THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (Đặng Tiến) * * * Từ lâu lắm, làng Láng thuộc ngoại thành phía tây Hà Nội đã nổi tiếng về hai đặc điểm. Thứ nhất là sản xuất nhiều loại rau ngon: "Húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét". Thứ nhì là làng Láng có chùa thờ Từ Đạo Hạnh nổi danh, xưa kia hàng năm vẫn mở hội: "Nhớ ngày mồng bảy tháng ba Trở về hội Láng trở ra hội Thày" Sau này Láng lại còn được nhắc nhớ vì lý do lịch sử hiện đại: 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, bộ đội của nước Việt Nam độc lập đã bắn phát đại bác đầu tiên vào tổng hành dinh quân đội Pháp còn đóng tại Hà Nội, báo hiệu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. Hai ngày sau, ngày 21-12-1946, cũng pháo đài Láng lại hạ chiếc máy bay giặc đầu tiên, mở đường cho sự trưởng thành của binh chủng pháo binh và phòng không Việt Nam, mà ngày nay chúng ta đánh giá đúng mức tầm quan trọng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Gợi lại những biến cố ấy, gây lại âm vang của lịch sử, là để nói lên một ý nghĩ lẩm cẩm: Mình cứ tưởng tượng như là những viên đại bác đầu tiên ấy còn phảng phất mùi húng, hành, tỏi, thì là lẫn với mùi hương, trầm của làng Láng. Rồi lại tự hỏi: Tại sao người dân hiền hòa như ở Việt Nam, suốt đời loanh quanh ở bờ ruộng, lũy tre, thỉnh thoảng mới sống một cuộc vui chung, một ngày hội ở các đền chùa, một người dân quê hiền lành như vậy, mà phải luôn luôn cầm vũ khí, từ đời này qua đời khác? Hình ảnh người nông dân đôn hậu ấy lại trở về với tôi, khi hồi tưởng lại những trang văn thơ thời đầu kháng chiến chống Pháp, qua vài câu thơ của Chính Hữu thời đó: "Tháng năm trong làng đã mùa gặt Lòng dân sung sướng, thóc mênh mông Có người đi lính, hiền như đất Mùa hạ tưng bừng thương núi sông" (Tháng năm ra trận, 1948) Những vần thơ đơn giản và trong sáng, đặc biệt là rất hiền lành, giống như lòng trai rộn rực, ngây thơ thời đó! Cái hiền lành sẽ giảm đi trong thơ văn Việt Nam dần dần trở thành rắn rỏi hơn, sắc cạnh hơn. Thơ thời này còn có những từ quen thuộc như "đi lính", vì người dân chưa quen với những chữ: Đi bộ đội, đi làm nghĩa vụ, nhập ngũ, tòng quân.. Và từ "đi lính" cũng bình thường, chưa có đủ vị chua cay như về sau. Thơ của trung đoàn Thủ đô còn có câu: "Ta là anh vệ quốc thủ đô Con cháu nhân dân lính cụ Hồ" Những người viết văn, làm thơ thời này, phần nhiều là trí thức thành thị. Chính Hữu là học sinh Hà Nội, tham gia Tự vệ thành từ khi Pháp bắt đầu gây hấn năm 1946. Ngày Toàn quốc kháng chiến, anh chiến đấu ở liên khu Một, rồi gia nhập trung đoàn Thủ đô. "Thời kỳ này thơ tôi mang dáng dấp tiểu tư sản, với những hình ảnh, ngôn ngữ xưa cũ, thể hiện khá rõ trong bài" Ngày về "4. Trong bài nhiều người còn nhắc lại câu: " Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi, đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa " Một câu thơ không phản ánh đúng cuộc đấu tranh gian khổ, và nhiều lần bị phê bình, nhưng vẫn có người yêu thích và ghi nhớ. Trung thực hơn, và cảm động hơn, là mối tình" Đồng chí "thắt chặt những thanh niên thuộc những thành phần xã hội khác nhau, trí thức thành phố và công nhân, đặc biệt là nông dân mà hình ảnh đã được ghi đậm nét qua nhiều bài thơ: " Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính * * * Áo anh rách vai Quần tôi có hai mảnh vá " (Đồng chí, 1948) Sau này Chính Hữu sẽ kể lại hoàn cảnh sáng tác bài này." Sau "Ngày về", bài thơ "Đồng chí" đánh dấu bước sáng tác mới trong thơ tôi. Vào năm 1947, tôi có mặt trong chiến dịch Việt Bắc. Trải qua những tình huống bất ngờ trong chiến đấu, tôi nhận ra cái quyết định sự tồn tại và chiến thắng của