Thông tin cơ bản về văn bản Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh - Văn 12 - THPTQG

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Whiskey, 6 Tháng chín 2021.

  1. Whiskey Whiskey

    Bài viết:
    45
    TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

    1.1 Tác giả: Hồ Chí Minh

    1.2 Thời gian sáng tác: 1945

    1.3 Hoàn cảnh sáng tác:

    - Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh.

    - Trong nước: Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân.

    + 26/08/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang soạn thảo bản TNDL.

    + 2/09/1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNDL tại Ba Đình, Hà Nội.

    * Mục đích sáng tác:

    + Khẳng định và tuyên bố độc lập.

    + Đập tan luận điệu xảo trá của Pháp.

    + Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các thế lược thù địch bên ngoài.

    + Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập và tranh thủ sự ủng hộ của người dân tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

    * Đối tượng hướng tới:

    + Đồng bào cả nước (Câu văn mở đầu).

    + Nhân dân thế giới (Câu cuối).

    + Các thế lực thù địch (Anh, Pháp, Mĩ).

    1.3 Ý nghĩa văn bản:

    - Ý nghĩa lịch sử: Là văn kiện chính trị trọng đại tuyên bố chấm dứt 1000 năm của chế độ phong kiến, hơn 80 của chế độ thực dân nửa phong kiến, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc (Bản TNDL thứ ba).

    - Ý nghĩa văn học:

    + Với HCM: Một trong những tác phẩm tiêu biểu và quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của người. Khẳng định một trí tuệ lớn, tầm vóc lớn, nhân cách lớn HCM.

    + Với văn học dân tộc: Là áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại.

    1.4 Nội dung + Bố cục:

    - Phần 1: Cơ sở pháp lí của nền độc lập.

    - Phần 2: Cơ sở thực tiễn.

    - Phần 3: Lời tuyên bố độc lập.

    1.5 Nghệ thuật:

    - Văn chính luận: Thể văn bàn về các vấn đề chính trị - xã hội nhằm thuyết phục người đọc, người nghe có cùng quan điểm với người viết.

    - Tạo nên tính thuyết phục bằng:

    + Bố cục cân đối, chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích.

    + Luận điểm rõ ràng, lập luận sắc sảo.

    + Lý lẽ đanh thép, giàu tính chiến đấu.

    + Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu.

    + Giọng văn hùng biện, trang trọng, thay đổi linh hoạt phù hợp với nội dung.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng chín 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...