Tiểu Thuyết Thế thân - Cỏ

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Mình là cỏ, 31 Tháng năm 2023.

  1. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Tên tác phẩm: Thế thân

    Tác giả: Cỏ

    Thể loại: Tiểu thuyết

    Độ dài: Chưa xác định

    Bìa: Shop Les Petites của Lâm Huyên

    [​IMG]

    Cảm hứng

    Tác phẩm lấy cảm hứng từ những giai thoại xung quanh cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương và An Tư công chúa.

    Lời đề từ

    Lịch sử được ghi lại bởi người chiến thắng. Có những cuộc chiến, ta phải ở giữa kẻ thắng, người thua. Ta đã từng là ta, ngày mai ta là họ, rồi đây ta sẽ hóa hư vô. Không ai nhớ ta và ta cũng quên mình

    Giới thiệu tác phẩm

    Cảm thương thay những con phượng hoàng bị lầu son gác tía vây hãm giam cầm. Những nữ nhân muốn phá cũi sổ lồng khỏi những lễ giáo nhưng lại bị thời thế bủa vây, đè nén đến bất lực đành như cánh bèo mà thuận theo dòng nước chảy. Rồi đây, ai sẽ người rạch nát lưới này? Để con chim sẻ được cất cánh bay lượn trên bầu trời như con chim phượng hoàng, để con cá trạch lội dưới bùn được bơi ra biển cả mà hóa thành rồng?

    Câu trả lời nào dành cho số mệnh của họ. Bóc đi lớp bụi mờ của lịch sử, lật lại từng trang sách, sẽ thấy cảm thông biết bao với những thiếu nữ mười tám đôi mươi bị thời thế quay cuồng đến tái tê cõi lòng. Dù cao sang hay thấp hèn cũng gói lại trong đôi lời bạc mệnh. Xuân xanh ấy, ai cho đi? Ai lấy lại? Ai là người bên em đến cuối cùng?

    Liệu rằng những người nữ nhân có mang danh yếu ớt đến muôn đời, hay chính họ lại là người đổi càn khôn, dời nhật nguyệt:

    Thân em lá ngọc cành vàng

    Vì an xã tắc chẳng màng tấm thân

    Một bông huệ nở trắng ngần

    Liều thân lá liễu cầu thân xứ người

    Hùm beo lang sói vui cười

    Tưởng đâu vớ được hoa tươi mỡ màng

    Ngờ đâu huệ trắng so gan

    Bẻ cờ phản loạn đốt đoàn thuyền quân

    Mượn đà võ tướng bước chân

    Một lần quét sạch oán ân với người

    Chính tà tỏ rõ mười mươi

    Khiên chìm giáo gãy non phơi xác phàm

    Nghàn năm khí thế nước Nam

    Anh hùng hào kiệt vẹn toàn chẳng ngoa.

    Lưu ý: Cốt truyện và các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn là hư cấu không phải là nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử. Tên triều đại và niên hiệu không tương ứng với thực tế nước ta. Các trang phục, tên cung cấm, địa danh tác giả có tham khảo trong các triều đại phong kiến Việt Nam để tạo tính chân thực. Tuy nhiên không cụ thể ở một triều đại nhất định nào, vì vậy vui lòng không kiểm chứng lịch sử. Ngoài ra, các nét đẹp văn hóa, ẩm thực, phong tục tâm linh đã được tham khảo trong cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm nhằm thể hiện rõ nhất hơi thở của xã hội Việt Nam thời kì phong kiến.

    Chúc các bạn thư giãn, vui vẻ khi đọc truyện

    Thân ái, Cỏ
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng một 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 1: Tai bay vạ gió

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lịch sử triều đại:

    Nước Nam, Năm Thuận Thiên thứ mười tám, ngày hăm lăm tháng tám.

    Vua Nguyễn Hiền, hiệu là Tử Vương lên ngôi năm bảy tuổi, trị vì đã được mười năm. Vua chưa lập hoàng hậu. Thực quyền nằm trong tay thái hậu. Thời thế hỗn loạn, nịnh thần nhũng nhiễu, hoàng thất lục đục, quần thần đấu đá tranh giành, giặc ngoài nhăm nhe lấn chiếm.

    *

    Đến trấn Kinh Bắc này mà hỏi nhà họ Trác không ai là không hay. Bởi lẽ Trác Gia Ích là một thầy đồ có tiếng trong vùng, ông đã dạy dỗ biết bao nhiêu tú tài, trạng nguyên cho đất nước. Nức tiếng gần xa, cho nên trong trấn và cả ngoài trấn, nhà nào có con trai muốn dấn thân vào quan lộ thì đều tìm đến ông, mong ông cho gọi một tiếng thầy. Giỏi giang là thế nhưng bản thân ông không ra làm quan mà chọn cuộc sống yên ấm nơi quê nhà.

    Khoảng mười sáu năm về trước ông đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình, làm đến chức thượng thư bộ lễ [1], nhưng làm được năm năm bỗng nhiên ông cáo quan về ở ẩn từ đó sống cuộc đời ẩn dật, tránh xa danh lợi chốn quan trường. Vợ ông, Bạch Hạ Uyển là con gái một võ tướng, thuở thiếu thời cũng là một nữ nhân xinh đẹp có tiếng. Ngày bà lên xe hoa về nhà họ Trác, quán rượu ven đường còn không đủ chỗ cho mấy chàng công tử đến uống cho quên sầu. Bà vì mến tài năng đức độ của ông mà đã kiên quyết từ chối mối duyên cha mẹ sắp đặt với vị quan tri huyện lúc bấy giờ. Đến tận bây giờ con cái đề huề, gia đình yên ấm các cụ bên đằng vợ ông mới nguôi ngoai nỗi giận năm nào.