quân đội ta là tình đồng chí. Suy nghĩ này cứ theo đuổi tôi cho đến khi chiến dịch kết thúc. Đầu năm 1948, trong đợt đi điều dưỡng, hình ảnh những ngày chiến đấu đã vụt hiện lên trước mắt tôi, thôi thúc tôi cầm bút. "Đồng chí" được viết ra từ những rung động mới mẻ mà sâu lắng ấy. Nó được "đăng" lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội tôi ". " Đồng chí "được nhiều người biết một phần nhờ được phổ nhạc, và được phổ biến ngay ở miền Nam thời kỳ đất nước còn bị chia cắt. Cũng như bài" Bộ đội về làng "của Hoàng Trung Thông được hát ở miền Nam dưới tựa đề" Các anh đi ", Văn Phụng phổ nhạc: " Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi Các anh đi đến bao giờ trở lại.. " Bài hát còn có một tên nữa:" Bao giờ trở lại ". Những chi tiết nhỏ này chứng tỏ thơ kháng chiến thời đó - dù nhiều nhà phê bình chê là non nớt - đã đáp ứng lại tâm tình người dân, dù chính kiến khác nhau. Những ngày toàn quốc kháng chiến ấy và Nguyễn Huy Tưởng đã ghi đậm nét trong một tác phẩm mà ông hy vọng sẽ lớn lao ngang tầm với biến cố, nhưng cuối cùng phải bỏ dở dang, là" Sống mãi với thủ đô "(1958). Đọc ba trăm trang hồi ký hào hứng của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta gặp lại những khuôn mặt người chiến sĩ thủ đô, thành phần, trình độ, tâm tính khác nhau, và không phải là ai cũng anh hùng. Tuy nhiên, cũng như" Những ngày máu lửa "(1948) của Hà Minh Tuân, đây là hồi ký viết sau thời gian chắt lọc. Còn đây là một đoạn tùy bút mà Nguyễn Tuân viết ngay trong lửa đạn:" Trăng tháng chạp trong sáng như trăng đêm hè. Lặng lẽ bên chướng lũy, người chiến sĩ bồn chồn lấy cái lưỡi lê đâm vào mặt trăng in rõ nơi vũng nước đọng hầm đào ". Bài này Nguyễn Tuân viết ngày 3-1-1947 khi trung đoàn liên khu Một đang ghìm chặt giặc Pháp; và mười ngày sau đó, 14-1-1947, tại hội nghị quân sự họp tại Chương Mỹ, trung đoàn mới có tên" Trung đoàn Thủ đô ". Và phải là Nguyễn Tuân mới thấy được anh vệ quốc đâm lưỡi lê xuống mặt trăng in trong đáy nước. Cho nó bớt sáng đi để dễ đánh.. du kích (). Và trong chiến dịch sông Thao (1949), " Nguyễn Tuân đã đánh trống thúc quân xông lên diệt địch ", theo lời kể lại của Chính Hữu. Nguyễn Tuân mà đánh trống thì nhất định là hay. Chúng ta mường tượng được không khí chiến đấu dĩ nhiên là cam go, gian khổ, nhưng cũng rất.. văn nghệ thời đó. Và cũng vì vậy, trung đoàn Thủ đô, một đơn vị chiến đấu, trở thành hình ảnh văn nghệ, một thứ huyền thoại." Hội văn nghệ Việt Nam kết nghĩa với trung đoàn Thủ đô trải ngót ba tháng chiến đấu trong vùng địch. Cụ thể là với tiểu đoàn 54, tiểu đoàn chủ công của trung đoàn, đến hôm nay vẫn là em nuôi của Hội Nhà văn Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ [sau này], mỗi lần trung đoàn Thủ đô ra trận, đều có về chào "anh nuôi"... " Những hình ảnh của trung đoàn ghi nhanh lúc ấy, mà vẫn in sâu vào tâm tư người đọc, là trong thơ Quang Dũng, qua một trường ca viết năm 1947," Sử một trung đoàn ", có trích in lại trong tập thơ mới xuất bản của Quang Dũng," Mây đầu ô ": " Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi Tháng chạp màn sương trùm Đất Nước Gió mùa chết héo mạ non xanh Sương muối thấm vào bao đạn ướt Tiếng hát hành quân vui trong mưa Gió bấc về sân buổi tiễn đưa Nải chuối tiễn nhau em mới cắt Nắm cơm hàng xóm gửi trung đoàn Thôi nhé miền xuôi! Thôi tạm biệt Thôi chào Hà Nội lửa ngang trời Ta đi Ngõ Gạch, tường đang đục Gạn từng giọt nước, đánh, cầm hơi Ta đi Tháp đứng nghiêm hồ lạnh Hoàn Kiếm đêm đêm giặc rụng rời Màu đỏ sao bay về đỉnh tháp Chiến hào xuân đến tiếng ca vui " (Những làng đi qua, 1947) Cũng trong bài thơ này, Quang Dũng đã gợi ra được hình ảnh