Thủ thuật tâm lý được dùng thường ngày nhưng ta chẳng nhận ra

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Malecstar, 7 Tháng sáu 2021.

  1. Malecstar

    Bài viết:
    34
    Có thể chúng ta không nhận ra nhưng những thủ thuật tâm lý này thường được sử dụng bởi các công ty quảng cáo, người môi giới hoặc người bán hàng. Cùng tìm hiểu nhé. Do đây là các thủ thuật có tên tiếng Anh, mình sẽ giữ nguyên tên thủ thuật nhé!

    1. Door-in-the-face

    Kỹ thuật door-in-the-face (DITF) là một phương pháp tuân thủ thường được nghiên cứu trong tâm lý học xã hội. Người thuyết phục cố gắng thuyết phục người trả lời tuân theo bằng cách đưa ra một yêu cầu lớn mà người trả lời rất có thể sẽ từ chối, giống như một ẩn dụ đóng sầm cửa vào mặt người thuyết phục. Khi đó, người trả lời có nhiều khả năng đồng ý với yêu cầu thứ hai, hợp lý hơn, hơn là nếu yêu cầu đó được đưa ra một cách riêng lẻ. Kỹ thuật DITF có thể tương phản với kỹ thuật đặt chân vào cửa (FITD), trong đó người thuyết phục bắt đầu với một yêu cầu nhỏ và tăng dần các yêu cầu của từng yêu cầu. Cả hai kỹ thuật FITD và DITF đều làm tăng khả năng người trả lời sẽ đồng ý với yêu cầu thứ hai.

    Ví dụ: Bạn được mời tham gia một cuộc tình nguyện. Lúc đầu họ bảo bạn làm việc sáu ngày một tuần, mỗi ngày làm mười tiếng. Bạn từ chối và họ "van nài" :

    "Vậy thì bốn ngày, mỗi ngày năm tiếng được chứ?". Bạn sẽ do dự nhưng rồi đồng ý. Thật ra, ở đây "bốn ngày, mỗi ngày năm tiếng" mới là mục đích của họ ngay từ đầu, phương án đầu tiên chỉ là cái bẫy để lừa bạn vào thủ thuật này.

    [​IMG]

    2. Foot-in-the-door

    Kỹ thuật đặt chân vào cửa (FITD) là một chiến thuật tuân thủ nhằm mục đích khiến một người đồng ý với một yêu cầu lớn bằng cách yêu cầu họ đồng ý với một yêu cầu khiêm tốn trước.

    Kỹ thuật này hoạt động bằng cách tạo ra một kết nối giữa người yêu cầu và người được yêu cầu. Nếu một yêu cầu nhỏ hơn được chấp nhận, thì người đang đồng ý cảm thấy như họ có nghĩa vụ phải tiếp tục đồng ý với các yêu cầu lớn hơn để duy trì sự nhất quán với quyết định đồng ý ban đầu. Kỹ thuật này được sử dụng theo nhiều cách và là một chiến thuật được nghiên cứu kỹ lưỡng để khiến mọi người tuân thủ các yêu cầu. Câu nói này ám chỉ đến nhân viên bán hàng từng cửa khiến khách hàng không có lựa chọn nào khác ngoài việc lắng nghe lời rao bán hàng.

    Ví dụ: Hiện tại có rất nhiều các cửa hàng, trung tâm Tiếng Anh có các dịch vụ dùng thử sản phẩm, dùng thử dịch vụ, học thử. Sau khi sử dụng, các khách hàng thường bi hỏi dồn dập "Chị thấy sao?", "Chị có muốn mua không ạ?", "Dùng thử rồi mà không mua thì phí lắm ạ." Phần lớn khách hàng rất ngại trong việc dùng thử và rời đi nên họ quyết định mua dù chẳng cần sản phẩm lắm.

    [​IMG]

    3. Lowball

    Kỹ thuật Lowball là một chiến lược tuân thủ được sử dụng để thuyết phục một người đồng ý với một yêu cầu. Một người sử dụng kỹ thuật này lúc đầu sẽ đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn. Ưu đãi sẽ đủ hấp dẫn đối với bên kia. Sau đó, trước khi hoàn tất thỏa thuận, người đó sẽ thay đổi đề nghị. Yêu cầu kết quả sẽ kém thuận lợi hơn so với đề nghị ban đầu. Sau khi đã cam kết với thỏa thuận, người kia thường sẽ cảm thấy có nghĩa vụ kéo dài sự tuân thủ của họ đối với yêu cầu thứ hai.

    Ví dụ: Bạn được mời tham gia một cuộc thi. Họ tổ chức vào Chủ nhật. Lúc đầu họ bảo cuộc thi sẽ diễn ra lúc mười giờ. Và mọi người đồng ý, vì họ vừa có thời gian để ngủ nướng vừa có thời gian đến cuộc thi. Nhưng sát ngày thi họ đổi giờ thi lại thành bảy giờ sáng. Lúc này đa số mọi người sẽ nghĩ "Thôi cũng được." và họ vẫn đến cuộc thi. Bạn thử nghĩ xem, ngay đầu tiên mà bạn bảo họ đến lúc bảy giờ sang chủ nhật thì họ có đến không? Tất nhiên là không! Tâm lý của chúng ta là dành những ngày cuối tuần để ngủ nướng mà!

    Lời kết

    Khi biết được vài mẹo nhỏ này, các bạn hãy cẩn thận trong việc mua sắm nhé! Đừng để bị người khác lowball hay bị áp dụng thủ thuật foot-in-the-door nhé.

    Chúc các bạn một ngày vui bẻ!
     
    Kiệt, Tiên Nhi, Mẩu Tũn8 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...