Thực đơn dinh dưỡng cho người bị bệnh dạ dày

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Roselove, 25 Tháng tám 2020.

  1. Roselove

    Bài viết:
    1
    Bệnh viêm loét đường tiêu hóa là một loại bệnh dạ dày mạn tính thường gặp, viết tắt là bệnh viêm loét, thông thường chỉ xảy ra ở dạ dày và phần cầu của tá tràng – phân biệt như sau: Viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng. Vì viêm loét xảy ra tại dạ dày nơi mà tiếp xúc với dịch chua của dạ dày, có quan hệ mật thiết với vị tam toan và dung môi pepcine cho nên gọi là viêm loét đường tiêu hóa

    Đặc điểm lâm sàng của bệnh là đau bụng trên mạn tính theo chu kì và có tính quy luật có liên quan đến mức ăn. Thuốc bào chế acid có thể làm giảm triệu chứng bệnh. Bệnh viêm loét có liên quan nhất định đến thời tiết, thời kì giao giữa mùa thu và mùa đông bệnh phát triển nhiều nhất. Theo thống kế thì nam giới mắc bệnh viêm loét nhiều hơn nữ giới, thanh niên hay mắc bệnh viêm loét tá tràng còn người trung niên thì hay mắc bệnh viêm loét dạ dày. Đau bụng trên là triệu chứng rõ nhất của bệnh viêm loét, thuộc phạm trù "đau dạ dày" trong Đông Y.

    Dạ dày là nơi nạp thức ăn, hấp thụ thức ăn và thanh trừ chất cặn bã, mọi chức năng của nó đều gắn với thức ăn. Tác dụng lớn nhất của nó là nơi gia công và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ta biết rằng 100% chất dinh dưỡng được hấp thụ từ dạ dày. Nếu dạ dày có vấn đề thì cơ thể ta phải đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, trong tất cả các phương pháp trị liệu bệnh dạ dày thì phương pháp điều trị thực phẩm nên được các bệnh nhân nắm vững và áp dụng trong quá trình điều trị.

    MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO BỆNH DẠ DÀY

    SỮA CHUA​

    Sữa chua là đồ ăn được chế biến theo phương pháp ăn uống bằng sữa đã qua tiêu độc hoặc sữa bò đã qua lọc mỡ. Nó được làm nhờ cầu khuẩn chuỗi có thể nuôi dưỡng sữa chua. Khuẩn gậy tạo chua và men của vi khuẩn làm sữa len men.

    Sữa chua bao gồm 4 loại là sữa chua có hàm lượng mỡ cao, sữa chua có hàm lượng mỡ thấp, sữa chua có đường hàm lượng mỡ cao, sữa chua có đường hàm lượng mỡ thấp.

    Sữa chua dễ tiêu hóa hơn các loai sữa bò bình thường, dễ hấp thụ hơn. Do thành phần đặc biệt chứa trong nó đã giúp cho việc tiêu hóa, hấp thu và bảo vệ đường tiêu hóa hơn. Vì thế sữa chua có tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày

    QUẢ DÂU​

    Quả dâu còn gọi là táo dâu. Ô thâm. Tính lạnh, vị ngọt chua, bổ tỳ vị giúp tiêu hóa. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng như acid béo, acid tanic, acid táo giúp tiêu hóa chất béo, protein và tinh bột có thể dùng điều trị chứng buồn nôn do thức ăn lưu lại, do tiêu hóa không tốt gây ra. Quả dâu còn chứa nhiều loại vitamin như carotin và thành phần vitamin PP, có công dụng nhất định để phòng chống tế bào ung thư phát tán, giảm khả năng phát sinh ung thư. Nếu ăn lượng thích hợp có thể giảm tỉ lệ phát bệnh ung thư.

    CAM, QUÝT​

    Cam, quýt có hàm lượng dinh dưỡng phong phú như đường gluco, fructose, nhiều loại axit hữu cơ, nhiều loại khoáng chất và vitamin. Đặc biệt là hàm lượng vitamin C, vitamin PP, carotin rất phong phú. Cam, quýt chứa hỗn phát, có thể kích thích đường tiêu hóa, thúc đẩy tiết dịch vị, thúc đẩy sự vận động của dạ dày ruột nên có tác dụng tiêu hóa thức ăn. Nó còn có thể thúc đẩy tiết ra niêm mạc đường hô hấp, có lợi cho sự bài tiết đờm.

    TÁO​

    Táo được trồng nhiều ở Việt Nam. Táo là một trong 4 loại hoa quả có chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú như đường, protein, canxi, sắt, carotin và nhiều loại vitamin và các thành phần chất xơ. Người phương Tây thường nói ăn 1 quả táo mỗi ngày không cần phải đi khám bác sĩ, bới nó có đầy đủ chất dinh dưỡng. Y học hiện đại cũng cho rằng táo là hoa quả quan trọng trong đồ ăn bổ dưỡng cho người bệnh, vị táo ngọt mà mát, bổ tỳ ích khí, khai vị sinh nước bọt, nhuận phổi bổ khí, có thể khai vị tiêu thức ăn, rất thích hợp cho người khí nhược mệt mỏi, trướng bụng đầy.
     
    Phan Kim Tiên, Jodie DoyleDã Miêu thích bài này.
  2. thuoctaydactri

    Bài viết:
    5
    Nexium đơn giản mà hiệu quả với bệnh dạ dày.
     
    Phan Kim Tiên thích bài này.
  3. Duyhy2312

    Bài viết:
    7
    Đính chính lại cho tác giả nhé:

    1. Viêm khác loét. Đừng đánh đồng hai từ đấy với nhau.

    2. Viêm có thể cấp hoặc mạn. Đa số trường hợp viêm cấp tính đều tự khỏi sau 2 tuần :)) .

    3. Dạ dày là nơi tiêu hóa cơ học thức ăn, còn ruột non mới là nơi xảy ra các phản ứng phân giải và hấp thu tất cả thức ăn nhé, 100% ở dạ dày cái gì :)) .

    Còn nhiều sạn lắm nhưng mà góp ý đến thế thôi, google ít thôi :))
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...