tịch mịch của làng quê Việt Nam và cử chỉ chân phác của người lính, và những âm vang muôn đời còn ngưng đọng: " Tự vệ xách đèn chai lối xóm Khuya về, chân khỏa vội cầu ao Nghe tiếng sung rơi miệng chiến hào Bờ tre cây rơm thôi tịch mịch Vỡ lá bàng khô bước du kích " Thơ kháng chiến thời chống Pháp là vậy đó. Không phải chỉ có chuyện" nhắm thẳng đầu thù mà bắn ". Một chiến sĩ, Yên Thao," theo quân về giải phóng quê hương ", một làng bên kia sông. Và lúc chờ giờ nổ súng, anh đã nhìn quê hương mình dưới một màu quan tái qua bài Nhà tôi: " Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ Trông im lìm như một nấm mồ ma Có còn không, em hỡi, mẹ tôi già Những người thân yêu khóc buổi tôi xa " Rồi anh nhớ những người thân yêu: " Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ Tuổi mới hai mươi, cưới bữa dâng cờ Má trắng mịn thơm thơm màu lúa chín Ai đã đi mà chẳng từng bịn rịn Rời yêu thương nào đã mấy ai vui? Em lặng nhìn tôi với phút chia phôi Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ.. " Bài thơ cảm động vì chân thật. Thời đó ý thức cách mạng, giai cấp chưa cao. Mà dù có cao đi nữa thì vẫn:" Ai đã đi mà chẳng từng bịn rịn ". Vấn đề là có nên nói lên nỗi bịn rịn ấy hay không. Bài thơ còn váng vất không khí tráng sĩ giang hồ: " Đêm nay về lành lạnh Sông sâu buồn lấp lánh sao lưa thưa Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ Chắc tay súng, tôi mơ về Nguyễn Huệ " (Nhà tôi) Về sau này chúng ta không còn nghe nhắc đến Yên Thao. Gần đây, có thấy thơ Yên Thao trên tạp chí" Sáng tác Hà Nội ". Tôi không nêu lên đây những bài thơ bi thảm hóa hoàn cảnh lúc đó như" Màu tím hoa sim "của Hữu Loan, đã được phổ nhạc, thay lời đổi ý và hát tại miền Nam trước 1975. Nhưng xin chép một bài thơ khác, buồn và hay hơn nhiều, của.. Nguyễn Đình Thi. Bài thơ mà Lưu Trọng Lư đã đòi" tống cổ ra khỏi nền văn học mới, nền văn học kháng chiến và cách mạng ". Hăng tiết vịt khi hò hét thế thôi, chứ Lưu Trọng Lư" giờ cũng quên tên "bài ấy rồi. Vậy xin nhắc lại bài" Không nói ", Nguyễn Đình Thi làm năm 1948: " Dừng chân trong mưa bay Liếp nhà ai ánh lửa Yên lặng đứng trước sau Em em nhìn đi đâu Em sao em không nói Mưa rơi ướt mái đầu Mỗi đứa một khăn gói Ngày nào lần gặp sau Ngập ngừng không dám hỏi Chuyến này chắc lại lâu Chiều mờ gió hút Nào đồng chí - bắt tay Em Bóng nhỏ Đường lầy " (Tia nắng, 1983) Cuộc chia phôi nào mà không chua xót, nhất là trong cảnh" mấy người đi trở lại ". Kháng chiến trường kỳ, dân tộc phải cắn răng để mất những đứa con. Hình ảnh mất mát đầu tiên gây ấn tượng trong thơ có lẽ là bài" Viếng bạn "của Hoàng Lộc, một chiến sĩ cựu học sinh trường Bưởi, tên là Hoàng Tiến Lộc, sinh năm 1922 tại Hải Hưng (" Tự điển văn học "và" Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1985 "ghi năm sinh là 1920). Trước Cách mạng, Hoàng Lộc là" tác giả của những bài thơ tình một thời đã làm xiêu lòng các thiếu nữ Hàng Ngang, Hàng Đào "12. Bài" Viếng bạn "lúc đầu có tên là" Một bài thơ khóc bạn ", nằm trong một tập phóng sự," Chặt gọng kìm đường số 4 ", về chiến dịch Thu Đông 1947: Bài thơ được phổ biến từ đấy, và mãi đến Hội nghị văn nghệ bộ đội tháng 4 năm 1949 mới biết tác giả: Sau đó vài tháng thì Hoàng Lộc mất, vì bệnh phổi, sáng ngày 29-11-1949 tại quân y viện Quê Trạo, Vĩnh Yên. Tôi dài dòng vì tư liệu về Hoàng Lộc hiếm và khó kiếm. Bài thơ ngắn, hai mươi bốn câu năm chữ: " Hôm qua còn theo anh Đi ra đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ " Hai mươi chữ đã nói lên số mệnh nghiệt ngã của người chiến sĩ trong cuộc chiến chống lại kẻ thù mạnh hơn. Cái chết tầm thường, vô danh của chiến tranh nhân dân, vẫn có hơi hướm bi tráng, anh hùng của lịch sử và huyền thoại, như trong điệu nhạc:" Bao chiến sĩ anh hùng lạnh lùng vung gươm ra sa trường.. Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời, điệu kèn rộn ràng.. Làm trang nam nhi, quyết chí sa trường, sống thác coi thường, mong xác trong da ngựa bọc thân thây trai.. "(nhạc Văn Cao). " Viếng bạn "cho cảm giác sự thật vì giọng thơ đơn giản. Thật như cái chết của Thâm Tâm," đưa người ta không đưa qua sông ". Thâm Tâm tham dự chiến dịch Biên Giới, thu đông 1950, và bị bệnh mất tại một làng nhỏ, bản Nà Pò, khi tới Quảng Uyên." Anh được chôn cất luôn tại bản Nà Pò. Chú liên lạc, sau khi anh mất, đã xin được bà con dân bản một mảnh vải trắng làm khăn tang và chỉ duy nhất đó là người để tang cho Thâm Tâm ". Một mảnh vải trắng, hay một cành xanh lá, đưa người ta vẫn không đưa qua sông. Và sau khi chiến thắng," Ngày về "lại thủ đô, 1954, Nguyễn Đình Thi đã dành những tình cảm sâu lắng nhất của mình cho những người bạn đường cùng đi không đến: " Hà Nội chiều nay mưa tầm tã Ta lại về đây những phố xưa Nước hồ Gươm sao xanh dịu quá Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa Ta nhìn hai mắt ta nhìn mãi Lòng ta như lửa đốt dầu sôi Nằm lại những chân rừng đầu núi Hôm nay bao đồng chí đâu rồi? " (Tia nắng) Lịch sử để lại những vết thương có khi mười, hai mươi năm sau vẫn còn nhức nhối, hay mới bắt đầu nhức nhối. Từ 1948 Chính Hữu đã viết: " Tôi nhớ thương người bạn cũ Miệng cười mắt nhắm nghìn thu " (Tháng năm ra trận) Rồi anh lăn lóc từ chiến dịch này qua chiến trường khác, mãi mười mấy năm, mới hiểu được ý nghĩa cái chết:" Tôi đi nhiều nhưng không có thói quen làm thơ tại chỗ. Song những sự kiện mà tôi - với tư cách người trong cuộc - đã sống qua, thường in đậm trong ký ức. [..] Tôi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ đầu.. Hồi ấy trong công tác chính trị viên tiểu đoàn, hằng ngày tôi phải trông nom, chôn cất những đồng đội đã hy sinh. Điều gây xúc động mạnh trong tôi là những chiến sĩ không có người nào chết trong động tác nghỉ ngơi. Họ đều hy sinh trong tư thế hành động, đang nhắm bắn hay ôm bộc phá xông lên. Tất cả những gì được chứng kiến trong chiến dịch đã trở thành một day dứt âm ỉ, kéo dài nhiều năm trong tôi. Những suy nghĩ được dấy lên từ thời điểm ấy (1954) mãi đến những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961) mới hiện lên thành những câu thơ trọn vẹn trong bài "Giá từng thước đất" : "Khi bạn ta Lấy thân mình Đo bước Chiến hào đi Ta mới hiểu Giá từng thước đất" Và Chính Hữu lại có bài thơ cảm động tả một thương binh cụt chân nhìn cuộc "Duyệt binh" năm 1960: "Đồng chí thương binh Trên đôi nạng gỗ Xem mười lăm năm lịch sử Đang xếp thành đội ngũ Đi đều. Đồng chí thương binh Tưởng nghe bước chân mình Tiếng bước của bàn chân đã mất. Bàn chân Mười năm Hành quân". (Đầu súng trăng treo, tr27) Trong chiến tranh - dù không phải là chiến tranh nhân dân - người chiến sĩ không phải là người duy nhất hay đầu tiên phải hy sinh. Không ai nghĩ thế. Bản thân Chính Hữu đã dành một trong vài bài thơ tâm đắc nhất cho những người đàn bà không cần súng, bài "Thư nhà". Tố Hữu đã hiểu thảm cảnh đó rất sớm: "Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi" (Bầm ơi, 1948) Về hoàn cảnh người phụ nữ ở hậu phương, Lưu Trọng Lư có bài "Ngò cải đơm hoa" cảm động, tế nhị. Người chồng đi chiến đấu, và người vợ đợi chờ: "Bữa sắn lại bữa khoai Ngày một với ngày hai Tin anh em chờ đợi Mắt trông đã mòn mỏi Bỗng dậy cả làng quê Tin anh đã nhắn về Nhưng anh không còn nữa" Người chồng đã hy sinh trên một chiến trường âm u nào đó, nhưng vẫn "rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ". Cái