So sánh, liên hệ ngữ liệu (thơ) ngoài sách giáo khoa khi phân tích bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu Liên hệ khi phân tích 4 câu đầu: Bài thơ bắt đầu bằng một ước muốn kì lạ: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Ước muốn của Xuân Diệu hết sức táo bạo: Tắt nắng, buộc gió - đoạt quyền tạo hóa. Nhưng lí do của ước muốn ấy lại rất nên thơ: Cho màu đừng nhạt, cho hương đừng bay. Chính Xuân Diệu cũng biết rằng: "Làm sao cầm giữ được mùi hương", nhưng vẫn không thôi ao ước. Có lẽ bởi màu sắc và hương thơm, trong cảm nhận của nhà thơ, đó là sự sống đang hiện hữu. Vì gắn bó với cuộc đời, hiểu được mỗi giây phút tồn tại trên đời là vô cùng quý giá nên nhà thơ nảy sinh ao ước vĩnh cửu hóa những cái đẹp quá mong manh: Ánh sáng và hương thơm. Liên hệ khi phân tích 9 câu: "Của ong bướm này đây tuần tháng mật [..] mới hoài xuân" : Từ lòng ham sống, ham yêu, hiện ra bất ngờ một bữa tiệc mà thiên nhiên dọn sẵn. Một bài thơ hay, Xuân Diệu ví nó với con gà ngon, ngon ở phao câu bầu cánh, lắt léo khuỷu xương. Bữa tiệc ngon của mùa xuân ở đây cũng thế, một mùa xuân đầy ắp sắc hương: Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. - Những câu thơ 5 chữ ở đoạn trước bỗng chuyển thành câu thơ 8 chữ liền mạch chuyên chở cảm xúc đang cuồn cuộn dâng trào. Đoạn thơ như thước phim đồng hiện vẽ ra khung cảnh thiên đường trên mặt đất: Nào là ong bướm vui say trong tuần tháng mật, đồng nội xanh rì với muôn hoa khoe sắc, lá cánh tơ phơ phất trước gió xuân, yến anh vui say trong khúc tình si.. Đó là tất cả những gì đang nảy lộc đâm chồi, đang đơm hoa kết trái, là sự sống đang ở dạng kết tinh, rực rỡ và phồn thực. Thi nhân đã quy tụ vào thơ một cõi trần đang nảy nở, dạt dào nhựa sống. Điều đặc biệt là cảnh vật ở đây đều như đang tồn tại trong mối quan hệ yêu đương: Khúc tình si, tuần tháng mật, ong bướm, yến oanh... Tình yêu đang ríu rít gọi nhau như trong ngày hội giao duyên. Không khí yêu đương say đắm ấy ta đã bắt gặp trong chính thơ Xuân Diệu: "Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu - Lả lả cành hoang nắng trở chiều" (Thơ duyên) và cả thơ Hàn Mặc Tử nữa: "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu - Đợi gió đông về để lả lơi" (Bẽn lẽn) - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần là hình ảnh so sánh đậm chất Xuân Diệu. Với thi sĩ, tháng giêng non xanh mơn mởn "ngon" tựa cặp môi trinh nguyên thiếu nữ. Thơ Việt chưa bao giờ có cách cảm nhận này. Nó chỉ có thể là một sự thăng hoa của thơ mới: say đắm đến mức nhìn thiên nhiên cũng thấy rạo rực trong lòng tình yêu đôi lứa. Từ câu thơ này, có nhà nghiên cứu đã phát hiện ra quan niệm mỹ học của Xuân Diệu: lấy cái đẹp của con người làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên, một thứ chuẩn mực chưa bao giờ có trong thơ xưa. Thơ xưa, thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp: "Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh." (Truyện Kiều - Nguyễn Du) thì trong thơ Xuân Diệu, vẻ đẹp của con người là chuẩn mực của vũ trụ: "Lá liễu dài như một nét mi" "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần." - Chia sẻ với mọi người về cái rạo rực trong lòng mình, nhà thơ cũng đồng thời truyền cả nỗi lo âu muôn thuở của thế nhân: mùa xuân sẽ qua đi, tuổi trẻ rồi sẽ hết, con người rồi sẽ mất. Tâm hồn quá nhạy cảm với cái hữu hạn của đời người đã khiến nhà thơ phập phồng lo sợ ngay trong khi đắm say giao hòa cùng vạn vật: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Thông thường người ta chỉ tiếc nuối cái gì đã qua, đã mất. Nhưng Xuân Diệu lại tiếc nuối những gì đang có. Tâm trạng này của Xuân Diệu có nét tương đồng với tâm trạng của Nguyễn Bính: "Hôm nay có một người du khách Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên" Khác một điều, nếu thơ Nguyễn Bính là từ cùng một tọa độ mà thương nhớ, thì Xuân Diệu lại cùng một thời điểm mà thương nhớ. Liên hệ khi phân tích đoạn thơ: "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua [...] Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm": - Trong cả bài thơ, đây là đoạn thơ thể hiện ám ảnh nhất nỗi lo lắng ăn sâu vào tâm tưởng chàng thi sĩ đa sầu, đa cảm: lo sợ thời gian trôi nhanh, đời người hữu hạn. Những day dứt suy ngẫm về thời gian đã trở thành một ý thức thường trực trong thơ Xuân Diệu, thậm chí còn trở thành nhân tố kiến trúc thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu: ông luôn nhìn đời bằng con mắt của thời gian, lúc nào ông cũng u buồn bởi tuổi già và cái chết: "Cái bay không đợi cái trôi Từ tôi phút ấy sang tôi phút này"; "Chong chóng ngày thơ vụt tới xuân Mau mau ngày mạnh yếu phai dần Ngày già vội vội mang sương đến Tuổi chết đây rồi bóng lụt chân"... - Cảm quan tiếc nuối của nhà thơ được đẩy lên tới đỉnh cao trong câu: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa... Tiếc nuối đến bất lực, đến nghẹn ngào, Xuân Diệu chỉ còn cách để chiến thắng thời gian: đó là vội vàng: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm Khi chưa bước sang hoàng hôn của đời người thì cần phải tranh thủ sống, cần phải hối hả vội vã để sống được nhiều nhất trong giới hạn thời gian ngắn ngủi. Lời hiệu triệu đó của Xuân Diệu cũng đã từng vang lên trong "Giục giã": "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non đã già rồi Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi Mau với chứ, thời gian không đứng đợi." Liên hệ khi phân tích đoạn cuối: Ta muốn ôm... Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem