Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa - Xuân Diệu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An béo, 1 Tháng chín 2021.

  1. An béo

    Bài viết:
    33
    Đề: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" - Xuân Diệu

    Giải thích và làm rõ qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

    Bài làm


    Mỗi nhà thơ đều có những định nghĩa riêng của mình về thơ như "Thơ" đối với người này là "thần hứng" (Platon), với người kia lại là "ô cửa, mở tới tình yêu" (Lưu Quang Vũ). Có người lại cho rằng: "Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc đẹp, vị ngọt ở ngoài vị ngọt, không thể trông bằng mắt thường, nếm bằng miệng thường" ((Hoàng Đức Lương).. Nhưng tôi đặc biệt rất thích cách định nghĩa về thơ của Xuân Diệu "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa". Đây là một nhận định hay và tôi cho là vô cùng sâu sắc. Và thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật thể hiện rất rõ nhận định trên.

    Thơ là một loại hình nghệ thuật, thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình trước cuộc sống mà bật ra thành hệ thống ngôn từ có tính thẩm mĩ cao, tổ chức theo những quy phạm nhất định. Thơ trước hết là "hiện thực", là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống đương thời; là "cuộc đời" – là cuộc đời nắng gió ngoài kia, là cuộc đời của cả một ai đó dồn chứa vào những câu thơ. Và đặc biệt: "Thơ còn là thơ nữa". "Thơ" thứ hai chính là để ám chỉ đặc trưng thơ: Tình cảm nồng nàn mãnh liệt và ngôn từ mang tính nhạc, tính họa rất cao, chọn lọc rất cao. Như vậy, ý kiến của Xuân Diệu khá toàn diện khi định nghĩa về thơ.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Duật viết vào năm 1969 - khi cuộc chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Máy bay giặc Mỹ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom đạn và chất độc hóa học xuống con đường chiến lược mang tên con đường Hồ Chí Minh. Các trọng điểm mịt mù lửa khói suốt đêm ngày. Những đoàn xe vận tải quân sự vẫn nối đuôi nhau đi lên phía trước. Lấy cảm hững từ những đoàn xe này Phạm Tiến Duật đã viết nên thi phẩm "Bài thơ về tiểu dội xe không kính". Và cũng qua hình ảnh của những chiếc xe "ko kính" đã làm nổi bật hình ảnh những người lái xe oai hùng trên tuyến đường Trường Sơn. Những người lính mang trong mình tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ, họ có cho mình tình đồng đội cao đẹp cùng ý chí chiến đấu vì miền Nam tổ quốc vô cùng cao đẹp.

    Như câu nói của Xuân Diệu "thơ là hiện thực" và hiện thực mà Phạm Tiến Duật đã mang vào trang thơ của mình là hiện thực tàn khốc của chiến tranh đầy khó khăn và hiểm nguy.

    "Không có kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"

    Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá nhưng tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một lý do vô cùng hiển nhiên nhưng lại đủ sức thuyết phục cho việc chiếc xe không có kính. Hai từ "không" được đặt trong một câu thơ đã khẳng định rằng đó là sự thật hiển nhiên: Chiếc xe trước kia vẫn là chiếc xe nguyên vẹn, hoàn chỉnh. Thế nhưng bây giờ bị "bom giật" "bom rung" nên "kính vỡ đi rồi", bọn Mỹ độc ác đã trút bao nhiêu hận thù xuống mảnh đất đầy đau thương này!

    Hình ảnh chiếc xe một lần nữa được Phạm Tiến Duật tái hiện lại ở khổ thơ cuối:

    "Ko có kính rồi xe không có đèn

    Ko có mui xe thùng xe có xước.

    Nếu ở đầu bài thơ hình ảnh chiếc xe xuất hiện là một chiếc xe không kính thì ở cuối bài thơ chiếc xe không chỉ" không kính "mà còn" không có đèn "," không có mui xe "mà" thùng xe "lại" có xước ". Chiếc xe từng bị" bom giật" "bom rung" nên mới chẳng còn kính, như thế tưởng chừng đã vô cùng ác liệt nhưng không. Chiến tranh không có ác liệt nhất chỉ có ác liệt hơn mà thôi, chiếc xe đã từng cứng cỏi, hoàn hảo như thế cũng chỉ còn lại một phần không hoàn chỉnh. Vậy những con người bằng máu bằng thịt họ có thể bị chiến tranh lấy đi những gì đây?

