Theo Tòa án Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

Thảo luận trong 'Kiếm Tiền' bắt đầu bởi Crypto, 17 Tháng mười hai 2020.

  1. Crypto The Very Important Personal

    Bài viết:
    41

    Mua bán Bitcoin ở Việt Nam có hợp pháp không?


    Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của nước mình và giá trị của đồng tiền là một trong những phương thức khẳng định vị thế của quốc gia trên thế giới. Do đó, để kiểm soát tốt sự lưu thông của tiền tệ trên thị trường đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của có quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tiết hoạt động chi, tiêu ngân sách nhà nước và quản lý các hoạt động liên quan đến tiền tệ của cá nhân, tổ chức. Luật sư tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

    Mua bitcoin: Remitano hoặc Aliniex

    [​IMG]

    1. Luật sư tư vấn về tiền tệ


    Để kiểm soát tốt tiền tệ là điều không phải dễ mà đó là cả quá trình xây dựng phương án phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và là sự kết hợp giữa cả nhả nước và quần chúng nhân dân, các tổ chức kinh tế. Trong những năm qua, lạm phát ở Việt Nam ở mức dự báo, do đó với điều kiện kinh tế và nguyên nhân lạm phát của Việt Nam, nếu việc kiềm chế lạm phát bằng tiền tệ đôi khi không tác dụng không cao và đôi khi tác dụng không cao và dẫn đến nguy cơ lạm phát và đình chệ sản xuất.

    Bên cạnh đó, tiền ảo xuất hiện ở nước ngoài và bắt đầu len lỏi vào thị trường Việt Nam song các vấn đề về tiền ảo vẫn được hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận và điều chỉnh. Do đó, việc tham gia các giao dịch liên quan đến tiền ảo sẽ gặp rất nhiều rủi ro cho người đầu tư vào tiền ảo và nếu như không tìm hiểu kỹ thì sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

    Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

    2. Tiền ảo là gì và giao dịch tiền ảo ra sao?


    Nội dung tư vấn:

    Kính gửi quý luật sư, Em trai tôi vừa bị vướng vào một trường hợp liên quan đến Bitcoin, cụ thể như sau: Em trai tôi sau một thời gian tìm hiểu về bitcoin đã chuyển sang làm trung gian giao dịch bitcoin. Một lần, một người khách quen đã yêu cầu mua bitcoin và chuyển cho em tôi 180 triệu đồng. Sau đó, em tôi đã dùng số tiền đó mua lại coin của người khác rồi chuyển coin qua cho ông khách đó. Thế nhưng trong tối đó, một người phụ nữ lạ đã chụp màn hình số tài khoản của em tôi và tố em tôi lừa tiền của bà ấy. Sau hôm đó, em trai tôi luôn nhận được cuộc gọi uy hiếp. Nhưng nhờ có vài người quen trong giới bitcoin giúp đỡ nên chuyện đã lắng dần xuống. Hôm nay, đột nhiên em tôi nhận được giấy mời từ công an tỉnh xuống làm việc. Nhưng bây giờ, khi em tôi lục lại tin nhắn với người đó thì mọi tin nhắn cũng như thông tin của người đó đã không còn, chỉ còn lại phần tin nhắn của em trai tôi: Giao dịch, nói chuyện chủ yếu qua Facebook.

    Xin hỏi quý luật sư là trong trường hợp này em trai tôi có vi phạm pháp luật không, và chuyện này phải xử lý như thế nào?

    Mong được quý luật sư giúp đỡ. Tôi rất biết ơn.

    Trả lời tư vấn:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay không có bất kỳ văn bản pháp luật nào điều chỉnh về vấn đề tiền ảo bitcoin. Đồng thời theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, tiền ảo bitcoin cũng không được coi là tài sản:

    "Điều 105. Tài sản

    1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

    Do đó, chưa đủ cơ sở để xác định việc em trai bạn có vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng hình thức bitcoin. Liên quan tới việc tố cáo về hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản thì cần làm rõ dấu hiệu cấu thành. Điều 174 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017:

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    Theo đó, em trai bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi đáp ứng đầy đủ các dấu hiện được quy định trên: Có hành vi gian dối, mục đích chiếm đoạt tài sản.. Trường hợp có đơn tố cáo nhưng không đáp ứng đủ dấu hiện trên thì không có cơ sở để khởi tố vụ án hình sự đối với em bạn.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

    Giao dịch Future trên sàn Binance

    [​IMG]

    Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không?