    Với cái tài vun vén của bà và đức độ của ông bây giờ gia đình nhà họ Trác cũng tạm gọi là có của ăn của để. Nhưng ông chỉ có hai cô con gái, người khác thấy đó là bất hạnh thì ông lại không cho là như thế. Hai cô con gái ông, một cô mười sáu tuổi đặt là Ái Hân, Ái trong yêu quý còn Hân trong hân hoan vui vẻ. Nhà họ Trác chào đón cô con gái đầu lòng như một niềm vui khôn tả không như các kì hào, phú hộ với quan quân lúc bấy giờ chỉ mong mỏi nam nhân nối dõi tông đường. Cô thứ hai nhà họ Trác mười bốn tuổi đặt là Ái Mộc, Mộc trong nghĩa là cây, mong con an lành, hiền hậu như thân cây cỏ.

    Hai cô con gái tính tình khác biệt. Đúng như cái tên Ái Hân hướng ngoại thích tập võ nghệ, chữ nghĩa văn thơ, kết giao bè bạn. Ngược lại Ái Mộc lại hướng nội, thích sống an phận thủ thường, tề gia nội trợ. Từ nhỏ ca hai đều được ông dạy chữ nho, học hành rất sáng dạ. Hai cô con gái đều làm ông bà rất vừa lòng.

    Hôm nay mát trời, ông Gia Ích vừa tản bộ trong vườn vừa ngắm mấy cành hoa mẫu đơn đang vào độ bung sắc, nở đỏ rực một góc sân. Toàn bộ căn nhà gia đình ông đang sinh sống đây là từ thời cha mẹ ông để lại, đến đời ông có sửa sang lại đôi chút. Một căn nhà chính năm gian rộng rãi với hai dãy nhà ngang, một dãy nhà ngang ba gian để gia đinh trong nhà ở thêm một gian trái làm bếp, một dãy nữa cũng ba gian để ông dạy chữ. Nhà ông nuôi không nhiều nô bộc vì đồng áng cũng chẳng có việc gì nhiều. Chủ yếu nô bộc là do những nhà khó khăn quá mang con đến gửi gắm. Cả nhà chỉ có ba đứa gia đinh, là cái Mận, cái Hồng và anh cu Mẫn. Nói gia đinh cũng chẳng phải vì ông bà vẫn coi như con cháu trong nhà.

    Gia thế ông nếu kể từ thời cha ông về trước cũng là bậc danh nho [3] . Các bậc phụ thân nội ngoại đều làm quan trong triều cả. Đến ông thời thế hỗn loạn, thù trong giặc ngoài, bản thân ông cũng không phù hợp những đấu đá tranh giành. Thế nên, ông đành chọn con đường ẩn dật không tiến vào chốn thị phi quan trường. Nhưng đã học chữ thánh hiền mà không ra giúp đời thì tâm lại không an, cho nên ông dốc toàn bộ tâm lực mà dạy dỗ cho học trò mong sao đất nước chọn được người đủ tài đủ đức mà gánh vác.

    Ông vẫn hay bảo anh cu Mẫn rằng có thích học chữ ông dạy cho, nhưng anh cu Mẫn gãi đầu gãi tai cười khì khì bảo dăm ba cái chữ nghĩa loằng ngoằng còn khó hơn cày ruộng anh chả thích học. Mỗi lần như thế ông chỉ còn biết thở dài bảo:

    – Chữ nghĩa không nuôi thể xác được, nhưng nuôi tâm hồn được.

    Anh cu Mẫn không hiểu nhưng đoán ý chừng là chữ nghĩa cũng có ích. Thế là thi thoảng không bận đồng áng anh cũng ghé lại gian nhà ngang ông dạy ngó nghiêng nguệch ngoạc vài chữ. Nhưng ra khỏi cửa, vài trận gió thổi chữ nghĩa lại bay ra ngoài đồng cả, thành ra học hành bập bõm mãi anh vẫn chưa viết được cái tên mình. Nhưng việc đồng ruộng thì anh chăm lắm, một cọng cỏ cũng không lọt vào ruộng được.

    Năm nay đến kì, khoa thi Hương lại mở. Học trò lũ lượt đến nhà ông xin học, nhưng tính ông khẳng khái không phải ai ông cũng nhận. Trước khi trở thành học trò của ông các sĩ tử cũng phải trải qua một lần sát hạch. Qua được vòng này ông mới nhận dạy dỗ. Ông thường bảo người học cũng có dăm bảy loại. Có kẻ học chỉ chăm chăm làm quan, vơ vét cho đầy túi, có kẻ lại ham bả vinh hoa, đắm chìm vào quyền lực mà quên mất giá trị của chữ nghĩa. Chỉ có những người có tâm với chữ nghĩa thực sự mới có thể giữ lại những giá trị cốt lõi mà phụng sự nước nhà. Dạy dỗ những kẻ ấy mới đáng để bỏ công mài giũa. Cũng như người ta mài đá thành ngọc, bỏ bao công sức cho nên không thể nhặt bừa một hòn nào đó được.