    Đó chính là hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà những người lính phải trải qua. Cũng vì những "chiếc xe không kính" ấy mà người lính phải trải qua những gian khổ, thử thách trên con đường Trường Sơn ấy.

    "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng"

    Những câu thơ tả thực đến từng chi tiết. Xe không có kính, nên gió thổi trực tiếp vào mắt của những người lính lái, khiến họ phải "xoa mắt đắng". Gió được nhân hóa và chuyền đổi cảm giác đầy ấn tượng. Có lẽ vì xe chạy thâu đêm nhưng xe lại chẳng có kính nên những người lính ấy mới cảm giác "đắng" như vậy.

    Đoạn đường phía trước không chỉ có gió làm mắt các anh "đắng" mà còn có cả "bụi".

    "Bụi phun tóc trắng như người già"

    Mái tóc xanh đen là thế nhưng khi đi trên con đường ấy với "chiếc xe không kính", tóc các anh đã "trắng" xóa vì bụi. Chỉ qua mấy dặm đường nhưng mái tóc đã có sự thay đổi đáng sợ, từ mái tóc đen nhánh trở nên "tóc trắng như người già". Hình ảnh so sánh thật hóm hỉnh nhưng lại vô cùng hiện thực.

    Hiện thực đầy gian khổ, thử thách, những người lính họ phải chịu cả những thách thức của thiên nhiên "Mua tuôn mưa xối như ngoài trời"

    "Mưa tuôn", "mưa xối" làm ướt đi chiếc áo xanh của anh bộ đội cụ Hồ vì họ ngồi trong xe mà như "ngoài trời" vì xe làm gì có kính. Những hình ảnh "Bụi phun tóc trắng như người già" hay "Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời" là những hình ảnh vô cùng chân thực về những người chiến sĩ lái xe ra mặt trận. Câu thơ Phạm Tiến Duật chẳng những hay về hình ảnh mà còn hay về âm điệu. Những thanh trắc (có kính, ướt áo, xối, lái) phô diễn được cái nghiệt ngã của người lái xe trên đoạn đường chiến tranh. Đó là hiện thực. Và thơ cần là hiện thực trước hết.

    *Nhưng nếu tác phẩm văn học nào cũng chỉ phản ánh hiện thực bằng cách bê nguyên vào trang viết thì văn học chẳng khác nào những tấm ảnh phô tô, không một chút khác biệt. Cái hay của nghệ thuật chính là hiện thực vào đến trang văn, đã qua tấm kính lọc của nhà văn. Người nghệ sĩ, với mỗi cách hiểu của mình, kiến thức và sự trải nghiệm riêng sẽ tiếp nhận hiện thực theo một cách riêng. Và khi vào đến trang thơ rồi, nó không chỉ đơn giản là hiện thực, là cuộc đời nắng gió bên ngoài mà còn là cuộc đời của chính nhà văn, là một phần của người nghệ sĩ tự cất tiếng để thể hiện mình. Bởi thế, thơ còn chính là "cuộc đời", một cuộc đời có một không hai. Và "cuộc đời" mà Phạm Tiến Duật vẽ nên chính là "cuộc đời" chiến đấu của những người lính anh dũng.

    "Cuộc đời" chiến đấu của họ gắn liền với tinh thần lạc quan, bất chấp coi thường gian khổ.

    "Ung dung bường lái ta ngồi

    Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng"

    Từ "Ung dung" được đảo lên đầu thể hiện tư thế hiên ngang, bình thản của nhhững người lính xế. Câu thơ có nhịp 2/2/2 cùng động từ "nhìn" lặp lại 3 lần cùng không gian rộng mở "đất trời" vừa thế hiện được cái nhìn phóng kháng, vừa thể hiện được sự tập trung cao độ và kiên định của người lính lái xe. Các anh "nhìn đất" để cua, để tránh những hố bom còn cay mùi khét, các anh "nhìn trời" để cảnh giác hay thách thức lũ giặc trên bầu trời, và đặc biệt là cái "nhìn thẳng" đầy bản lính, dám nhìn thẳng, đói diện với những khó khắn khốc liệt trước mắt.

