Thiên quân nhất phát là gì? Bạn từng nghe "Thiên quân nhất phát" bao giờ chưa? Thiên quân nhất phát là một thành ngữ xuất phát từ Trung Quốc mang ý nghĩa là: Ngàn cân treo sợi tóc! Chữ "Quân" ở đây là một đơn vị trọng lượng thời cổ, một quân bằng 30 cân. Còn "Nhất phát" là chỉ sợi tóc. Ý chỉ một sợi tóc nhỏ mà treo cả ngàn cân. Ví với sự nguy hiểm cực kì hoặc tình thế vô cùng nguy cấp. Chỉ mỏng đừng nói treo ngàn cân, một cân cũng khó có thể. "Mành chỉ treo chuông" cũng mang nghĩa tương tự như vậy. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ Hán thư - Truyện Mai Thặng: Năm 151 trước công nguyên, Hán Cảnh Đế Lưu Khải lên ngôi. Năm thứ 3, Ngô Vương Lưu Tị vì bất mãn chính quyền trung ương tước giảm việc phong đất cho các chư hầu vương nên đã liên hợp với chư hầu vương Ngô, Sở, Triệu, Giao đông, Giao tây, Tế Nam, Tri châu.. nổi binh làm phản. Đây chính là "Bát vương chi loạn" mà trong lịch sử nói đến. Lúc bấy giờ Mai Thặng giữ chức Lang trung dưới trướng của Lưu Tị. Ông cũng là nhà văn nổi tiếng thời Tây Hán là một người rất có tài về văn chương và giỏi nghề viết lách. Lưu Tị muốn khởi binh làm phản, Mai Thặng thấy vậy mới khuyên rằng: "Đây là việc khác nào vật nặng ngàn cân treo trên đầu sợi tóc, đằng trên thì treo rất cao nhìn không thấu, còn phía dưới là vực sâu không đáy. Cảnh ngộ này dẫu người đần độn đến mấy cũng biết là rất nguy hiểm. Nếu bên trên mà bị đứt, phía dưới lại không có gì hứng đỡ thì chẳng phải tan xương nát thịt sao? Nay ông muốn khởi binh làm phản, lật đổ ách thống trị của triều đình nhà Hán, thì có khác nào mối nguy hiểm như vật nặng ngàn cân treo trên đầu sợi tóc, chỉ trong chớp mắt là sẽ rơi xuống vực thẳm, suốt đời không thể nào ngóc đầu lên được, vậy xin chúa công hãy cân nhắc kỹ lưỡng, chớ nên tùy tiện làm bừa, mà chuốc lấy mối nguy hại cho tính mạng và tiền đồ của mình". Nhưng Lưu Tị không nghe theo lời khuyên này, vẫn một mực ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, chờ đợi thời cơ khởi binh làm phản. Mai Thặng thấy Lưu Tị không chịu nghe theo lời khuyên của mình thì vô cùng chán nản, để tránh bị liên lụy nên ông vội rời khỏi nước Ngô, đến nước Lương làm môn khách cho Lương Hiếu Vương. Mãi tới thời Hán Cảnh Đế, Ngô vương Lưu Tị đã tụ tập được lực lượng của 6 nước chư hầu cùng khởi binh làm phản. Nhưng do việc làm của họ trái với lòng dân, không được nhân dân ủng hộ nên cuối cùng đã bị thất bại. Ngô vương Lưu Tị đành phải lánh nạn sang nước khác. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để miêu tả về tình hình hết sức nguy cấp. Ban đầu là Nhất phát thiên quân, sau đổi thành Thiên quân nhất phát. Giống như Mai Thặng nói tình thế nguy nan, ngàn cân treo trên sợi tóc mỏng không cần biết bất cứ lúc nào cũng có thể đứt, chỉ nhìn thôi cũng biết có nguy hiểm. Chưa kể phía dưới không có đêm "lót", rơi xuống là vạn kiếp bất nhục, không thể vựng dậy. "Nhất phát thiên quân" còn là tên gọi thế số 4 trong số 4 thế cờ bất hủ của Bành Thụ Vinh tiên sinh: Đỏ tiên, cờ hòa.