tinh tế của Lưu Trọng Lư là đã thêm vào một đoạn kết, khi đoàn quân chiến thắng về làng: "Bộ đội đã về làng Súng đạn đã ầm vang Giặc tháo sau, tháo trước Tay cơi trầu, đọi nước Miệng gọi mẹ, gọi thầy Chớ chi anh về đây Giữa đoàn quân chiến thắng" Bài thơ thuộc loại hay trong thơ kháng chiến, gói ghém kinh nghiệm một đời làm thơ của Lưu Trọng Lư, nhưng ít được nhắc đến, vì nỗi đau buồn rất thật và sâu sắc trong những câu cuối mà Hoài Thanh chê là "có tư tưởng bi quan". Câu áp cuối "chớ chi anh về đây, giữa đoàn quân chiến thắng" tuyệt vời ở hai chữ "chớ chi". Thấy đoàn quân về, mà không thấy chồng, thì người vợ đau khổ, dù cho đã biết trước là chồng đã hy sinh. Nỗi đau đớn rất tự nhiên, nhân đạo. Nhưng còn một điều ý nhị khác, là lòng tự ái đàn bà: Người anh hùng kháng chiến trở về thì cũng như quan trạng vinh quy, như Vân Tiên diệt tan Cốt Đột trở về. Tư tưởng cách mạng không xóa nhòa được niềm tự hào thầm kín có phần ích kỷ và phong kiến của người đàn bà. "Chớ chi" nghĩa là chồng họ thì về, còn chồng mình thì vĩnh viễn không về nữa. Tình và tài tình là chỗ đó. Ấy thế mà trong những ấn bản sau này, thiên hạ đã đuổi hai chữ "chớ chi" ra khỏi thơ Lưu Trọng Lư. Nó trở thành "ôi anh đã về đây, giữa đoàn quân chiến thắng". Người chồng đã trở thành hồn ma Khương Linh Tá như trong tuồng "San hậu". Trong kháng chiến cam go, ngọn cỏ còn phải hy sinh, huống chi là nghệ thuật. Kháng chiến thành công, chắc chi đã mọc lại? Lưu Trọng Lư rất ức về chuyện này. Ức là phải. Sự nghiệp cách mạng được hai chữ "chớ chi" bị đổi thành hai chữ vừa dở vừa thô "ôi anh" thì không ức sao được. Bất bình tắc minh, anh thổ lộ: "Theo tôi, một bài thơ muốn đọng lại ở người đọc, phải có cái" ngấn ", cái" chớp ". Cái ngấn, cái chớp ấy nó thơ và thật! Hồi ấy tôi đã tạo được cái" ngấn ", cái" chớp "ấy trong Ngò cải đơm hoa" 20. Đau đớn là hai chữ "hồi ấy". Ai đã từng (thực sự) làm thơ, viết văn, đều biết rằng có những lúc, trên trang giấy, bỗng lóe lên những chữ, những ánh lửa giữa màu trắng của sa mạc, hay băng tuyết, những ánh lửa lạ lùng. Anh là nhà văn, anh là nhà thơ, anh không biết tia lửa kia từ đâu đến. Và dù muốn, anh cũng không biết làm sao dập tắt được nó. Vì anh là nhà thơ, nhà văn, vụng về, lạng quạng. Thợ viết, không bao giờ có những băn khoăn đó. Vì họ không phải đương đầu với một tia lửa nào hết: Vì mọi tia lửa, gặp hơi thở của họ, đều tắt ngấm. Cùng thời và một điệu như "Ngò cải đơm hoa", bài "Thăm lúa" của Trần Hữu Thung được trích dẫn, nhắc nhở nhiều hơn, vì phấn khởi hơn. "Thăm lúa" cũng là một bài thơ hay, hồn nhiên, đơn giản và ý nhị. Người vợ quê ở khu IV tiễn chồng đi tòng quân: "Em đưa anh lên đường Cái xắc mây anh mang Em xách mo cơm nếp, Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng; Vượt cánh đồng tạt ngang Đến bờ ni anh bảo: " Ruộng mình quên cày xáo "Nên lúa chín không đều " Nhớ đi để mùa sau "Nhà cố làm cho tốt". Xa xa nghe tiếng hát Anh thấy rộn trong lòng Sắp đến chỗ người đông Anh bảo em ngoái lại.. " Sự chất phác ở đây không giả tạo, mà tinh tế." Lúa níu anh trật dép ": Không hiểu vì bàn chân anh lưu luyến với mép ruộng nhà, hay vì anh.. đi dép chưa quen. Vì ta thấy anh ngượng ngùng khi" anh cúi sửa vội vàng ". Chữ" quên cày xáo "có người chê thiếu hiện thực. Người nông dân có thể, vì một lý do nào đó, không" cày xáo ", nghĩa là cày trở, cày đảo cho đất mịn. Nhưng không thể" quên "một việc quan trọng như vậy. Nhưng tôi nghiệm chữ" quên "ý nhị, đặt trong hoàn cảnh toàn quốc kháng chiến, Tây đổ bộ, gây những xáo trộn trong đời sống hằng ngày. Do đó, việc đồng áng làm không được kỹ càng. Chữ" quên "là lời nhắc nhở khéo léo:" Nhớ đi