    Trong tổng số mười một người đến xin học năm nay, chỉ có bảy người được nhận. Bốn người còn lại đều bị loại cả. Trong bốn người ấy, theo ông có hai anh không hiểu hết cái giá trị của chữ nghĩa. Một anh ham quyền lực, một anh thích tiền tài. Theo nhẽ thường anh nào bị loại thì lại cắp nải đi tìm thầy đồ khác. Ấy thế mà không hiểu năm nay ở đâu lòi ra một anh. Nghe tin mình không được nhận thì làm loạn một phen khiến ông đến đau đầu. Anh ta ngồi từ sớm tinh mơ đến tối muộn nài nỉ, nài nỉ không được thì quay ra chửi đổng. Cái thứ thầy đồ rởm mà còn làm cao. Thứ này, anh ta không thèm học. Rằng là không có thầy Trác anh ta vẫn cứ đỗ cho mà xem. Cái anh học trò cũng hay, lải nhải đủ điều cả. Anh cu Mẫn nghe thế thì tức lắm, anh bảo với ông rằng:

    – Để con ra cho cái ngữ không biết điều ấy một trận nên thân.

    Nhưng ông cản:

    – Nhà ta vốn muốn an thân, cứ mặc kệ hắn.

    Cái Hồng cái Mận nghe cũng ứa gan, chưa bao giờ nhà ông bị tai bay vạ gió như thế. Hai đứa nó bảo với bà:

    – Hay là để tụi con ra chửi nhau với nó.

    Bà bật cười vì cái sự hung hăng của hai đứa, bà bảo:

    – Nhắm chửi lại người ta không mà đòi chửi.

    Cái Hồng chống hai tay vào nách dướn người trợn mắt nom như con cào cào bảo:

    – Úi sời, ngày xưa ở nhà con chửi nhau có thua đứa nào đâu. Cái ngữ chữ nghĩa nửa mùa này, con ăn ba lưng cơm là chửi cả ngày với hắn được.

    Thấy thế bà vội can:

    – Thôi thôi, mồm liền tai, mình chửi mình nghe trước, cứ mặc cho nó chửi. Cứ đóng cổng cho thật chắc.

    Thế là ròng rã hơn một ngày hàng xóm láng giềng cứ hết giờ cơm là lại ra hóng cái anh sĩ tử nhà nào đứng chống nạnh chửi đổng vào ngõ nhà họ Trác, nom cứ như mấy bà cãi nhau chuyện khoi nước ngoài đồng. Mấy bà bụm miệng cười tủm, rõ là có chữ mà chửi có khác nào phường tôm cá không, có bà thì rách chuyện hơn cũng ra hỏi dăm ba câu cho có. Làng xóm cũng nói ra nói vào vài bữa rồi cũng quên. Chỉ khổ lũ chó con, ngày ăn được ba lưng cháo loãng mà sủa đến hăng, nhưng sủa mãi cũng không lại anh học trò nửa mùa, lắm chữ này. Đến lưng buổi là chúng nằm chỏng quèo ra ngủ cả. Nhưng được cái chúng cũng ham việc, cứ ăn no là lại ra đấu khẩu với anh chàng đang chực chờ chửi nhau ngoài ngõ. Thành ra trong nhà ngoài ngõ cứ gọi là inh tai.

    Cứ thế đến chiều tối mới êm êm. Hỏi ra mới biết cái anh sĩ tử lắm điều ấy lại chính là con trai vị tri huyện họ Lỗ năm nào bị từ chối hôn ước với bà Bạch Hạ Uyển. Giờ lại đến lượt mình bị khước từ anh ta tưởng rằng ông Trác vẫn nhớ chuyện khi xưa nên đôi phần ấm ức. Thôi thì lần này cũng coi như báo thù cho cha. Mặt trời xuống núi, anh chàng cũng vừa tầm đói, chửi xuông cả ngày cũng mệt rồi, thế nên mới thất thểu ra về. Lúc ấy nhà họ Trác mới được yên.

    Nhưng cái yên ổn ấy cũng chẳng được bao lâu. Giống như bầu trời quang, một đám mây đen đột ngột xuất hiện chỉ là điềm báo mở đầu. Còn cả một trận mưa giông đang chờ ở phía sau. Và dĩ nhiên đám mây đen nhỏ bé chẳng xá gì so với mưa giông.

    Chú thích:

    [1] Bộ Lễ hay Lễ bộ là tên gọi của một cơ quan hành chính thời phong kiến tại các nước Đông Á như Trung Quốc, tương đương với bộ thông tin – truyền thông, bộ văn hóa – thể thao – du lịch, bộ giáo dục – đào tạo và bộ ngoại giao ngày nay. Quan đứng đầu bộ Lễ là Lễ bộ thượng thư (hay thượng thư bộ Lễ), tương đương với bộ trưởng các bộ trên ngày nay.

    [2] Danh nho: Nhà nho nổi tiếng về học vấn và đức hạnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng sáu 2023
  4. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 2: Sóng ngầm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khuôn viên của nhà họ Trác không rộng lắm nhưng được chăm chút cẩn thận và sắp xếp rất vừa mắt. Căn nhà chính ở giữa, hai căn nhà ngang dối diện nhau ở hai bên. Ở giữa là cái sân gạch vuông đỏ. Xung quanh sân trồng đầy hoa mẫu đơn. Ở góc vườn sát bức tường lao, có một cái ao nhỏ. Trên mặt ao trồng mới khóm sen mới lên được vài bông. Cạnh hồ, có một cái gác [1] nhỏ đặt bên trong một bộ chõng tre với cái bàn gỗ tròn. Chỗ ấy, những đêm trăng cả gia đình ông vẫn ra ngồi nhìn ngắm trời đất, ngâm thơ, thả chữ, nảy Kiều. Ông vẫn nhủ rằng có hai đứa con gái là phúc phận của gia đình ông, ít nhất chúng cũng sẽ sống cho đến khi ông lìa đời không phải chịu cảnh "bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa[2]" giữa thời buổi loạn lạc này.