    Đầu tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu quan điểm của các nước về Bitcoin.

    Mỹ:

    Vẫn đang lo lắng về việc bảo vệ riêng tư và rửa tiền. Nhà Trắng thông báo đang theo dõi sát sao Bitcoin. Bộ quốc phòng đang nghiên cứu Blockchain trong lĩnh vực an ninh mạng FBI thì đang tiếc hùi hụt vì bán Bitcoin quá sớm, để lỗ mất 1.5 tỷ USD nếu để tới giờ. Tuy nhiên, các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất và những người nắm giữ bitcoin nhiều nhất đều nằm ở Mỹ.

    Trung Quốc:

    Tin rằng crypto đã chín mùi. Tuy nhiên ngân hàng trung ương muốn hoàn toàn thống trị, đang nghiên cứu tạo đồng coin riêng cho ngân hàng, nhưng chính phủ sẵn sàng phạt hay đóng cửa các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng crypto, bitcoin hay những ai muốn tạo ra crypto. Nhưng lại là quốc gia đào tới 75% Bitcoin toàn cầu.

    Nhật Bản:

    Là đất nước đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, cho phép người dân có thể sử dụng Bitcoin hợp pháp để thanh toán. Nhật Bản đang tiên phong trong việc thu hút dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực này và cũng là một trong những thị trường tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Tại Nhật Bản còn có các hiệp hội liên kết để sử dụng hiệu quả blockchain trong các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, du lịch.. thậm chí các hiệp hội liên kết này không chỉ ở qui mô quốc gia mà còn vươn đến qui mô đa quốc gia với nhiều khu vực khác trên thế giới.

    Đức:

    Cảnh báo các nhà đầu tư rằng crypto cực kỳ mạo hiểm, nhưng đồng thời cũng đang học hỏi để có thể ứng dụng cho hệ thống thanh toán ngân hàng.

    Anh:

    Cho rằng bitcoin đầy tiềm năng, là một cuộc cách mạng tài chính, giúp chống tội phạm hacking và những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải.

    Pháp:

    Nhắc nhở người dân cẩn thận vì trong lịch sử tất cả các đồng tiền riêng tư không thông qua trung ương đều chịu hậu quả đen tối.

    Ấn Độ:

    Ấn Độ từng được xem là một môi trường thân thiện, đang phát triển mạnh mẽ đối với tiền mã hóa, đã giảm giá tiền mã hóa vào năm 2018. Hiện tại, Ấn Độ cấm dùng nhưng đồng thời một số ngân hàng đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ crypto này cho ngân hàng trong tương lai. Lập trường cứng rắn của Ấn Độ bắt nguồn từ những lo ngại tương tự như trốn thuế, vv. Trong khi đất nước phụ thuộc vào các quy định nghiêm khắc, những người tham gia ngành công nghiệp tiền mã hóa địa phương, không tin Ấn Độ có thể "cấm" tiền mã hóa thông qua các quy định theo cùng cách của Trung Quốc.

    Singapore:

    Chính phủ rất tích cực nghiên cứu Blockchain, rất có thể sẽ phát hành đồng tiền điện tử cho riêng đảo quốc mình. Hiện là nơi hội tụ anh tài trên khắp Đông Nam Á trong lĩnh vực Crypto. Trung Quốc sau khi có lệnh cấm ICO thì các Startup đã chuyển qua đây để khởi nghiệp. Việt Nam đang có hàng trăm công ty công nghệ đóng trụ sở ở đây để khởi nghiệp. Các Công ty Việt Nam nếu có kế hoạch ICO thì tất cả đều chọn Singapore là mốc đến do pháp luật trong nước vẫn còn cấm.

    Brazil:

    Hoàn toàn ủng hộ công cuộc cách mạnh này. Họ rất máu me y như tinh thần bóng đá. Theo riêng ý tôi, thì thêm vào đó thì dòng tiền tệ Brazil đang có nhiều vấn đề không ổn.. vì thế trong cuộc cách mạng này họ cũng không có gì nhiều để mất.

    Canada:

    Đang nghiên cứu mạnh công nghệ này, hiện giờ ngân hàng tin rằng crypto nên chỉ là asset (tài sản) chứ không nên sử dụng như dòng tiền tệ.

