Thực hành đọc hiểu: Đường về quê mẹ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hậu Minh, 15 Tháng tám 2023.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    Thực hành đọc hiểu: Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ

    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả:
    Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004)

    - Quê: Thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

    - Gia đình: Sinh ra trong một gia đình nông dân.

    - Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ ông cũng sáng tác văn xuôi.

    2. Tác phẩm

    - Xuất xứ: Thơ Mới 1932 – 1945: Tác giả và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001.

    - Thể thơ: Thơ bảy chữ

    - PTBĐ: Biểu cảm (Tự sự, miêu tả)

    - Bố cục: 4 phần

    + Phần 1: Không gian và thời gian khi "tôi" về quê. (Khổ 1)

    + Phần 2: Bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê (khổ 2, 4).

    + Phần 3: Hình ảnh người mẹ trên con đường về quê (khổ 3, 5).

    + Phần 4: Những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn (khổ 6).

    - Bài thơ là lời của người con – nhân vật "tôi".

    - Nhan đề bài thơ được đặt theo một hình ảnh khơi nguồn cảm xúc trong tác giả, miêu tả khung cảnh đồng quê trên đường đi của mấy mẹ con đã hiện lên những kí ức đẹp về thiên nhiên và con người quê ngoại.

    II. Tìm hiểu chi tiết


    1. Không gian và thời gian khi "tôi" về quê (khổ 1).

    a. Thời gian

    - "Tôi" về quê mẹ khi đã lớn.

    - Thường về vào "mỗi mùa xuân" gặp mặt, thăm hỏi họ hàng bên quê ngoại.

    → Tác giả mở đầu bằng hồi ức của đứa con vẫn giữ lại trong trí tưởng hình ảnh lúc bé theo mẹ về thăm quê ngoại.

    b. Không gian

    - "Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần" : Vừa miêu tả khung cảnh thiên nhiên, vừa thể hiện cách điệu sắc đẹp ngoại hình của mẹ: Nhẹ nhàng, tinh tế, thướt tha, đầy uyển chuyển..

    - "U" - là cách gọi mẹ của dân mấy huyện xung quanh thành Nam.

    - "Hai thân" - là cách gọi bố mẹ thể hiện sự kính trọng.

    → Gần gũi, đầy văn hóa.

    2. Bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê (khổ 2, 4)

    - Hình ảnh quen thuộc trên con đường mẹ dẫn "tôi" về quê:

    + Những rặng đề, những dòng sông trắng lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía .

    + Khung cảnh chiều quê: đường xa nắng nhạt vàng, trời xanh, cò trắng bay từng lớp, xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

    - Cuộc sống nơi thôn quê:

    + Người làm đất trồng cây: người xới cà, ngô rộn bốn bề.

    + Cảnh những người nông dân bới khoai gánh về thôn ấp "đoàn người về ấp gánh khoai lang" .


    → Hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa.

    3. Hình ảnh người mẹ trên con đường về thăm quê (Khổ 3, 5)

    - Thúng cắp bên hông, nón đội đầu:

    + Thúng: Vật dụng đựng đồ vật để buôn bán hay di chuyển, mang đi.

    + Nón: Dùng để che nắng, mưa.

    - Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu (trang phục của người con gái thời xưa).

    - Ngoại hình: Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.

    → Dưới cái nhìn của "tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, có cảm nhận mẹ mình như thời con gái.

    - Khi về làng:

    + "Tà áo nâu in giữa cánh đồng, gió chiều cuốn bốc bụi sau lưng" : Mẹ khép mình, như tránh những làn bụi hắt.

    + "bóng người thôn nữ" : Người con gái làng quê.

    + "cúi nón" che đi cặp má hồng.

    → Hình ảnh người mẹ như e ấp, "tôi" cảm thấy mẹ mình như bao cô gái quê ở tuổi cập kê, khép nép, đầy dịu dàng.

    4/ Những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.



    - Khen "u nết thảo hiền", dẫu đã lấy chồng nhưng vẫn không quên đường về quê.

    → Người mẹ hiện lên với nết "thảo hiền" dễ mến. Dù lấy chồng xa xứ nhưng mẹ vẫn không quên đường về quê mẹ, vẫn về thăm quê hương, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ hàng.

    - Bài thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...