    Những lối đi quanh vườn đều dược lát đá, dọc đường đi lối lại đều trồng rất nhiều thược dược, mẫu đơn. Lại có cả bốn, năm cây tường vi mới đơm bông vụ đầu, bông rủ xuống đẫm sương. Dưới mặt ao, làn nước tĩnh lặng, yên ả. Thỉnh thoảng những con cá nhỏ lại quẫy đạp nhảy lên đớp vài cái lá và cánh hoa bất chợt rơi rớt xuống mặt ao. Cảnh vật hài hòa tựa như một bức tranh thủy mặc [3] .

    Trong khuôn viên, ái nữ nhà họ Trác đang chăm chỉ dặm tô từng nét chữ trên mảnh giấy vuông trắng. Cái Mận ngồi bên đang chăm chú mài mực. Mỗi một chữ viết xong Ái Hân đặt sang bên, Mận lại xếp lên đó hai ba mảnh kẽm nhỏ chèn giấy, nhìn khung cảnh hết mực yên bình. Tựa như làn nước mùa thu đang lăn tăn gợn sóng trên mặt hồ yên tĩnh. Gió thổi hiu hiu đủ để thổi mái tóc dài óng mượt bồng bềnh của Ái Hân vừa nhẹ bay, một vài sợi tóc mỏng quấn quýt vào gò má ửng hồng, Ái Hân đưa đôi tay nhỏ nhắn gạt vài sợi lên vành tai như con chim câu nhỏ đặt hạt thóc vàng vào cái tổ rối tinh của mình. Rồi nàng lại tiếp tục dặm tô nét chữ.

    Bên kia Ái Mộc đã viết chữ xong, nàng đang cắt tỉa mấy nhành mẫu đơn. Cái Hồng đi theo chỉ trỏ chỗ này chỗ kia. Đôi tay nhỏ nhắn mềm mại của Ái Mộc khéo léo, nâng niu từng cành hoa xinh xắn. Nhìn gương mặt nàng tựa như vầng trăng đêm rằm, sáng trong và tròn vành vạnh.

    Anh cu Mẫn thì chẳng hiểu gì ba cái thứ hoa hoét này đành cầm cái chổi lia xoèn xoẹt cái sân cho sạch lá. Anh Mẫn vẫn bảo với ông, hoa không ăn được, bà với cô trồng gì rõ lắm. Là con, con sẽ trồng toàn rau muống, cả cái ao nữa, vứt vài cọng rau muống là cả nhà ăn quanh năm suốt tháng. Tính anh Mẫn tuy hơi bỗ bã, nghĩ gì nói đấy nhưng được cái thật thà, chăm chỉ, chất phác.

    Nghĩ lại thì hoa hoét cũng như chữ nghĩa vậy, tuy không làm no bụng nhưng lại là phương thuốc hữu hiệu để an ủi tâm hồn. Nhất là trong những ngày trong lòng nặng đầy tâm sự như thế này.

    Gió thổi hiu hiu, ông Gia Ích đứng từ xa nhìn hai cô con gái rất mực yêu chiều không hiểu vì cớ sự gì mà thở dài đăm chiêu nghĩ ngợi. Chiều qua, ông được nhận được chiếu chỉ của vua vời vào cung. Đích thân võ tướng Lý Nam Ân mang tới, hẹn ông ngày mai lên đường. Xem ra lần này không đi không được. Chưa biết rõ nguồn cơn nhưng từng làm quan bốn năm năm trong triều, ông cũng đoán được đôi phần rằng chuyện chẳng lành. Xưa nay chốn quan trường đâu phải vời người vào chơi xuông được. Ắt là có sự gì chẳng tốt đẹp cần đến người đã lánh thân ẩn dật như ông.

    Bà Hạ Uyển biết tâm sự trong lòng chồng, bà cũng lo lắng chẳng kém gì ông. Con gái võ tướng đã quen với binh đao. Cha bà cũng từng chiến đấu biết bao trận mạc, tính tình khẳng khái, gây biết bao ganh ghét đố kị cho đám loạn quan trong triều. Sau này cha bà cũng vì muốn yên ấm mà không nhận công phong tước, chỉ mong sau này nếu có loạn lạc hi vọng con cháu được đãi ngộ hơn người. Nay cha bà đã mất, anh em tuy làm quan nhưng danh tiếng và quyền lực đã không còn được như trước, sợ rằng biến loạn không thể gánh vác. Bà nén một tiếng thở dài, tiến lại phía ông:

    – Ông đừng lo lắng quá, chuyện đâu còn có đó.

    Ông Gia Ích chỉ trầm ngâm gật đầu. Bà đặt tay lên vai ông rồi nói tiếp:

    – Tôi đi chợ bây giờ, mua ít đồ tươi về làm cơm, với lại cũng cần chuẩn bị cho ông ít đồ mai lên đường.

    Ông nắm chặt bàn tay bà đang đặt trên vai:

    – Bà không cần chuẩn bị gì nhiều đâu, tôi đi vài hôm rồi lại về.

    – Thôi tôi đi kẻo nắng.

    Ái Hân, Ái Mộc thấy mẹ đi chợ cũng muốn đi theo, cả Hồng cả Mận cũng muốn đi nữa. Thế là cả nhà năm người kéo nhau ra chợ. Bà Hạ Uyển đùa:

    – Thế này còn đông hơn cả quân Nguyên.

