Thiết kế chương trình quan trắc nước hồ Phú Diễn B1: Xác định mục tiêu, thành phần, đối tượng môi trường cần quan trắc Đối tượng: Nước hồ Phú Diễn- Từ Liêm – Hà Nội Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng nước hồ Xác định nguyên nhân, nguồn tác động gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ Đưa ra biện pháp khắc phục, cải thiện hiện trạng nước hồ B2: Lập danh mục thông số cần quan trắc Thông số đo tại hiện trường: DO, nhiệt độ, độ đục, độ trong, pH Thông số phân tích tại phòng thí nghiệm: Clorua, độ kiềm, độ cứng B3: Thiết kế sơ bộ phương án lấy mẫu Vị trí lấy mẫu: Lấy mẫu tại 3 điểm đại diện để đánh giá chất lượng nước hồ Vị trí: Điểm 1: Phía cống thải vào hồ trước xưởng sản xuất Tân Tiến Phong, lấy mẫu cách bờ khoảng 4-5m, nhằm đánh giá nước thải sinh hoạt và sản suất của khu dân cư Điểm 2: Lấy mẫu vùng nước giữa hồ từ khu đài tưởng niệm, cách bờ 1-2m, đánh giá chất lượng nước xung quanh hồ Điểm 3: Lấy mẫu gần phía cửa cống đổ ra ruộng gần phía bên kia đường Phương án lấy mẫu nước ao hồ theo TCVN 1994: 1995 B4: Khảo sát thực tế khu vực cần quan trắc Hồ Phú Diễn nằm trên địa phận xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 200 m2 Tiếp giáp: Phía Đông: Giáp đường K1, xa cộ đi lại nhiều, nhiều bụi Phía Tây: Có đài tưởng niệm liệt sĩ, giáp với khu nhà dân Phía Bắc: Có khu dân cư, quán nước ven hồ, xưởng sản xuất Phía Nam: Khu dân cư, chợ, hàng quán kinh doanh B5: Thiết kế chi tiết phương án lấy mẫu Vị trí lấy mẫu: Các nguồn gây tác động tới chất lượng nước hồ: Có hai đường cống đổ vào hồ: Một cống ở phía Tây Nam đổ vào khu chợ nhà dân Một cống đổ vào phía Đông Bắc trước cửa sản xuất đồ nội thất Tân Tiến Phong Chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và rác từ khu chợ thải ra ven hồ quanh các cửa cống là rác và lá cây, nước hồ chuyển sang màu xanh đục. B6: Tần suất, thời gian quan trắc Tần suất: Tối thiểu 2 tháng/ đợt (6 đợt / năm) Thời gian: 9h sáng ngày 06/12/2022 B7: Xác định phương pháp lấy mẫu, đo tại hiện trường và phân tích phân tích phòng thí nghiệm Phướng pháp lấy mẫu: Thả thiết bị lấy mẫu đứng xuống ngập nước, lấy mẫu kéo thiết bị lên Tráng rửa bình đựng mẫu vài lần bằng nước ở nơi lấy mẫu, lấy mẫu nước tràn đầy bình Thêm hóa chất bảo quản hoặc cố định oxy, vặn chặt nút tránh rò rỉ, nhiễm bẩn mẫu. Đo tại hiện trường: Phân tích tại phòng thí nghiệm: B8: Lây mẫu và bảo quản mẫu B9: Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu Dụng cụ: 3 bình PE loại 500ml để đựng mẫu 1 bình thủy tinh tối màu 500ml, rửa sạch, dán nhãn Thiết bị lấy mẫu chuyên dùng: Thiết bị lấy mẫu đứng, thiết bị lấy mẫu theo độ sâu, máy đo nước theo độ sâu (pH, DO, nhiệt độ) Dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường: Pipet, quả bóp.. Hóa chất phòng thí nghiệm: Hóa chất phục vụ xác định độ kiềm, độ cứng, clorua.. B10: Phương tiện phục vụ lấy mẫu Tài liệu: Bản đồ, thông tin chung về khu vực lấy mẫu, Theo dõi thời tiết Chẩn bị hóa chất, trang phục lấy mẫu, bảo quản mẫu Chuẩn bị các biểu mẫu, nhật ký quan trắc, phân tích Chuẩn bị phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu, vận chuyển mẫu: Xe, thuyền.. B11: Lập kế hoạch QA/QC 1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc Chương trình quan trắc nước mặt hồ Phú Diễn cụ thể như sau: Thông số quan trắc: DO, nhiệt độ, độ đục, độ trong, pH, Clorua, độ kiềm, độ cứng Vị trí quan trắc: Tại 3 điểm đại diện Tuần suất: 2 tháng/đợt (6 đợt/năm) a) Đảm bảo chất lượng lấy mẫu: Cán bộ lấy mẫu được đào tạo và tập huấn trước khi tham gia lấy mẫu tại hiện trường; Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, hóa chất thuốc thử bảo quản mẫu đầy đủ và phù hợp; Các dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chứa đựng, bảo quản mẫu được vệ sinh, kiểm tra, đảm bảo không làm nhiễm bẩn mẫu; Máy móc đo đạc tại hiện trường được hiệu chuẩn, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra trước khi lấy mẫu; Cán bộ lấy mẫu tại hiện trường tiến hành đo nhanh các thông số tại hiện trường như nhiệt độ, lưu lượng.. Tất cả các mẫu lấy tại hiện trường được dán nhãn cho từng mẫu, đảm bảo định danh tính mẫu cần lấy; Theo dõi khí tượng: Đo đạc các yếu tố vi khí hậu, điều kiện thời tiết và một số bất thường khác trong quá trình thực hiện thu mẫu ở hiện trường; Bảo quản mẫu bao gồm từ trong quá trình thu mẫu tới khi kết thúc và đưa về phòng thí nghiệm. Tuân thủ việc cho thêm các chất bảo quản theo qui trình đã định. b) Kiểm soát chất lượng hiện trường: Tiến hành lấy mẫu trắng hóa chất nhằm kiểm tra mức độ tinh khiết của hóa chất sử dụng cho từng phương pháp phân tích, kiểm tra mức độ nhiễm bẩn của dụng cụ lấy, chứa mẫu, giấy lọc nước hay các thiết bị khác có liên quan đến công việc thu, bảo quản và vận chuyển mẫu; Thực hiện mẫu thêm chuẩn tại hiện trường nhằm kiểm soát chất lượng phép thử. Mẫu được lấy phải đại diện cho khu vực quan trắc về không gian và thời gian, đáp ứng được các yêu cầu của chương trình quan trắc. Các biện pháp an toàn con người, thiết bị: Cán bộ tham gia kế hoạch quan trắc được tập huấn an toàn vệ sinh lao động, an toàn trong lưu giữ, vận chuyển và sử dụng hóa chất theo quy định. Các thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác được kiểm tra, kiểm định theo định kỳ nhằm đảm bảo tính năng hoạt động và chất lượng. Trang thiết bị an toàn được chuẩn bị trước khi thực hiện quan trắc ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm. 2. QA/QC trong công tác chuẩn bị Xác định vị trí cần lấy mẫu Xác định các thông số cần quan trắc, bao gồm tên thông số, đơn vị đo, phương pháp quan trắc thông số đó. Phương pháp quan trắc thực hiện theo các văn bản, quy định pháp luật hiện hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận. Sử dụng trang thiết bị phù hợp với phương pháp quan trắc. Trang thiết bị phải có hướng dẫn sử dụng, thông tin về ngày bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn và người sử dụng. Sử dụng cách thức bảo quản mẫu phù hợp với các thông số quan trắc theo quy định phap luật hiện hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận. Hóa chất, mẫu chuẩn được chuẩn bị đầy đủ theo quy định của từng phương pháp quan trắc, được đựng trong các bình chứa phù hợp, có dán nhãn đầy đủ về các thông tin: Tên hoặc loại hóa chất, mẫu chuẩn; tên nhà sản xuất; nồng độ; ngày chuẩn bị, người chuẩn bị; thời gian sử dụng và các thông tin khác nếu có. Dụng cụ chứa mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc, không làm biến đổi chất lượng mẫu, được dán nhãn khi có chứa mẫu. Vận chuyển mẫu phải bảo toàn mẫu về chất lượng và số lượng. Thời gian