    "Thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

    Như sa như ùa vào buồng lái"

    Cả vũ trụ như thu lại trong buồng lái của người lính. Trên có bầu trời, cánh chim; ở giữua có ngọn gió và dưới đất có con người. Chiếc xe lao nhan, mọi hình ảnh không còn tĩnh lại mà chuyện động mạnh mẽ như đang quăng, đang ném vào buồng lái của người lính. Điệp ngữ "nhìn thấy", "thấy" lặp lại như tiếng reo thú vị của người lính về những bất ngờ trên đường lái xe. "Thấy con đường chạy thẳng vào tim" là một hình ảnh rất thực. Nhịp thơ nhu nhịp xe lao đi vun vút. Có cảm giác xe chạy nhanh nuốt cả con đường. Câu thơ đã diễn tả chính xác đến từng chi tiết gây cho người đọc cái cảm giác căng thẳng, đầy thử thách của chẳng đường người lính trải qua. Thế nhưng những người lính trong xe lại ung dung, bình thản lái xe tiến về phía trước, thoải ái tận hưởng vẻ đẹp qua ô cửa kính vỡ và đối với họ tất cả thiên nhiên cảnh vật như đồng hành cùng họ tiến về phía trước. Những dáng ngồi hiên ngang, những cái nhìn được khắc vào cuộc đời.

    Những người lính khi phải đói mặt với những gian khổ như đối mặt với bụi đường "bụi phun tóc trắng như người già", mưa rừng "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời". Nhưng họ đã chấp nhận những khó khắn như một hiện thực tất yếu "ừ thì ướt áo", "ừ thì có bụi". Câu thơ sử dung loại khẩu ngữ thể hiện giọng điệu ngan tàn. Và hơn thế là một thái độ thách thức "chưa cần rửa", "chưa cần thay", một tinh thần vừa bình thản, vừa ung dung, vừa bình thản, vừa rất ngang tàn vượt lên trên hoàn cảnh một cách rất thoải mái, là hình ảnh người lính "phì phèo châm điếu thuốc", "lái trăm cây số nữa". Chúng ta còn bắt găpj ở họ một thái độ vui vẻ, trẻ trung "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, mưa ngừng gió lùa mau khô thôi", Tiếng cười sảng khoái, phá tan những căng thẳng trong cuộc kháng chiến. Tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ đã trở thành một phần trong hình tượng nhưng người lính ấy, là ngọn đuốc sáng trong sinh mệnh của họ.

    Cuộc đời của những người lính còn là tình đồng đội cao đẹp trong những năm tháng tham gia kháng chiến:

    "Những chiếc xe từ trong bơm rơi

    Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi"

    Bom đạn, hiểm nguy của chiến tranh lại chính là cầu nối đưa những người lính đến với nhau. Chiếc xe không kính đã tạo nên những cái bắt tau độc đáo. Trước đó, trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã tạo nên cái bắt tay không lời và thấm thía vô cùng "thương nhau tay nắm bàn tay". Hòa bình lặp lại, nhà thơ Tố Hữu cũng tạo nên cái bắt tay đầy nghẹn ngào "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". Nếu cái bắt tay của Chính Hữu siết chặt tình đồng chí, cái bắt tay cúa Tố Hữu siết chặt tình đồng bào thì cái bắt tay của Phạm Tiến Duật siết chặt tình đồng đội. Câu thơ giàu tính tạo hình gợi tương phản ngộ nghĩnh: Qua ô cửa kính vỡ những người lính trao nhau cái bắt tay nồng ấm, khoẻ khắn. Từ những chiếc bắt tay ấy tình đồng đội đã hóa thành gia đình

    "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

    Cách định nghĩa về gia đình của nhà thơ thật tếu và hóm hỉnh nhưng không kém phần sâu săc. Giản đơn vậy thôi, gắn bó với nhau, sâu nặng tình cảm là đã thành gia đình rồi. Tình cảm gia đình ấy lại chính là món quà ấm áp nhất trong cuộc đời người lính của họ trong cái hiên thực tan khốc của chiến tranh.

