Thực hành đọc mở rộng: Mộng Đắc Thái Liên (Mơ đi hái sen) - Nguyễn Du - Ngữ văn 11 KNTT

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 27 Tháng mười hai 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    I. Tác giả Nguyễn Du

    + Nguyễn Du (1765 - 1820)

    + Tên chữ (tự) là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê gốc ở Hà Tĩnh.

    + Thân phụ Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), từng làm quan trong triều Lê. Thân mẫu Nguyễn Du là Trần Thị Tần, người làng xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Khi cha mẹ qua đời, Nguyễn Du được anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản nuôi nấng.

    + Gia đình Nguyễn Du có nhiều người đỗ đạt, làm quan, có truyền thống văn chương.

    - Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm gắn với các biến động thời đại, song điều đó cũng làm nên một Nguyễn Du có vốn sống phong phú, tri thức uyên bác, tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc

    - Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông có đóng góp to lớn với nền văn học Việt ở cả bộ phận sáng tác chữ Hán và chữ Nôm. Ở bình diện nội dung, sáng tác của Nguyễn Du nổi bật với tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Ở bình diện nghệ thuật, Nguyễn Du có sự sáng tạo và vượt thời đại trong cách xây dựng cốt truyện, nhân vật và phát huy vẻ đẹp tiếng Việt.

    [​IMG]

    II. Tác phẩm "Mộng đắc thái liên"

    Khẩn khúc giáp điệp quần

    Thái liên trạo tiểu dĩnh

    Hồ thủy hà trung dung

    Thủy trung hữu nhân ảnh

    Thái thái Tây Hồ liên

    Hoa thực câu trướng thuyền

    Hoa dĩ tặng sở úy

    Thục dĩ tặng sở liên

    Kim thần khứ thái liên

    Nãi ước đông lân nữ

    Bất tri lai bất lai

    Cách hoa văn tiếu ngữ

    Cộng tri liên liên hoa

    Thùy giả liên liên cán

    Kì trung hữu chân ti

    Khiên liên bất khả đoạn

    Liên điệp hà thanh thanh

    Liên hoa kiều doanh doanh

    Thái chi vật thương ngẫu

    Minh niên bất phục sinh

    [​IMG]

    1. Đề tài và cảm hứng sáng tác:

    - Mộng đắc thái liên được Nguyễn Du sáng tác khi đang làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, vào khoảng những năm 1802, in trong tập thơ chữ Hán

    Nam Trung tạp ngâm.

    - Đề tài: Miêu tả cảnh cô gái hái sen để gửi gắm những triết lí suy nghĩ của cuộc đời.

    - Cảm hứng sáng tác: Từ giấc mơ đi hái sen và những chiêm nghiệm cuộc sống khi làm quan của tác giả.

    2. Thể thơ và thi liệu

    - Thể thơ: Ngũ ngôn

    - Thi liệu được sử dụng:

    + Trung tâm là hình ảnh hoa sen

    + Từ ngữ cổ điển: Điệp quần, thái liên, xung dung, úy

    + Điển tích: Hồ Tây: Thắng cảnh nổi tiếng ở Thăng Long (Hà Nội). Theo nhiều giai thoại, Hồ Tây gắn với mối tình thơ giữa Nguyễn Du và nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Có người cho rằng, nhân vật người con gái trong bài thơ này là hình bóng của Xuân Hương.

    + Điển cố: Cô hàng xóm dẫn điền xưa, chỉ nhà hàng xóm ở phía đông, nơi có người con gái đẹp ở ( "Tường đông ong bướm đi về mặc ai" – Truyện Kiều).

    + Từ ngữ thể hiện văn hóa người Việt: Giận - Nguyên văn là uý: Sợ; giận, ghét. Nhiều bản dịch chọn nghĩa thứ nhất là sợ, nhưng trong văn cảnh

    Này, từ uy đối với liền (thương, mền) ở câu dưới, thể hiện rõ cách nói tình ý giận – thương/ ghét – yêu.. trong văn hóa người Việt.

    3. Chất trữ tình và yếu tố nghệ thuật

    - Bài thơ mở đầu bằng cảnh tượng người hái sen chèo thuyền con trên mặt hồ Tây Hồ, trong khi nước hồ lấp lánh và tạo bóng người in dưới nước. Đây là

    Một hình ảnh mơ mộng, tĩnh lặng và trữ tình. Tác giả sử dụng những câu thơ ngắn gọn, tinh tế để tả cảnh vật và tạo ra một không khí thơ mộng.

    - Chất trữ tình được thể hiện rõ ở khung cảnh hồ sen và hình ảnh người con gái hái sen thơ mộng giữa đầm sen.

    - Nguyễn Du đưa ra một góc nhìn đặc biệt. Hoa sen được tặng cho những người sợ mình, trong khi gương sen dành cho những người mình thương

    4. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

    - Mặc dù đề cập đến các bộ phận của hoa sen như một lời khẳng định vẻ đẹp hoàn mĩ của sen. Nhưng ẩn sâu trong đó, Nguyễn Du nhấn mạnh rằng dù

    Cuống sen không được đánh giá cao bên ngoài, nhưng bên trong nó vẫn có giá trị và sợi tơ mành bền bỉ không thể đứt.

    - Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi người đều có giá trị riêng và cần được đánh giá một cách công bằng, không chỉ dựa trên bề ngoài.

    - Đoạn thơ cuối cùng là suy ngẫm của chính tác giả khi thấy khung cảnh con người chỉ hái hoa chứ không chú ý đến các bộ phận khác của cây sen.

    Những bộ phận bị bỏ qua ấy thực chất lại có rất nhiều tác dụng, nhưng người đời lại cho là thứ vô dụng. Khi thứ xuất hiện nổi bật là bông sen được nhìn thấy, lá sen và củ sen chìm dưới nước chẳng thể nào được quan tâm. Tác giả nói rằng không nên chạm vào sen khi hái, vì nếu làm như vậy, sen sẽ không thể nở hoa vào năm sau. Tác giả cũng muốn nhấn mạnh sự quý giá của sen và một cách kỳ diệu trong quá trình phát triển của nó.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...