Thực hành đọc Cải ơi! - Nguyễn Ngọc Tư, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 19 Tháng sáu 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    177
    Thực hành đọc hiểu: Cải ơi! - Nguyễn Ngọc Tư

    Câu 1: So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức truyện kể.

    A. Trật tự các sự kiện theo trình tự thời gian

    (1) Cải – đứa con gái riêng của người vợ hai ông Năm Nhỏ, được ông hết mực yêu thương do làm mất đôi trâu nên đã bỏ nhà ra đi. Ông bị hàng xóm dị nghị, bị vợ trách móc cho rằng không thương con riêng và xua đuổi con.

    (2) Ông Năm Nhỏ bắt đầu hành trình đi tìm con, ông xin vào làm sai vặt cho đoàn ca múa nhạc và ròng rã tìm con gần mười hai năm. Đoàn ca múa nhạc giải tán và ông vẫn tiếp tục hành trình tìm con.

    (3) Ông tìm mọi cách để tìm con, và nghĩ tới cách ăn trộm đôi trâu để được lên tivi mà gửi lời tới Cải.

    (4) Công an xã và báo đài đã tới để đưa tin, ông nghẹn ngào gửi gắm đôi lời tới đứa con của mình, mong con nhận cha và quay trở về.

    (5) Mọi người cảm động trước câu chuyện của ông cho nên không phát sóng việc ông trộm trâu và cũng dần đi vào lãng quên.

    B. Trật tự các sự kiện trong mạch truyện

    (2) Ông Năm Nhỏ bắt đầu hành trình đi tìm con, ông xin vào làm sai vặt cho đoàn ca múa nhạc và ròng rã tìm con gần mười hai năm. Đoàn ca múa nhạc

    Giải tán và ông vẫn tiếp tục hành trình tìm con.

    (1) Cải – đứa con gái riêng của người vợ hai ông Năm Nhỏ, được ông hết mực yêu thương do làm mất đôi trâu nên đã bỏ nhà ra đi. Ông bị hàng xóm

    Dị nghị, bị vợ trách móc cho rằng không thương con riêng và xua đuổi con.

    (3) Ông tìm mọi cách để tìm con, và nghĩ tới cách ăn trộm đôi trâu để được lên tivi mà gửi lời tới Cải.

    (4) Công an xã và báo đài đã tới để đưa tin, ông nghẹn ngào gửi gắm đôi lời tới đứa con của mình, mong con nhận cha và quay trở về.

    (5) Mọi người cảm động trước câu chuyện của ông cho nên không phát sóng việc ông trộm trâu và cũng dần đi vào lãng quên.

    C. Hiệu quả của việc thay đổi trật tự

    - Diễn tả chân thực hành trình đi tìm con Cải của ông Năm. Gây xúc động mạnh cho bạn đọc bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc.

    - Quá khứ hiện tại đan xen cho thấy nỗi nhớ thương con vô cùng da diết không khi nào nguôi ngoai của ông Năm Nhỏ

    Câu 2: Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: Ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.

    - Ngôi kể: Ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri.

    - Quan hệ và thái độ của người kể chuyện với các nhân vật:

    + Với ông Năm Nhỏ: Thái độ thương cảm xót xa khi nhìn thấy hình ảnh người cha ròng rã tìm con biết bao năm trời

    + Với Quách Phú Thàn: Thái độ thương cảm xót xa, cùng cảnh ngộ bỏ nhà, xa cha.

    + Với Diễm Thương: Thái độ thương cảm xót xa, nhỏ Diễm Thương bị cha mẹ bỏ rơi và không nhận ra đi tìm.

    Câu 3. Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lý nhân vật).

    - Hệ thống điểm nhìn: Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình, điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế. Tập trung miêu tả tâm trạng,

    Cảm xúc của các nhân vật trong truyện

    A. Ông Năm Nhỏ

    - Nỗi nhớ con da diết của ông

    + Ông đau mà không nói được một lời, ông đã nâng niu nó khi mới thôi nôi, đã vui khi có người bảo con nhỏ giống ông in hệt (dù biết họ khen khơi khơi, khen bổng trên trời) đã sướng rơn khi nó gọi tiếng ba ơi, con Cải đi rồi, ông đã xuống nước mắt khi đi qua chiếc giường trước kia nó ngủ. Có bữa, ông hì hụi ém mùng, rồi ngồi một góc, nhìn chiếu gối thênh thang, lòng chết điếng vì nỗi nhớ con, vì lo nó lưu lạc giữa đời. Như thế mà ông không thương nó sao? Như thế mà là không thương à?

    + Nhận nhầm Diễm Thương là Cải

    - Quyết tâm tìm kiếm con

    + Lang bạt khắp nơi sau mỗi lần ca hát để nói vài lời với Cải

    + Ăn trộm trâu để được lên Tivi tìm con

    B. Thàn

    - Nhớ nhà và cha ruột

    + Thàn muốn về nhà nhưng xấu hổ, sợ ông già cuời khơ khơ khơ, hỏi "Con ơi, mày nổi tiếng chưa mà trồi đầu về đây rồi?"

    - Yêu thương ông Năm Nhỏ như cha đẻ của mình: Sáng sau, ông Năm dúi vô tay Thàn ít tiền biểu "đưa con nhỏ về nhà". Thằng Thàn nói: - Con không đành

    Để tía lại một mình.

    - Thương Diễm Thương, số phận đau đớn của nhỏ

    + Tối đó, Thàn nằm gác tay lên trán, nói "Mai mốt con dẫn nhỏ Diễm Thương về lạy ông già con à, tía Năm, tính thương chơi thôi nhưng bây giờ thành thiệt rồi

    + Thằng Thàn thấy cảnh người yêu tỉnh bơ ngồi trên đùi ông khách, buồn quá, bỏ đi uống rượu.

    C. Diễm Thương

    - Lạnh lùng, hay nói những lời lẽ đau lòng

    - Thờ ơ, không cảm xúc

    - Đau buồn khi không có nhà để về, có cha mẹ để tìm

    Con Diễm Thương bực lắm, nó gặp Thàn là đá ghế quăng ly, nó nói" ổng đừng mắc công tìm, con Cải chắc chết ngắc rồi. Sao tui thù con nhỏ đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha có mẹ mà không thèm.. Cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết bụi cũng đáng ". Rồi nó nghẹn ngào," Còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, tui chờ hoài mà có ai tìm đâu.."

    Câu 4: Chú ý đến sự cộng hưởng giữa lời kể chuyện của người kể chuyện và lời của nhân vật trong truyện.

    - Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hình của ông Năm, Thàn và Diễm Thương, tâm trạng cảm xúc của các nhân vật.

    - Lời của nhân vật là những đoạn đối thoại, hoặc câu văn bộc lộ suy nghĩ của các nhân vật.

    ➔ Tạo nên sức hấp dẫn cho truyện kể. Lối văn trần thuật giúp nhà văn kể chuyện một cách chân thực và hấp dẫn, làm cho người đọc hình dung ra được hành trình đi tìm con Cải của ông Năm.

    * Nội dung: Nội dung của tác phẩm chủ yếu nói về lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng liêng và đầy lòng yêu thương của con người đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc về tình cha trong xã hội qua đó đòi hỏi mỗi người cần yêu thương cha hơn trong cuộc sống.

    * Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật, kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật để bộc lộ tâm trạng, hoàn cảnh số phận của từng nhân vật.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng mười một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...