Thực dưỡng là gì? Công thức ăn thực dưỡng

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Thái Vi, 5 Tháng bảy 2020.

  1. Thái Vi

    Bài viết:
    15
    Thực dưỡng là một chế độ ăn kiêng hợp mốt và dưỡng sinh một cách cố định dựa trên các ý tưởng về các loại thực phẩm được rút ra từ Thiền tông. Chế độ ăn uống này cố gắng cân bằng các yếu tố âm dương của thực phẩm và của dụng cụ nấu nướng. Nguyên tắc chính của chế độ ăn uống thực dưỡng là giảm các thực phẩm từ động vật, ăn thực phẩm được trồng tại địa phương đang trong mùa và tiêu thụ bữa ăn trong chừng mực. Điểm hội tụ của triết lý và thực hành nằm chính yếu ở thực phẩm và sự ăn uống.

    Thực dưỡng nhấn mạnh các ngũ cốc nguyên hạt được trồng tại địa phương, đậu, rau củ, các loại rong biển ăn được, các sản phẩm từ đậu nành lên men và trái cây kết hợp thành các bữa ăn theo nguyên tắc cân bằng của Trung Quốc cổ đại được gọi là âm dương. [8] Ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm của ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt (gạo đỏ hoặc gạo nâu) và sợi mì kiều mạch của Nhật Bản (soba), nhiều loại rau củ nấu chín và rau sống, đậu và các sản phẩm từ đậu, gia vị tự nhiên nhẹ, cá, các loại quả cứng và hạt, đồ uống nhẹ (không chứa chất kích thích) như trà bancha, và trái cây được khuyến khích dùng.

    Một số hướng dẫn chung về chế độ ăn uống thực dưỡng theo kiểu Nhật Bản như sau (chế độ ăn thực dưỡng cũng được nói rằng có thể thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý và cuộc sống của mỗi người) :


    • Các loại ngũ cốc nguyên hạt được nhai kỹ, đặc biệt là gạo nâu (gạo lức) : 40–60%
    • Rau củ: 25–30%
    • Đậu và các cây họ đậu: 5–10%
    • Súp miso: 5%
    • Rau biển: 5%
    • Thực phẩm được chế biến truyền thống hoặc tự nhiên: 5–10%

    Cá và hải sản, các loại hạt, hạt nhỏ (seed) và bơ hạt tách vỏ, gia vị, chất làm ngọt, trái cây và đồ uống đôi khi có thể được sử dụng, hai đến ba lần mỗi tuần. Các sản phẩm động vật được nuôi lớn lên trong tự nhiên khác có thể được bao gồm nếu cần dùng trong quá trình chuyển đổi giữa các chế độ ăn uống hoặc theo nhu cầu của cá nhân.
     
    Lan Huong Nguyen thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...