vận chuyển và nhiệt độ phải thực hiện theo quy định hiện hành về quan trắc môi trường đối với từng thông số quan trắc. Cán bộ quan trắc hiện trường phải có trình độ chuyên môn phù hợp. 3. QA/QC tại hiện trường Khi lấy mẫu ngoài hiện trường thực hiện trình tự theo các bước đối với từng chỉ tiêu, theo SOP trong lấy mẫu hiện trường. Khi lấy mẫu hoàn tất sẽ được ký hiệu, mã hóa và được bảo quản trong thùng xốp dán kín, đối với các thiết bị đo nhanh sẽ được ghi nhận vào nhận kí hiện trường. Sử dụng mẫu QC để kiểm soát chất lượng, bao gồm: Số lượng mẫu QC không vượt quá 10% tổng mẫu thực quan trắc. Cứ 10 mẫu thì tiến hành 1 mẫu QC. Nếu số lượng mẫu quan trắc < 30 mẫu, phải làm ít nhất 3 mẫu QC. Các mẫu QC thực hiện như sau: a) Mẫu trắng dụng cụ lấy và chứa mẫu Dùng nước cất tráng hoặc đổ vào dụng cụ lấy mẫu. Sau đó nạp vào chai chứa mẫu. Mẫu được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số tương tự như mẫu cần lấy. b) Mẫu trắng vận chuyển Mẫu trắng vận chuyển: Cho vào dụng cụ chứa mẫu một lượng nước cất tinh khiết hoặc nước đã khử ion, đậy kín nắp, chuyển từ phòng thí nghiệm ra ngoài hiện trường và được vận chuyển cùng với mẫu thật. c) Mẫu trắng hiện trường Mẫu trắng hiện trường: Cho vào dụng cụ chứa mẫu một lượng nước cất tinh khiết/nước khử ion và chuyển từ phòng thí nghiệm ra ngoài hiện trường. Tại hiện trường nắp dụng cụ chứa mẫu được mở ra và xử lý giống như các mẫu thật. d) Mẫu trắng phương pháp Phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thật nhưng tiến hành trên nước cất. e) Mẫu trắng phân tích Phân tích lặp lại 2 lần trên mỗi mẫu với cùng một cán bộ tiến hành, và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thật. 4. QA/QC trong phòng thí nghiệm Đảm bảo chất lượng phòng thí nghiệm Cán bộ, nhân viên PTN có quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn do người có thẩm quyền quản lý. Cán bộ quản lý PTN có trình độ đại học trở lên. PTN duy trì duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo mẫu QC (quy định trong các SOP_X cụ thể), thành thạo nội bộ và so sánh liên phòng (theo các chương trình của Bộ TNMT, Trung tâm CASE.. tổ chức trên các đối tượng mẫu khác nhau). PTN phân loại, thống kê, lưu trữ, quản lý và kiểm soát tài liệu, hồ sơ thuộc hệ thống quản lý chất lượng của phòng. Hàng năm, quản lý chất lượng lập kế hoạch và tự đánh giá hoạt động của PTN. Sau khi đánh giá, PTN có biện pháp khắc phục, cải tiến các lỗi phát hiện. Phương pháp thử được phê chuẩn. Trang thiết bị PTN có kế hoạch kiểm tra, bảo trì và hiệu chuẩn định kỳ. Điều kiện môi trường PTN đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Quản lý mẫu thử phải thích hợp với từng thông số phân tích cụ thể. Hệ thống mã hóa mẫu phải đảm bảo không nhầm lẫn mẫu. Các mẫu sau khi phân tích xong, phải lưu 7 ngày. Số liệu được kiểm tra độ đúng, độ lặp lại của phép thử, và sự thành thạo của phân tích viên Kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm PTN mẫu QC như: Mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng phương pháp, mẫu lặp, mẫu thêm chuẩn, mẫu chuẩn thẩm tra. Số lượng mẫu QC không vượt quá 15% tổng số mẫu cần phân tích. PTN tiến hành phân tích 1 mẫu trên một loạt 20 mẫu thử. Tiêu chí chấp nhận của kiểm soát chất lượng được thực hiện đúng quy định trong SOP_X cụ thể.