    Chắc có lẽ để nói về cuộc đời người lính sẽ thật thiếu xót nếu không nói về lí tưởng cao quý của họ, ý chí chiến đấu vì miền Nam tổ quốc. Các anh ra trận với tâm hồn phơi phới tuổi xuân

    "Xe vẫn chạy vì miền Nam tổ quốc

    Chỉ cần trong xe có một trái tim"

    Những cái "không có" được liệt kê liên tiếp "không kính", "không đèn", "không mui", thùng xe có xước, biến dạng. Ba cái "không có" nhưng chỉ cần một cái "có" đã đủ tạo nên sự cân bằng. "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Sử dụng thủ pháp tương phnr, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thể hiện chân thực cái hiện thực bi hùng của cuộc chiến đấu của cả dân tộc và khí phách kiên cường, nhiệt tình cứu nước của những người lính lái xe. Mọi thứ trong xe có thể không còn nguyên vẹn, chỉ cần nguyên vẹn trái tim người chiến sĩ thì chiếc xe vẫn sẽ tới đich. Hai chữ "trái tim" khép lại bài thơ nhưng mở ra cho người đọc thấy toàn bộ bức tranh cuộc đời người lính. Họ mang trong mình con tim đang đập những nhịp đập khắc sâu tình yêu tổ quốc. Trái tim ấy khiến chiếc xe trở thành cơ thể sống, thống nhất với người lái xe, không có gì có thể ngăn cản được. Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quân và sức mạnh chiến thắng. Với lí tường "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Các anh đã lấy sự hy sinh cho dân tộc làm hạnh phúc thiêng liêng cao cả của cuộc đời mình:" Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường

    Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ:

    Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

    Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

    Lê Anh Xuân, Dáng đứng Việt Nam

    Thật sự là như vậy dáng ngồi, tình đồng đội và ý chí vì miền Nam của các anh cũng đã tạc vào thế kỉ, in vào trong cuộc đời chiến đấu của người lính.

    Nhưng như thế chưa đủ, "thơ còn là thơ nữa", là "bà chúa của nghệ thuật". Nhan đề của bài thơ dài như một câu văn xuôi thế nhưng chính nó lại tạo sự thu hút, gây ấn tượng với người đọc ngay ở đầu bài thơ. Và cũng nhan đề ấy đã làm nổi bật hình tượng trung tâm của bài thơ. Hình ảnh những chiếc xe không kính bị tàn phá rất ác liệt nhưng vẫn bon bon ra trận. Cùng với việc Phạm Tiến Duật thông qua hình ảnh chân thực nhưng rất độc đáo laàn đầu xuất hiện trong thơ ca thời kì đó của những chiếc xe không kính, tác giả đã thể hiện được tư tưởng chủ đạo của bài thơ cũng như tái hiện thành công hình tượng của những người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Những người lính đã ung dung tận hưởng thiên nhiên qua ô cửa kính vỡ trên đường Trường Sơn, những người lính có tình cảm đồng đội cao đẹp. Kết hợp với ngôn ngữ thơ mộc mạc, đậm chất văn xuôi. Có những câu thơ trong bài tưởng như không chấp nhận được lại làm nên chất thơ, vẻ đẹp của những chàng lính xế. Giọng thơ ngang tàng, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả (những chàng trai lái xe trên những chiếc xe không kính). Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn thú vị và giàu chất thơ. Việc kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động.

    Nhận định của Xuân Diệu thật sâu sắc và toàn diện. Một bài thơ hay chính là bài thơ biết sống vì thời đại của nó, vì lẽ sống chung của mọi người nhưng không quên những tình cảm mãnh liệt của mình và hiển hiện ra bằng hình thức nghệ thuật độc đáo. Cái hiện thực giúp cho thơ hòa cùng nhịp đạp chung nhưng tình cảm đặc biệt để thơ có được chỗ đứng riêng. Cái tài của người nghệ sĩ chính là biết biến những câu chuyện cuộc sống thành câu chuyện của mình nhưng có thể làm cho người ta khi đọc không còn thấy câu thơ nữa mà chỉ còn thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình vậy. Phải chăng, như Paul Eluard:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    "Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế" - Hoài Thanh.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói riêng và những tác phẩm nghệ thuật đích thực, đã, vẫn và sẽ còn sống mãi..

    - Hết-
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...