Thơ Đường (Đường Thi) là toàn bộ thơ ca của đời thuộc nhà Đường được các thi sĩ Trung Hoa sáng tác trong khoảng từ thế kỉVII – X (618 – 907) . Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩ và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam.. Tuy nhiên, thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau: - Thơ Đường luật: Là thể thơ được đặt ra một cách có quy tắc từ tời nhà Đường. - Thơ Đường: hiểu đơn giản là thơ được sáng tác bởi các thi sĩ Trung Hoa. Thơ Đường bao gồm thể thơ Đường luật, hoặc theo phong cách thể thơ khác nhưng phần lớn thuộc thơ Cổ Phong. Thơ Đường trải qua các thời kì: Thời Sơ Ðường (618-713) Sơ Ðường bao quát thời gian từ năm đầu niên hiệu Vũ Ðức, đời Đường Cao Tổ (618) đến năm đầu niên hiệu Khai Nguyên, đời Ðường Huyền Tông (713), gần một trăm năm. Thơ Ðường bắt đầu phát triển; hình thức và nội dung dần dần hình thành và sung thực. Cái di phong thời Lục triều tuy còn vương sót, nhưng rồi lần lần phai lạt, nhường chỗ cho một phong khí mới, sẽ tạo nên sự hưng thịnh của thời Thịnh Ðường. Thời Thịnh Ðường (713-766) Có thể gọi thời Thịnh Ðường là thời Ðường Minh Hoàng, vì có liên hệ mất thiết với vị vua này. Cuộc khởi loạn của An Lộc Sơn (năm 755) là cái mốc phân chia thời này ra làm hai giai đoạn: Thái bình và tán loạn. Thời Trung Ðường (766-835) Sau khi loạn An Lộc Sơn, Sử Tư Minh đã bình, tình hình vẫn còn phân loạn. Phiên trấn cát cứ, Hồi Ngột, Thổ Phồn quấy nhiễu, triều đình thối nát, loạn quan lộng quyền, đó là những nguyên nhân khiến xã hội bất an, nhân dân cực khổ. Tình trạng thi ca kém hẳn thời trước. Các nhà thơ chỉ quanh quẩn trong phạm vi cũ, không có gì mới mẻ đáng làm vinh diệu cho thi đàn. Nổi bật hơn cả là Bạch Cư Dị. Thời Vãn Ðường (836-905) Tình trạng, chính trị, kinh tế, xã hội càng ngày càng suy đồi. Quan lại tham nhũng, thuế má nặng nề, thưởng phạt bất công, những nguyên nhân ấy đưa đến loạn Vương Tiên Chi (874) rồi loạn Hoàng Sào hơn trong 10 năm, làm sụp đổi nhà Ðường. Lịch sử tái diễn cảnh hổn độn khoảng cuối đời Tuỳ, văn học trở lại duy mỹ lúc Ðường Sơ. Trước kia có phái Ỷ mỹ, bây giờ có phái Chi Phấn, tràn ngập phong khí hoa diễm lãng mạn. Ba nhà thơ nổi trội nhất thời này là: Lý Thương Ẩn, Ðỗ Mục và Ôn Ðình Quân. Các thể thơ trong Đường thi: Cổ thể hay cổ phong, Cận thể hay kim thể, Luật thi, Tuyệt cú, Nhạc phủ