    Anh cu Mẫn thấy cảnh năm bà con dẫn nhau rồng rắn ra chợ cũng đến phì cười. Anh vừa hát nghêu ngao vừa ra đụn rơm sau nhà rút một ít về chuẩn bị nấu nồi cơm trước. Ông Gia Ích nhìn theo bóng người nhà khuất sau cánh cổng, lại nhìn mặt hồ yên ả. Biết đâu dưới mặt nước lũ cá đang quẫy đạp điên cuồng, sóng chỉ dồn dập ở phía dưới mà trên mặt hồ khó mà nhìn thấy được.

    Đến chợ, Hồng, Mận theo bà Hạ Uyển vào mấy sạp hàng quen mua mấy thứ lặt vặt. Ái Hân, Ái Mộc được dịp ra ngoài tung tăng ngoài hàng phấn sáp. Đối với nữ nhân mà nói, không có gì thú vị bằng được điểm trang xinh đẹp mỗi ngày. Nhất là khi các cô đều ở độ tuổi trăng tròn, cái tuổi vừa chớm nở như bông hoa sớm vừa e ấp vừa tràn trề nhựa sống.

    Ái Mộc bám vào tà áo chị, gương mặt tròn đầy, đôi mắt long lanh, gò má ửng hồng. Cô chọn vài món đồ đặt vào chiếc giỏ tre. Ái Hân đi trước nhìn ngắm dân tình. Xét về tính cách, Ái Hân giống mẹ nhiều hơn, khí chất sôi nổi, nhiệt huyết thích giao thiệp rộng rãi. Hai chị em đang vui vẻ chọn đồ, bỗng một giọng nói cất lên từ phía sau:

    – Chào hai cô.

    Hai cô gái ngoảnh lại, nhìn một lượt chàng thư sinh đang đứng mỉm cười nhìn họ. Một hồi vẫn chưa nhận ra ai. Ái Hân cất tiếng hỏi:

    – Xin hỏi, cậu đây là..

    – Xin tự giới thiệu, tôi là Đặng Phan, cứ gọi tôi là Phan.

    – Chào cậu Phan, chúng ta quen nhau chưa nhỉ? – Ái Hân tiếp lời.

    – Ồ, chắc hai cô không nhận ra tôi nhưng tôi thì thoáng nhìn đã nhận ra hai cô rồi. Tôi là học trò khóa mới đây của thầy Trác.

    – À, hóa ra là vậy.

    – Chẳng hay hai cô đã chọn được món đồ gì chưa?

    – Chúng tôi chọn vài thứ lặt vặt của nữ nhân thôi, xin cậu Phan đừng bận tâm.

    – Cô Ái Hân thật khéo chọn, mấy mọn đồ vừa vặn xinh quá.

    Ái Hân bật cười:

    – Cậu Phan tinh tường thật, đây là đồ Ái Mộc vừa chọn.

    Đặng Phan thấy mình khen hớ, có phần hơi sượng, vội nói lảng qua chuyện khác:

    – Mấy ngày tới, thầy Trác bận việc vào kinh tôi đã xin phép thầy, được tới nhà luyện chữ cùng hai tiểu thư đây, chẳng hay ý hai tiểu thư thế nào?

    Ái Mộc túm áo chị, tủm tỉm còn Ái Hân cười lớn:

    – Chúng tôi thân phận thứ dân, cũng chẳng được gọi là tiểu thư đài các gì, cậu Phan cứ gọi bằng tên cũng được, không cần đa lễ quá trở thành khách sáo không tiện. Với lại đạo nho chưa hẳn đã là chân lý của mọi thời, thứ gì dườm dà quá ta cứ bỏ nó đi.

    Thấy Ái Hân thẳng thắn như vậy Đặng Phan lấy làm ấn tượng lắm. Đặng Phan từ nhỏ học chữ nho nhưng đối với chính chàng cũng cảm thấy đạo nho không hẳn là khuôn vàng thước ngọc. Riêng đối với việc phân bậc nam nữ trong sự học chàng đã thấy không còn hợp thời nữa rồi. Nay gặp được Ái Hân càng thấy được nữ nhân cũng thể thành tài đâu cứ gì nam nhân. Quả là tâm đầu ý hợp, mới gặp lần đàu mà như quen biết đã lâu.

    Họ say sưa trò chuyện, làm quen, mà không biết rằng đằng xa trong góc nhỏ, có một người đã âm thầm quan sát. Tướng tá đạo mạo, ánh mặt sắc lạnh, nhìn sơ qua không đoán được rốt cuộc có sự tình gì.

    Chú thích:

    [1] Gác: Một căn nhà nhỏ chỉ xây bốn trụ và mái dùng để nghỉ ngơi.

    [2] Câu ca dao ý chỉ con trai sẽ bị bắt đi lính trong thời phong kiến.

    [3] Tranh thủy mặc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa từ thời xa xưa và lan truyền cho tới ngày nay. Tranh thủy mặc hay còn được gọi là tranh Thủy Mạc, một loại tranh vẽ thiên nhiên, non nước kết hợp với nghệ thuật thư pháp.
     
