Thiết kế trang phục với hoạ tiết dân tộc thiểu số mĩ thuật 8

Thảo luận trong 'Nhạc Hoạ' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 14 Tháng mười hai 2023.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    Chủ đề 3: MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

    Bài 8: THIẾT KẾ TRANG PHỤC VỚI HỌA TIẾT DÂN TỘC

    Mĩ thuật 8 - sách chân trời sáng tạo bản 1

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

    - Nhận biết được vẻ đẹp của họa tiết dân tộc, màu sắc hài hòa trong một sản phẩm thời trang. Nêu được cách tạo hình và thiết kế sản phẩm thời trang từ nền trang trí họa tiết dân tộc thiểu số.

    - Thiết kế được bộ trang phục với họa tiết dân tộc thiểu số.

    - Có ý tưởng và chia sẻ cách thiết kế thời trang từ những họa tiết dân tộc thiểu số.

    - Chỉ ra được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống và trong học tập, sáng tạo.

    [​IMG]

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Đối với giáo viên.

    - Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.

    - Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

    2. Đối với học sinh.

    - SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. KHÁM PHÁ. Quan sát – Nhận thức về hình thức bộ trang phục. 8'


    A. Mục tiêu: Nhận biết được vẻ đẹp của họa tiết dân tộc, màu sắc hài hòa trong một sản phẩm thời trang.

    B. Nội dung: Tổ chức cho HS quan sát hình ảnh một số trang phục, thảo luận và chỉ ra loại trang phục trong, màu sắc, cách trang trí và nét đặc trưng của mỗi bộ trang phục.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Trang phục làm từ chất liệu gì?

    + Màu sắc và cách trang trí của mỗi bộ trang phục như thế nào?

    + Bộ trang phục có đặc điểm gì?

    + Chi tiết nào thể hiện đặc trưng riêng của bộ trang phục.


    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    [​IMG]

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Tổ chức cho HS quan sát bộ trang phục trong SGK Mĩ thuật 8, và do GV chuẩn bị.

    - Nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận và chỉ ra;

    + Loại trang phục.

    + Màu sắc và cách trang trí của bộ trang phục.

    + Nét đặc trưng mỗi của bộ trang phục.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    - HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8 và do GV chuẩn bị.

    - Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi

    - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

    Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    - GV gọi vài HS đứng dậy trả lời, chia sẻ.

    - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

    Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

    [​IMG]

    2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: Cách tạo hình và thiết kế một bộ trang phục. 12'

    A. Mục tiêu: Nêu được cách tạo hình và thiết kế sản phẩm thời trang từ nền trang trí họa tiết dân tộc thiểu số.

    B. Nội dung: Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, chỉ ra cách tạo hình và thiết kế một bộ trang phục.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Để tạo hình và thiết kế một bộ trang phục cần bao nhiêu bước?

    + Bước xây dựng ý tưởng cho bộ trang phục là bước thứ mấy?

    + Bước vẽ chi tiết và cắt hình bộ trang phục được thực hiện sau bước nào?

    + Họa tiết dân tộc và màu sắc của họa tiết có phù hợp với bộ trang phục này không?

    + Cần làm gì đẻ bộ trang phục đẹp và sinh động hơn?

    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 35 trong SGK Mĩ thuật 8, để nhận biết cách tạo hình và thiết kế một bộ trang phục từ nền trang trí họa tiết dân tộc thiểu số đã làm ở bài học trước

    - Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận, phân tích và chỉ ra cách tạo hình và thiết kế một bộ trang phục.

    [​IMG]

    Phác hình và tạo dáng trang phục lên giấy​

    [​IMG]

    Sử dụng nền trang trí đã tạo từ khuôn in họa tiết dân tộc thiểu số

    [​IMG]

    Sử dụng nền trang trí trang phục và vẽ thêm chi tiết​

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    - HS quan sát hình minh họa ở trang 35 trong SGK Mĩ thuật 8

    - HS thảo luận phân tích và trả lời câu hỏi

    - HS ghi nhớ các bước thực hiện

    Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày

    - HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện.

    - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn.

    Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

    * Tóm tắt để HS ghi nhớ: Khai thác giá trị nghệ thuật từ các hình in họa tiết hoa văn của đồng bào dân tộc thiểu số có thể tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ trong mẫu thiết kế trang phục.

    [​IMG]

    3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO: Tạo hình và thiết kế bộ trang phục với họa tiết dân tộc thiểu số. 25'

    A. Mục tiêu: Thiết kế được bộ trang phục với họa tiết dân tộc thiểu số.

    B. Nội dung:

    - Tổ chức cho HS quan sát nền trang trí được tạo từ bài học trươc để hình thành ý tưởng và thực hiện tạo bộ trang phục yêu thích với họa tiết dân tộc thiểu số.