để mùa sau ", khi tình hình êm ắng hơn," nhà cố làm cho tốt ". Chữ" nhà "nửa chừng nửa vời, không hiểu là gia đình hay là vợ. Vợ chồng tiễn nhau lên đường mà anh vẫn còn bẽn lẽn:" Sắp đến chỗ người đông, anh bảo em ngoái lại "." Ngoái lại "hay hơn, tế nhị hơn" quay lại ": Người chồng, bề ngoài hăng hái, nhưng trong lòng còn dùng dằng như không nỡ rời tay. Tình người vợ chân thật: " Xòe bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm ròng Người ta nhủ không trông Ai cũng bảo không mong Riêng em thì em nhớ Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được " Trần Hữu Thung làm bài này ở quê hương Nghệ Tĩnh năm 1950. Người chồng nhập ngũ" tính đã bốn năm ròng ", nghĩa là từ ngày có lệnh toàn quốc kháng chiến. Khu IV thời đó đã tạo ra được nhiều nhà thơ trẻ có tài, như Hồ Vi (đã mất), tác giả Lời quê mà tôi sẽ phân tích một dịp khác; Dương Tường, tác giả" Về làng "," Cây bí dân quân ", chết đuối trên sông Thạch Hãn; Vĩnh Mai, tác giả" Người dân quân xã "," Khóc hoài "(mất 1981) ; và nhất là Hoàng Trung Thông, tác giả" Bài ca vỡ đất "; và Hồng Nguyên nổi tiếng nhờ một bài thơ, bài" Nhớ ". Thời đó phổ biến một tác phẩm rất khó. Thơ thường đăng ở bích báo, hoặc đọc cho nhau nghe. Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông in trên một tạp chí viết tay của một lớp học viết văn ở Quần Tín; nhà thơ kể lại:" Chúng tôi đi các nơi, đọc bằng miệng, nên như Bài ca vỡ đất, phần lớn người ta thuộc từng đoạn, từng câu ": " Chim reo trong lá Hòn đá cheo leo Chúng ta một lớp người nghèo Giữa chiều nắng gió Chặt cây cuốc cỏ Tỉa đậu trồng khoai Ngày còn dài Còn dai sức trẻ Cuốc càng khỏe Càng dễ cày sâu Hát lên ta cuốc cho mau Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. " Không khí bài thơ nhắc lại bài" Nhớ "của Hồng Nguyên, được giải thưởng văn nghệ khu IV năm 1948, rất được người đọc, nhất là trong giới bộ đội, yêu thích; đến nay, gặp nhau, họ vẫn còn đọc lại cho nhau nghe: " Lũ chúng tôi, Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi "một hai" Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến. Lột sắt đường tàu, Rèn thêm dao kiếm, Áo vải chân không, Đi lùng giặc đánh. Ba năm rồi gửi lại quê hương, Mái lều gianh, Tiếng mõ đêm trường, Luống cày đất đỏ, Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya. Chúng tôi đi Nắng mưa sờn mép ba-lô Tháng năm bạn cùng thôn xóm Nghỉ lại lưng đèo Nằm trên dốc nắng Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa - Đằng nớ vợ chưa? - Đằng nớ? - Tớ còn chờ độc lập Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu " Hồng Nguyên tên thật là Nguyễn Văn Vượng, người Thanh Hóa, sinh năm 1924, tham gia cách mạng từ 1945, mất vì bệnh lao năm 1954, vài tháng trước chiến thắng Điện Biên Phủ. Cũng như nhiều người kháng chiến, Lưu Trọng Lư, lúc đó cùng công tác ở khu IV với Hồng Nguyên, rất khoái bài thơ này. Khoảng 1949, có lần ra Việt Bắc, anh đem bài Nhớ ra đọc, thì bị Hoài Thanh" chê là yếu đuối, ủy mị ". Sau này Hoài Thanh có công nhận đã" có những lời phê phán quá đà đối với bài Ngò cải đơm hoacủa Lưu Trọng Lư ", nhưng vẫn giữ những ý kiến khe khắt với Hồng Nguyên, với một bài thơ" nhiều người yêu thích, riêng tôi cũng thích nhưng lại có phần tôi thấy không nên thích "(). " Đã trải qua cách mạng, đã bước vào kháng chiến, lại là anh bộ đội cụ Hồ, thì không nên nhìn mình, nhìn đồng đội của mình như trong hai câu mở đầu bài Nhớ: "Lũ chúng tôi! Bọn người tứ xứ". "Tứ xứ" đâu phải chỉ có nghĩa là thuộc nhiều địa phương. Cũng không nên nói về những người vợ: "Ít nhiều người vợ trẻ/ Mòn chân bên cối gạo canh khuya". Sao lại "ít nhiều"? Dù là nhớ thật và thương thật, cũng khó mà