  5. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 3: Nổi gió

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Xét về tuổi tác Đặng Phan chỉ hơn Ái Hân một tuổi. Gọi họ là bạn cùng trang lứa cũng không sai. Ba người bạn thong dong trên đường nói vài câu chuyện bâng quơ về gia đình bè bạn. Kì thi Hương ba năm trước Đặng Phan bỏ lỡ vì phải chịu tang cha. Khi ấy cha cậu là một viên quan cửu phẩm, có tiếng là chính trực. Không may ông bệnh nặng mà qua đời. Gia đình cậu quyền thế cũng không lớn, chỉ có thể dựa vào thực lực của chính mình. Ái Hân trước nay vốn ưa người thẳng thắn trung thực, thấy Đặng Phan thẳng thắn như vậy cũng lấy làm cảm mến.

    Bỗng đằng xa, ồn ào một góc chợ. Trong đám đông một toán người khoảng ba bốn tên đang nhằm thẳng hướng của mấy người Ái Hân mà tiến lại. Đặng Phan đoán chuyện không hay liền bảo hai người cùng lánh đi đường khác. Nhưng bọn kia cũng không vừa, chúng cho một tên đi lối khác chặn đầu trước. Những tên khác cũng nhanh chân chạy tới. Đến nơi, tên đi đầu hất hàm hỏi Ái Hân bằng giọng mỉa mai:

    - Thế nào, tiểu thư nhà họ Trác, nhận ra ta chứ?

    - Cho hỏi cậu đây tên gì? Hà cớ gì chặn đường chúng tôi như vậy? – Ái Hân hỏi lại, gương mặt không biến sắc.

    Tên kia cười lớn, gác một chân lên cái ghế của hàng quà bánh bên đường. Trông hắn không khác gì một con mèo đang xù lông mà trong thâm tâm lại tự tin mình là hổ. Hắn nói tiếp:

    - Quả không hổ danh con gái Bạch Hạ Uyển, thảo nào cha ta năm xưa khó quên được bà ấy. Ta xin tự giới thiệu, cha ta là Lỗ Cao. Ta là độc đinh của dòng họ Lỗ, tên gọi Chí Hào.

    - Thì ra là Lỗ thiếu gia nhà quan tri phủ [1] .

    - Đúng thế, vậy mà lão già họ Trác nhà cô không biết nhìn người, hà cớ gì nhận một tên học trò hèn mọn như hắn. – Vừa nói hắn vừa chỉ vào Đặng Phan. – Mà lại không nhận bổn thiếu gia ta.

    - Việc cha ta nhận học trò vốn đã có chủ đích, công tử đã làm loạn một ngày ngoài ngõ, giờ còn muốn lôi thôi điều gì?

    - Lôi thôi? Ha ha.. Xem ra hôm nay ta không thể không kết bạn với tiểu thư đây rồi. Hôm nay thiếu gia đây rất có hứng, muốn mời hai người đẹp cũng như bạn học Đặng Phan đây uống vài chén.

    Chẳng là trước đây khi đến xin vào làm học trò của thầy Trác, Đặng Phan và Chí Hào cũng có nói chuyện dăm ba câu trước đó trên đường, cũng coi như biết nhau. Đặng Phan đáp lại:

    - Cảm ơn nhã ý của quý công tử tiếc là tôi không thể nhận lời được. Chúng tôi..

    Không để Đặng Phan nói dứt lời, Lỗ Chí Hào đã chen ngang, hắn vênh cái mặt lên, trông rất bướng nói:

    - Chưa đến lượt ngươi từ chối, thế nào hai tiểu thư?

    Ái Hân trả lời rất dứt khoát:

    - Xin lỗi Lỗ công tử, chúng tôi quả thật không có thời gian, hẹn công tử khi khác.

    Ái Hân nói vừa dứt liền dắt tay Ái Mộc định bước đi, Chí Hào hất hàm cho đám tay chân đứng chặn lại xung quanh. Đặng Phan thư sinh chói gà không chặt, về cơ bản không thể trở thành đối thủ của đám du côn này. Huống hồ con trai nhà họ Lỗ nổi tiếng là hống hách. Cha hắn, anh hắn đều làm quan, nghe nói quyền thế cũng có chút ảnh hưởng trong triều. Đằng mẹ hắn có họ bốn đời với đô đốc [2] Trần Mặc. Như nhà hắn vẫn tự hào thì chức quan nhất phẩm này danh giá nhất nhì trong triều chứ chẳng phải chơi. Mối quan hệ loằng ngoằng dây mơ rễ má ấy, nếu chăm chỉ đi lại thì họ cũng xem như là gần. Hơn nữa chị họ hắn cũng bên đằng ngoại vừa được phong tước hiệu quý phi, dòng họ dựa thế mà thăng tiến không ít. Ái Hân tuy học được chút võ nghệ của mẹ nhưng cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, chưa đủ để thực dùng. Tình thế khó qua, Ái Mộc nhút nhát nép vào sau chị.

    Lỗ Chí Hào biết họ yếu thế, hắn đắc ý đưa tay nắm lấy cổ tay Ái Hân định lôi đi. Nhưng cái mặt vênh váo chưa sung sướng được bao lâu thì đã nhăn nhó kêu lên "á á" như bị chọc tiết. Tay hắn kêu khục khục như cái bản lề cửa lâu ngày, một bàn tay nắm chặt lấy cổ tay hắn, vặn ngược lên phía sau.

    Chí Hào định thần lại, cố ngoái cái cổ ngắn như cổ rùa của mình nói với

    - Kẻ nào dám láo xược với ta?