    Israel:

    Nghiên cứu cực kì sâu về công nghệ Blockchain để áp dụng vào các lĩnh vực quân sự, kinh tế. Nhưng chỉ coi Bitcoin là asset (tài sản) chứ không phải currency (tiền)

    Hàn Quốc:

    Người Hàn Quốc mê Bitcoin đến mức chính phủ rất lo ngại đồng tiền này "làm hại cả một thế hệ trẻ". Họ đang nghiên cứu crypto nhưng cũng rất thẳng tay trong việc trừng trị tội phạm crypto. Vừa qua Bộ trưởng Tư Pháp nước này đã suýt bị từ chức vì thông báo kiến nghị cấm giao dịch Bitcoin làm thị trường toàn cầu bay hơi 100 tỷ USD. Ông chắc chắn là người giá trị nhất hành tinh bây giờ.

    Nga:

    Vì có quá nhiều mạng lưới lừa đảo đa cấp ở đất nước này, nên chính phủ đang thắng ta đóng các website cho phép giao dịch đồng bitcoin và crypto. Cũng là nơi sinh ra rất nhiều nhân tài crypto. Hiện đang chuẩn bị đưa công nghệ Blockchain áp dụng trong Chính phủ, và phát hành đồng tiền điện tử Cryptoruple. Nga cũng là thủ phủ của các miner vì thời tiết lạnh + giá điện rẻ.

    Úc:

    Xem đây là cơn điên loạn đầu cơ. Crypto là phương tiện phục vụ cho tội phạm nhiều hơn là người tiêu dùng. Nhưng không thể bỏ qua công nghệ blockchain được.

    Thổ Nhi Kỳ:

    Lo lắng nó đem lại bất ổn cho ngân hàng trung ương, nhưng không chối bỏ tầm quan trọng của cuộc cách mạnh này trong việc cải thiện và hiệu quả hóa hệ thống thanh toán

    Neitherlands:

    Can đảm nhất vì ngân hàng trung ương đã tiên phong và tự tạo ra DNB Coin cách đây hai năm và đang thử nghiệm việc ứng dụng của crypto.

    Các nước Scandinavia:

    Cũng rất tiên phong trong việc thử nghiệm crypto. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đang cho ứng dụng e-krona và tiếp tục học hỏi và tìm những giải pháp công nghệ tối ưu.

    Venezuela:

    Chính phủ nghiên cứu để phát hành đồng tiền điện tử Petro, thế chấp bằng các thùng dầu ngoài khơi, giá một Petro tương đương 1 thùng dầu. Nhưng sau đó đã bị Quốc hội của phe đối lập chiếm đa số bác bỏ, gọi đó là đồng tiền của riêng Tổng Thống Nicolás Maduro. Chính phủ và Quốc hội nước này đang đàm phán.

    Thụy Điển:

    Rất lạc quan về Crypto, rất có thể cuối năm nay sẽ phát hành đồng tiền điện tử của riêng mình.

    Malaysia:

    Đang tiến hành soạn thảo luật để đưa Bitcoin vào khuôn khổ pháp lý và tiến hành thu thuế với Bitcoin.

    Indonesia:

    Sàn Bitcoin Indonesia là một trong những sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu Đông Nam Á. Đất nước duy nhất nằm trong nhóm G20 của Đông Nam Á này cũng là một Quốc gia cuồng nhiệt với Crypto.

    Việt Nam:

    Kể từ ngày 01/01/2018 trao đổi, mua bán, phát hành Bitcoin hay tiền số bị phạt 150 – 200 triệu. Nặng thì bị sử lý hình sự. Thủ tướng đang yêu cầu Ngân hàng nhà nước hoàn thiện khung pháp lý để trình Thủ tướng trước ngày 30/01/2018. Các Nhà đầu tư và Startup đang rất mong đợi một chính sách cởi mở từ Chính phủ. Để không phải bay qua Singapore thuê địa chỉ lập Công ty rồi bay về Việt Nam ăn mì tôm để Startup nữa.

    [​IMG]

    Các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới:


    Binance, CoinEX, MXC, Kucoin, OKex


    Các group hỗ trợ:

    Facebook Bitcoin Việt Nam

    Telegram Bitcoin Việt Nam

    Twitter Bitcoin Việt Nam
     
    chiqudollAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng bảy 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...