đồng tình với cái nhìn xa vời, kiểu bề trên ấy đối với người thương ". Và Hoài Thanh ghét nhất là" thứ mỉm cười "độ lượng", cái mỉm cười độ lượng ấy cơ hồ ẩn hiện khắp bài thơ. Chính cái mỉm cười ấy nói lên khoảng cách có lúc vẫn còn xa giữa người làm thơ với đồng bào, đồng đội. " Bài này đăng trên tuần báo Văn nghệ số 644 ngày 6-3-1976, nghĩa là non hai mươi năm sau khi bài Nhớ được yêu thích, và hai năm sau khi đất nước được thống nhất: Một thời gian đủ cho những con người bình thường có được cái nhìn bình thường. Trong bài đã dẫn, Hoài Thanh xếp Nhớ vào" những câu gọi là thơ mà không có lấy chút xíu chất thơ " Chất thơ trong thơ – và cả trong văn xuôi, trong cuộc sống, trong đôi mắt người đàn bà – là một vấn đề bao la, không ai nỡ lòng nào đem ra bàn với một người như Hoài Thanh. Trên địa hạt thẩm mỹ thi học, hoặc là" thơ thuần túy "theo quan niệm của những Mallarmé, Valéry – póesie pure – thì ta có thể nói: Bài Nhớ của Hồng Nguyên thiếu khí vị kín đáo, cái" huyền nhiệm "() của thi ca, như bài" Màu thời gian "của Đoàn Phú Tứ mà trong" Thi nhân Việt Nam "Hoài Thanh đã hết lời ca ngợi và tận tình lý giải. Người quen đọc văn nghị luận của Hoài Thanh, thấy được hai điểm ông không chịu đựng được trong bài" Nhớ " Thứ nhất là cái" tếu "trong bài thơ, chất tếu mà ông gọi là" cái nhìn xa vời, kiểu bề trên "," cái mỉm cười độ lượng cơ hồ ẩn hiện khắp bài thơ ". Chất phúng thế là đặc tính của thơ Việt Nam, từ thơ dân gian đến thơ bác học, từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Chí Minh. Trong thơ bộ đội, vốn tự phát hồn nhiên, giọng đùa cợt ấy càng rõ nét, kể cả trong thơ Tố Hữu, trong những tác phẩm còn ghi lại được, sau khi phần lớn đã thất lạc. Khi Hồng Nguyên viết: " Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau Có tiếng gà gáy xóm Có khai hội, yêu cầu, chất vấn Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa " Ông không" mỉm cười độ lượng "," bề trên "với quần chúng; ngược lại, đây là giọng vui nhộn của đám lính trẻ, rất gần gũi với quần chúng. Chính chất tếu, vui nhộn này là cái hay, khiến cho nhiều người yêu thích bài thơ. Điểm thứ hai, mà ông không thích, là cái giọng ngang tàng của lính, rất lính." Áo vải chân không, đi lùng giặc đánh "thì có vẻ thảo khấu, Lương Sơn Bạc, hơn là chiến sĩ cách mạng chỉ ra quân khi đã cẩn thận điều nghiên kế hoạch. Nói như Hồ Chí Minh, đánh" du kích "chữ hán không nên dịch nôm là.." đánh chơi ". Người lính trẻ Hồng Nguyên đã" cười vang bên ruộng bắp ", hay" tập hợp hát om nhà ", nhưng lúc ra quân, không hề đánh chơi. Và người lính trong Đôi mắt của Nam Cao cũng vậy:" Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh, nhưng lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm "26. Không ai dám nói là Nam Cao xem thường bộ đội; ông đã gục ngã dưới đạn địch tại Ninh Bình, khi đi công tác vùng địch hậu (1951). Đặc điểm của văn thơ kháng chiến thời kỳ đầu, là tính cách linh động, hồn nhiên. Ngày nay nhìn lại, các nhà phê bình chê là thiếu sót về lập trường hay non nớt về nghệ thuật. Nhưng là một lối văn đa dạng, chân thành, dựa trên chủ nghĩa yêu nước tự phát. Với thời gian, người ta có thể thích hay không thích những bài" Thăm lúa "," Nhớ "hay" Bài ca vỡ đất "; nhưng nó vẫn là quá trình của nền văn học mới. Những tác phẩm này, một mặt đáp ứng lại nhu cầu chiến đấu và xây dựng thời đó, mặt khác thỏa mãn một thế hệ độc giả mới với những sở thích mới, như Xuân Diệu, một nhà thơ giàu vốn cũ, đã nhiều lần lúng túng thừa nhận. Thâm Tâm, tác giả" Tống biệt hành ", người đã từng viết: " Người đi, ừ nhỉ người đi thực Mẹ thà coi như chiếc lá bay Chị thà coi như là hạt bụi Em thà coi như