    Đám thuộc hạ loi nhoi vội xông lên để nhân cơ hội lấy lòng cậu chủ nhưng chưa kịp động thủ đã bị người lạ mặt hạ đo ván. Chúng lăn lộn trên nền đất bụi kêu oai oái. Xung quanh chợ mọi người xúm cả lại xem chơi. Vừa xem vừa chỉ trỏ. Ở trấn này ít đoàn mãi nghệ nên những vụ ẩu đả như thế này họ lấy làm tò mò lắm. Xem đánh đấm mà mặt ai cũng hồ hởi, hân hoan cả. Ái Mộc thấy đông người xúm lại càng nép sâu hơn vào sau chị và cậu Phan. Ái Hân đứng phía trước nhìn gương mặt sắc lạnh, vuông vức phong trần của người lạ mắt, trong lòng có chút tò mò. Lỗ Chí Hào lại hét lên giữa đám đông

    - Ngươi là ai, ai cho người dám đánh người của ta?

    Người kia ghé vào tai hắn, nói đủ cho hắn nghe:

    - Lý Nam Ân.

    Lỗ Chí Hào lại hét lên lần nữa:

    - Lý Nam Ân là tên quái quỷ nào?

    Người lạ mặt vặn thêm một cái thật đau, rồi mới thả ra. Chí Hào ngã dúi dụi. Một tên thuộc hạ bò lồm cồm dưới đất đỡ cậu chủ dậy rồi ghé vào tai Lỗ Chí Hào thì thầm to nhỏ đôi điều. Nghe xong Chí Hào có vẻ cũng hơi chột dạ, hắn vội bê cái tay vừa bị bẻ rời đi. Trước khi đi hắn còn cố ngoái cổ lại, chỉ tay vào Ái Hân, Ái Mộc mà nói thêm:

    - Cứ chờ mà xem, chuyện hay còn đang chờ các người ở phía trước.

    Lý Nam Ân cũng không nói lời nào mà cất bước. Ái Hân nhận ra người nam nhân hôm trước có tới nhà, nàng muốn cảm ơn đôi điều nhưng không kịp. Nhìn bóng lưng lạnh lùng bước đi Ái Hân còn ngoái nhìn cho đến khuất. Mọi người thấy hết chuyện hay cũng tản ra cả, chỉ còn lại ba người. Đặng Phan thấy vậy cũng giục Ái Hân Ái Mộc rời đi, biết đâu Lỗ Chí Hào lại gan tò mà mò quay lại thì rách chuyện.

    Ba người nhanh chóng tìm được bà Hạ Uyển lẫn trong đám đông. Cái Hồng cái Mận tay xách cơ man là đồ đạc, còn bà đang ngó nghiêng tìm con trong đám đông. Gặp bà Hạ Uyển Đặng Phan lễ phép chào hỏi và xin được đi cùng đến ngõ. Nhìn chàng thư sinh nho nhã bà Hạ Uyển cũng bằng lòng. Hơn nữa, cha Đặng Phan bà có biết tuy làm quan được ít năm nhưng ông nổi tiếng là thanh liêm. Người yêu mến cũng không ít.

    Tối hôm ấy cả nhà cùng ngồi cả ra sân. Ái Mộc thắp thêm hai cây đèn nữa, đặt ra giữa chiếu, khoảng sân sáng trưng. Bà Hạ Uyển gấp quần áo bỏ vào trong tay nải cho ông. Ái Hân Ái Mộc ngồi bên cạnh như những ngày còn bé. Bóng của họ đổ dài trên mặt sân tối. Ái Mộc ngoắc hai ngón tay cái vào nhau giơ lên trước đèn vẫy vẫy. Cái bóng trở thành hình con chim câu nhỏ đang vẫy cánh. Ái Hân cũng chụm tay lại giơ lên, thoáng cái đã thành hình con chó sói. Thế là con sói đuổi con chim câu bay tán loạn. Cả nhà cùng cười thật vui vẻ.

    Mấy con đom đóm thấy ánh đèn sáng cũng bay lại góp vui. Anh cu Mẫn chụm tay lại chụp một cái, con đom đóm đã nằm gọn trong lòng tay. Cái Mận vội đi lấy cái vỏ trứng rồi thả vào trong đó, con đom đóm nhấp nháy như một cái đèn bé xíu. Nhìn con đom đóm tất cả mọi người đều cảm thấy trân trọng hơn khoảng thời gian yên bình này. Bởi vì chúng cũng như ánh sáng xanh nhỏ xíu đang nhấp nháy kia. Biết đâu chỉ ngày mai là chợt tắt.

    Tinh sương sớm hôm sau, Lý Nam Ân đã cho xe ngựa kề cổng. Cả nhà tiễn ông sụt sùi, ông nắm tay bà an ủi:

    - Tôi chỉ là vào cung đâu phải ra chiến trận gì.

    Nhưng trong lòng bà Hạ Uyển hiểu rõ chuyến này đi lành ít dữ nhiều. Ái Hân nhìn thoáng qua nam nhân đang cưỡi ngựa. Nang nhận ra ngay người cứu cô hôm trước ngoài chợ, muốn tiến lại nói đôi điều nhưng e là không khí này không tiện, đành lùi lại nắm tay cha. Ông dặn dò trên dưới trong nhà rồi bước lên xe. Chiếc xe ngựa ì ạch xuất phát. Bà Hạ Uyển nén thở dài, nhìn theo bóng chiếc xe mờ dần, đến khi khuất mới đóng cửa cài then.

