Thomas Edison Có Phải Là Người Đầu Tiên Phát Minh Ra Bóng Đèn?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Vương Tâm Nguyên, 22 Tháng tư 2020.

  1. Vương Tâm Nguyên Tâm Nguyên

    Bài viết:
    69
    Thomas Edison Có Phải Là Người Đầu Tiên Phát Minh Ra Bóng Đèn?

    Thời niên thiếu của nhà phát minh vĩ đại


    Chắc hẳn Thomas Edison đã là cái tên không còn xa lạ trong ngành khoa học, ông được mệnh danh như là người mang đến ánh sáng cho nhân loại nhờ phát minh bóng đèn sợi đốt vào năm 1879. Nhưng liệu Thomas Edison có phải là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn?

    Sở hữu số lượng phát minh khổng lồ và 1093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, Thomas Edison trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại song có lẽ ít ai biết về thời niên thiếu và quá trình học tập của thiên tài này.


    [​IMG]

    Sinh ra trước cuộc Nội chiến Hoa Kỳ 14 năm, Thomas Edison là con thứ bảy trong một gia đình ở bang Ohio, phía Tây Bắc nước Mỹ. Cha ông là một người hoạt động chính trị lưu vong từ Canada – Samuel Edison, mẹ ông là Nancy Ellicott Edison – một giáo viên tiểu học người Scotland. Ngay từ nhỏ, Edison đã tỏ ra là một cậu bé hiếu kì và ham học hỏi, lúc nào cậu cũng thắc mắc, đưa ra những câu hỏi "tại sao" và luôn hỏi cho ra lẽ đến khi tìm được câu trả lời phù hợp. Những lúc như vậy, mẹ cậu luôn là người kiên nhẫn giải thích tận tường và kích thích tinh thần ham học hỏi nơi cậu.

    Đâu là chuẩn mực của giáo dục?

    Đến tuổi đi học, Edison cũng được cha mẹ gửi đến trường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng chỉ sau 12 tuần, cậu bị thầy giáo gửi trả lại gia đình vì ông cho rằng Edison không có khả năng học. Căn nguyên cũng bởi Edison đã quen với việc quan sát, tìm hiểu về thế giới tự nhiên thông qua những câu hỏi, cậu không có khả năng ngồi một chỗ và rêu rao những câu chữ thuộc lòng. Điều đáng nói ở đây là thái độ của thầy giáo với cậu bé Edison, ông cho rằng cậu không phù hợp với lớp học của ông và thẳng tay loại cậu ra khỏi sự giáo dục mà ông cho là chính thống và phù hợp. Liệu có phải cách dạy dỗ của ông là chuẩn mực của giáo dục?

    Xin thưa rằng sẽ chẳng có một quy chuẩn nào cho sự học của con người cả, không ai có thể bắt ép chúng ta phải học như thế nào mới là đúng bởi học vấn là vô tận, chúng ta sẽ chỉ có thể hứng thú với điều mà mình say mê. Trường hợp kể trên của Edison, dễ dàng có thể nhận ra người thầy giáo đang áp đặt suy nghĩ cứng nhắc của mình lên một cậu bé ưa tìm tòi, sáng tạo. Và hiển nhiên, lối suy nghĩ đó hoàn toàn không phù hợp. Thay vì rập khuôn, người truyền giảng phải là người khơi mào sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng và tìm tòi nơi người học, tạo hứng thú và niềm say mê trước một vấn đề chứ không nên đi theo lối mòn có sẵn.

    May mắn thay, Edison có một người mẹ thấu hiểu tất cả những điều đó. Từ khi con trai bị trả về, bà Nancy kiên quyết trực tiếp giáo dục con mình. Chính người mẹ của Edison là nguồn động lực lớn nhất để ông có thể trở thành một vĩ nhân mà đến nay lịch sử vẫn còn lưu danh.


    "Tôi không thất bại. Tôi chỉ là tìm ra 10.000 cách không hoạt động"

    Tuy nhiên chỉ với sự giáo dục tận tâm từ người mẹ thôi là chưa đủ, thành công của Edison trước hết nhờ vào ý chí không ngại khó, lòng say mê kiên trì và tinh thần dám dấn thân của ông. Ngay từ tuổi 12, cậu bé Edison đã xin cha mẹ cho đi làm thêm trên đoạn đường giữa hai ga xe lửa Detroit và Port Huron thuộc bang Michigan. Trong thời gian đó, cậu tự mày mò nghiên cứu, thực hiện các thí nghiệm hóa học và ít khi nào đi ngủ trước 11 giờ đêm.

    [​IMG]

    Phát minh đầu tiên mang lại sự nổi tiếng cho Edison là máy quay đĩa vào năm ông 30 tuổi, nhờ phát minh này mà mọi người mệnh danh ông là "phù thủy của xứ Menlo Park". Hai năm sau, thầy phù thủy này tiếp tục mang lại sự kinh ngạc cho người dân nơi đây bằng phát minh bóng đèn sợi đốt, thắp sáng cả nhân loại. Thật sự thì Edison không phải là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn như nhiều người lầm tưởng (trước đó đã có Humphrey Davy với Hồ Quang Điện vào năm 1802, Henry Woodward và Matthew Evans vào năm 1874 nhưng hầu như chìm vào quên lãng), Edison chỉ phát minh ra vật liệu để làm dây tóc bóng đèn giúp đem lại hiệu quả thắp sáng lâu hơn. Trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu nghiên cứu đến khi làm "chấn động" thế giới, trải qua hàng ngàn lần thất bại nhưng ông vẫn không từ bỏ, để bóng đèn điện vẫn còn thắp sáng mãi đến tận ngày nay.

    Trước khi trở thành nhà phát minh vĩ đại của thế giới, Thomas Edison cũng là một đứa trẻ như bao đứa trẻ khác, nhưng nguyên nhân nào khiến cho chỉ có Edison trở thành vĩ nhân mà không phải là một trong số những đứa trẻ trong lớp học năm ấy? Câu trả lời lớn nhất chính là ở sự giáo dục.


    Vương Tâm Nguyên.
     
    Khanhnguyen32 thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...