Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 4 Tháng một 2019.

  1. Zero The Very Important Personal

    Bài viết:
    159
    Tu tại gia tu chợ tu chùa

    Thứ Nhất Tu Tại Gia

    Thứ Hai Là Tu Chợ

    Thứ Ba Mới Tu Chùa

    Như vậy ngay từ xưa cổ nhân, các vị minh sư đi trước đã đúc rút ra rằng: Người muốn tu tập nên hiểu rằng tu không phải là gì quá đỗi thần thánh. Mà tu chính là sửa đổi. Người con biết hiếu thảo với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình. Chính là họ đã đang được tu tập rồi.

    "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

    Gánh nặng cuộc đời ai vất vả bằng cha

    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

    Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha"

    Giải thích câu thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

    [​IMG]

    Tu tại gia thế nào cho đúng?


    Thứ Nhất Tu Tại Gia chính là câu được sắp xếp lên vị trí đầu tiên. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đủ đọc hiểu được cụm từ này. Nhưng để làm trọn theo nghĩa của nó, liệu có mấy ai?

    Lời răn của đức Khổng Tử cũng nói ngay rằng:

    "Tâm còn chưa thiện phong thủy vô ích

    Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích

    Anh em không hòa, bạn bè vô ích"

    Như vậy lại 1 lần nữa chúng ta khẳng định được Tu Tại Gia là tiền đề nảy mầm lên mọi sự.

    Một người không biết hiếu nghĩa cha mẹ, hòa thuận anh em, nhường nhịn vợ chồng.. Thì có lên chùa cũng chỉ là cầu xin lộc tài may mắn hoặc rắp tâm theo chủ ý kiến tạo cái gì đó hư danh.

    Một người không tự thắng nổi phần tâm ma trong mình, không kiềm chế sửa đổi bản tính của mình. Thì có theo đạo giáo nào tài giỏi, theo minh sư nào cao siêu. Cũng đều trở nên vô vị và không thành.

    Tu chợ là gì?


    Thứ Hai Tu Chợ là câu nói ý chỉ sau khi người đó đã tu tâm tu tính rồi. Sửa đổi bản ngã và hiếu nghĩa ơn mong gia đình anh em. Thì "gia hòa vạn sự hưng". Nền móng đã vững chãi sẽ nảy mầm nên những hạt giống của Phật Tính tốt tươi. Và tu chợ chính là hướng họ tới cái tâm với nghề nghiệp, cách thức kiếm tiền mưu sinh. Sống sao có thiện tâm, làm sao có thiện nghiệp.

    Tu chùa là gì?


    Thứ Ba Tu Chùa chính là ý nói về sự no đủ ấm êm, có thực mới vực được đạo. Bao giờ cũng thế, câu nói này không phải hạ thấp giá trị của đạo Pháp. Mà ý nói khuyên răn con người ta. Trước hết phải là sửa đổi lại tâm tính của ta. Sau là chăm lo cho cuộc sống gia đình, hàn gắn xích mích mâu thuẫn hoặc hàn liền vết thương lòng. Rồi hẵng đi lên chùa công đức cúng lễ. Bởi đồng tiền xấu thì nó bạc như vôi. Phật Thánh nào chứng cho của lừa lọc cướp giật hoặc gian dối đồng tiền ạ.

    Một người tu tập không nên đánh giá bằng số năm đi tu, bằng điệp quy hoặc thầy nọ kia danh giá.. Mà sự tu tập phải được nhìn nhận bằng cả 1 quá trình thức tỉnh - nuôi dưỡng - phát huy Phật Tính có trong mình. Một hạt nhân tốt sẽ không cho ra 1 quả tốt. Nếu như người nông dân không biết vun trồng chăm sóc cây mầm ấy. Nhân tu đạo hạnh cũng từ nguyên lý đó mà ra. Sự tu tập cần phải được đánh giá bằng cả 1 quá trình giác ngộ và kiên trì tu dưỡng

    Cũng lại có cách hiểu cho rằng, câu nói này hàm chỉ sự khinh – trọng của người xưa về các môi trường tu tập, từ đó đánh giá cao hay thấp những con người biết vượt lên hoàn cảnh để tu hành. Cha ông ta áp dụng câu nói này phần nhiều để động viên những Phật tử tại gia trong quá trình tu tập, giúp họ vững chí bền gan trong việc lưu giữ và truyền bá giáo pháp.

    Nhưng dù ở ý nghĩa nào, hoàn cảnh nào. Câu nói vẫn được bao hàm như một thông điệp, một lời khuyên nhủ sâu sắc nhất. Về ý niệm gia đình, hạnh phúc lứa đôi, an nhiên cõi lòng và tâm tư bình thản nhất ạ.
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng tám 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...