới nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có thể đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.

    - Cụm tính từ trong câu trên: rất nghèo (tính từ trung tâm: nghèo)

    - Ý nghĩa được bổ sung cho từ nghèo: Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ nghèo.

    Câu 6. Các câu sau có vị ngữ là một tính từ, hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:

    a. Trời rét.

    b. Tòa nhà cao.

    c. Cô ấy đẹp.

    Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:

    a. Trời rét dữ dội./ Trời rét rồi. / Trời rét từ mấy hôm trước.

    b. Tòa nhà cao vòi vọi./ Tòa nhà cao ngất. / Tòa nhà rất cao.

    c. Cô ấy vô cùng đẹp./ Cô ấy rất đẹp. / Cô ấy quả là đẹp.

    Câu 7. Viết đoạn văn 5-7 câu nói về cảm xúc của em lúc giao mùa, trong đó có ít nhất một cụm động từ hoặc một cụm tính từ làm thành phần câu.

    Thu đến, cái se lạnh của heo may len lỏi qua từng ngõ phố, xua đi những oi nóng của mùa hè. Bầu trời trong hơn, cao hơn. Lá cây xào xạc rơi trên con đường em đến lớp. Em yêu khoảnh khắc đất trời lúc vào thu. Đó là lúc em thấy tất cả cảnh vật xung quanh và chính tâm hồn mình như dịu lại, trong trẻo, yên bình.

    Cụm động từ: len lỏi qua từng khu phố; xua đi những oi nóng của mùa hè; xào xạc rơi trên con đường; đến lớp ...

    Cụm tính từ: trong hơn; cao hơn...

    Xem thêm: Soạn Bài: Con Chào Mào – Ngữ Văn 6 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng tám 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...