hơi rượu cay " Biết rằng không thể tiếp tục làm những bài thơ như vậy. Tại Hội nghị văn nghệ bộ đội, chiều ngày 12-4-1949, ông đã phát biểu:" Loại thơ anh hùng của cán bộ, những hình ảnh tưởng tượng, lời văn mỹ miều của văn nghệ sĩ công tác trong bộ đội, không được đội viên hoan nghênh. Trái lại họ thích những bài hợp với đời sống của họ, những bài ở bộ đội mà ra, vì bộ đội mà có. Những sáng tác này trở lại ảnh hưởng bộ đội rất mạnh ". Nguyễn Đình Thi gọi" đó là con đường mà văn thơ anh binh nhì đã bước lên ". Có thể nói thế hệ văn nghệ trưởng thành sau 1945 ít vương vấn hơn những nhà văn, nhà thơ nổi danh từ trước. Nhà thơ Hoàng Trung Thông, sinh năm 1925, đã tâm sự:" Mặc dầu chúng tôi đã đọc quyển Thi nhân Việt Namcủa anh Hoài Thanh, đã thuộc lòng những bài thơ cách mạng của Tố Hữu hồi còn trẻ, lúc bấy giờ chúng tôi đều muốn viết khác đi, muốn tìm đến những người lao động bình thường, những người dân quân bình thường và tìm cách diễn tả về thơ ca khác đi. Hoặc là đi về dân gian như Trần Hữu Thung, hoặc là nói một cách gân guốc như Bài ca vỡ đất. Những nhà thơ trước Cách mạng cũng đang có sự chuyển mình " Bây giờ nhìn lại thơ kháng chiến những năm đầu chống Pháp, chúng ta tha hồ khen chê, mà không thấy được những khó khăn của người viết văn làm thơ thời đó. Không cứ gì những nhà thơ lãng mạn có tác phẩm trước 1945 như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, mà ngay trong thơ Tố Hữu cũng đã có sự" chuyển mình ": Suốt thời gian" kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ ", ông chỉ làm được khoảng hai mươi bài thơ liên hệ đến kháng chiến. Huy Cận làm được mươi bài, ngắn và chiếu lệ. Những bài nổi tiếng là của những thi sĩ vô danh – những chiến sĩ vô danh – như các bài Nhớ của Hồng Nguyên, Viếng bạn của Hoàng Lộc, Lời quê của Hồ Vi, Nhà tôi của Yên Thao, mà Xuân Diệu là một trong vài người hiếm hoi còn nhắc đến với chân tình cảm động:" Ở chót bên kia của sự sáng tác tập trung [= tập thơ] là những "hiện tượng một bài", đây cũng là đặc điểm của thơ mười lăm năm [bài viết 1960, Đ. T] ;cuộc sống mãnh liệt qua đấu tranh, qua hi sinh, đã làm bật thơ trong những tâm hồn người. [..] Tôi nói cái vui sướng hồn nhiên, thành thật của chúng ta, những khi trải mười lăm năm nay, chúng ta gặp những "một bài" đó; của những người đã khuất, Hoàng Lộc, Hồng Nguyên; của những bạn mà ta khuyết điểm để lạc tên: "Chuyến máy" của một anh công nhân, "Gặp chị" của một anh bộ đội. "Một bài" có thể ánh lên đột xuất đến như là duy nhất, cũng có thể là một hoa đẹp giữa một chùm còn tiếp tục nở thêm, [..] những bài Đồng chí (Chính Hữu), Núi đôi (Vũ Cao), Tặng chiến sĩ sông Lôcủa Võ Liêm Sơn ". Bốn mươi năm sau ngày Toàn quốc kháng chiến, hơn mười năm sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, khi những người trực tiếp làm nên cuộc kháng chiến đó đã dần dần vĩnh viễn ra đi, những Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Như Phong, thì dường như Việt Nam đang có sự nhìn lại quá khứ. Viện văn học Hà Nội đã thu thập tư liệu để in cuốn Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học (1945-1954), tập I, những" hồi ức "," kỷ niệm "của các nhà thơ nhà văn, mà tôi đã trích dẫn dồi dào trong bài này. Những u hoài lặng lẽ, thoai thoải chạy dài đến một chân trời xa vắng. Tôi buồn bã đọc lời nói đầu của ban biên soạn, hứa rằng đây chỉ là" bước đầu cung cấp một số tài liệu sống, nếu để chậm, chắc chắn sẽ mòn mỏi ". Hay nhất là chữ" nếu ". Bốn mươi năm rồi, còn" nếu".. Rồi tự mình an ủi: Văn thơ bất quá chỉ là những trang giấy. Mà cơn gió lịch sử đã lật qua rất nhanh. Hay là đã thổi bay đi, mịt mù tít tắp. (Nguồn: Văn hóa Nghệ An)