    - Hướng dân, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.

    * Câu hỏi gợi mở:

    + Em sẽ tạo bộ trang phục gì từ nền hoa có sẵn?

    + Em sẽ thiết kế và trang trí họa tiết dân tộc thiểu số vào phần nào của bộ trang phục?

    + Em sẽ tạo thêm phụ kiện gì cho bộ trang phục thêm sinh động?

    C. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật của HS.

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Tổ chức cho HS quan sát nền trang trí đã tạo từ bài học trước và hình ảnh một số bộ trang phục trong SGK Mĩ thuật 8. cũng như trong thực tế để HS hình dung vẽ bộ trang phục sẽ thiết kế.

    - Nêu câu hỏi để HS chia sẻ vể ý tưởng thiết kế được bộ trang phục và cách sử dụng nền trang trí có sẵn cho phù hợp để tạo bộ trang phục.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

    - HS quan sát nền trang trí đã tạo từ bài học trước và hình ảnh một số bộ trang phục trong SGK Mĩ thuật 8.

    - HS hình thành ý tưởng và thực hiện tạo bộ trang phục yêu thích.

    Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét về tinh thần và thái độ học tập

    [​IMG]

    [​IMG]

    4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 45'

    4.1. Phân tích – đánh giá: Trưng bày và chia sẻ 35'


    A. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.

    B. Nội dung: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, thảo luận, phân tích và chia sẻ ý tưởng thiết kế sản phẩm từ họa tiết dân tộc trong tác phẩm.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Em ấn tượng với trang phục nào?

    + Ý tưởng thiết kế bộ trang phục từ nền họa tiết dân tộc là gì?

    + Cách kết hợp hình, màu của họa tiết dân tộc trong bộ trang phục có phù hợp không?

    + Bộ trang phục đó phù hợp với đối tượng sử dụng nào?

    + Cần điều chỉnh gì để bộ trang phục hoàn thiện hơn?

    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    [​IMG]

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Tổ chức cho HS tổ chức trưng sản phẩm ở vị trí thuận tiện quan sát.

    - Nêu câu hỏi gợi ý để HS phân tích thảo luận, chia sẻ về;

    + Bộ trang phục yêu thích.

    + Ý tưởng thiết kế sản phẩm thời trang từ nên họa tiết trang trí dân tộc.

    + Cách kết hợp hình, màu sắc của họa tiết dân tộc trong sản phẩm.

    + Đối tượng sử dụng bộ trang phục.

    + Ý tưởng điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    HS trưng bày sản phẩm, thảo luận, phân tích và chia sẻ ý tưởng thiết kế sản phẩm từ họa tiết dân tộc.

    Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.

    Thang đánh giá xếp loại:

    - Mức A: Từ 8, 5 - 10 điểm

    - Mức B: Từ 7 - 8 điểm

    - Mức C: Từ 5 - 6, 5 điểm

    - Mức D: Dưới 5 điểm

    [​IMG]

    4.2. Vận dụng - phát triển: Tìm hiểu ứng dụng của họa tiết dân tộc thiểu số trong cuộc sống. 7'

    A. Mục tiêu: Có ý tưởng và chia sẻ cách thiết kế thời trang từ những họa tiết dân tộc thiểu số. Chỉ ra được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống và trong học tập, sáng tạo.

    B. Nội dung: Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8, và trong thực tế để các em nhận biết thêm về một số hình thức trang trí trên sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình mô phỏng theo họa tiết của các dân tộc thiểu số.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Em thích sản phẩm ứng dụng, họa tiết trang trí nào? Vì sao?

    + Họa tiết trên các sản phẩm được thể hiện như thế nào?

    + Thông qua tác phẩm ứng dụng đó, em có ý tưởng gì để gìn giữ và phát huy giá trị thẩm mĩ, văn hóa của các dân tộc thiệu số ở Việt Nam?

    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 37 trong SGK Mĩ thuật 8, và do GV chuẩn bị.

    - Nêu câu hởi gợi ý để HS thảo luận và chỉ ra những ứng dụng của họa tiết dân tộc thiểu số trong cuộc sống.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

    - HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8, và trong thực tế để các em nhận biết thêm về một số hình thức trang trí trên sản phẩm mĩ thuật.

    - HS thảo luận để trả lời câu hỏi

    Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

    * Tóm tắt HS ghi nhớ: Sử dụng hình họa tiết trang trí của các dân tộc thiểu số là cách bảo tồn, phát huy giá trị thẩm mĩ và văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trang phục dân tộc H'mông​
     
    THG NguyenLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng một 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...