    Ái Hân đi về cái gác nhỏ ven hồ, Mận cũng đi theo sau. Trong lòng Ái Hân không hiểu sao rối như tơ vò. Nếu nàng là nam nhân biết đâu đã có thể đi cùng cha chuyến này. Nàng định cầm bút viết đôi điều nhưng lại thở dài đặt xuống, chẳng còn tâm trạng nữa. Chữ nghĩa tưởng như công bằng nhưng kì thực vẫn là thứ thuộc về nam nhân, nữ nhân dù giỏi giang đến mấy thì cuối cùng vẫn chỉ là một cánh bèo trôi vô nghĩa trong vận mệnh xoay vần mà thôi. Ái Hân nhìn mặt hồ, đàn cá dưới hồ nhảy lên lách tách, làn nước xanh nổi bọt trắng xóa, cả mặt hồ đều đang dậy sóng.

    Ngoài kia vẫn văng vẳng trong một góc khuất nào đó tiếng khóc tỉ tê của người mẹ già, vợ thảo khi thấy những người chồng người con của mình phải lần lượt ra biên ải. Đất nước là quý báu, nhưng gia đình cũng quan trọng vậy. Nước mắt còn chảy trong mỗi gia đình thì đến khi nào đất nước mới được yên. Lầm than khi nào mới hết nơi những dân đen, con đỏ [3] .

    Chú thích:

    [1] Tri phủ: Chức quan đứng đầu một phủ, đơn vị hành chính thời phong kiến, dưới tỉnh.

    [2] Đô đốc: Chức quan thuộc hàng nhất phẩm tương đương với sĩ quan hải quân cao.

    [3] Con đỏ: Chỉ chung nhân dân thời phong kiến
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng sáu 2023
  6. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 4: Một đóa tường vi

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngoài biên ải, giặc giã không yên cho nên binh lính cũng được tuyển mộ đều. Cứ theo suất đinh [1] mà tính. Năm đinh lấy một lính, mỗi lính đi bảy tám năm nếu may mắn nguyên vẹn thì sẽ được trở về. Nguyên vẹn ở đây nghĩa là còn đi được, còn nhìn được không kể thiếu hụt một vài chỗ không cần thiết thì vẫn tính là nguyên vẹn. Cụ thể hơn ví dụ như hai mắt còn một, hai chân còn chống nạng khập khiễng được và hai tay thì còn cầm nắm được một.

    Ông Trác tuy vẫn trong tuổi đinh nhưng nhà ông chỉ có một đinh. Không lẽ lại bắt ông đi lính ở tuổi này? Nếu không thì có chuyện gì được nữa. Cả nhà đều băn khoăn cả. Ông vào kinh cũng đã ba hôm, tính từ ngày lên xe ngựa theo viên võ tướng vào kinh. Ở nhà, bà Hạ Uyển trong lòng thấp thỏm tối ngày không yên. Mọi việc đồng áng trong nhà một tay anh cu Mẫn cáng đáng cả. Cái Hồng, cái Mận thấy bà lo nghĩ sớm hôm thành ra cũng rầu rĩ. May thay từ hôm ông đi, Đặng Phan cũng ghé chơi thường nên trong nhà cũng đỡ phần nào.

    Đặng Phan nho nhã ý tứ, chủ yếu làm bạn với hai cô con gái nhà họ Trác. Câu chuyện của ba người cũng xoay quanh chữ nghĩa đạo nho. Đặng Phan lại có chút khác người. Nam nhân kết giao bè bạn có thể bàn luận thơ văn với nữ nhân lúc bấy giờ không có nhiều, thậm chí là hiếm thấy. Nhưng đối với Đặng Phan mà nói, không chỉ kết bạn mà với chuyện thơ văn cũng tỏ ý rất trân trọng không giống kẻ phàm phu tục tử chỉ chú ý đến chuyện nam nữ đơn thuần. Vì thế Ái Hân cũng rất cởi mở. Nhân chuyện gặp gỡ hôm trước trên đường, Ái Hân vẫn băn khoăn về câu thách thức "cứ chờ xem" của Lỗ Chí Hào mà có đôi phần lo lắng, nên đem chuyện này muốn thăm dò hỏi han xem thế nào.

    – Chẳng hay cậu Phan đây cũng là chỗ thân quen với nhà họ Lỗ, không biết quyền thế trong tay hắn thế nào? Có thể đến nỗi xoay vần thời thế được chăng?

    – Nói thật với Ái Hân, tôi với cậu ta có gặp nhau đôi bận trên đoạn đường tới đây, cũng chỉ là biết sơ qua như những gì đã biết, ngoài ra cũng không biết gì hơn. À, nghe nói nhà hắn có người họ hàng làm quan trong triều đình, người này lại rất được thái hậu trọng dụng. Vì thế mà hắn cũng dựa hơi hống hách.

    – Xem ra chúng ta đã gặp vận xui khi lọt vào tầm ngắm của hắn rồi. Mà thôi không nói chuyện này nữa, tôi thấy cậu Phan cũng có chút khác người, không biết cậu nghĩ sao về con đường học hành của nữ nhân?

    – Chữ nghĩa đối với nữ nhân mà nói đôi phần khác với nam nhân, tuy không thể tiến vào quan lộ nhưng lại điểm trang cho nữ nhân khí chất hơn người.

    – Vậy là đối với nữ nhân, con đường học hành cũng chỉ là một thứ trang sức thôi sao?

    – Thời thế xoay vần, sao lớn đổi ngôi, biết thời biết thế không lo phận mình.

    – Cậu Phan suy nghĩ đúng là khác người, được kết giao với cậu chính là may mắn, quả là ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý [2] nói rằng cậu Phan một viên ngọc sáng cũng không quá chút nào.

    – Ái Hân quá lời rồi.

    Cứ thế câu chuyện ngày càng đáng bàn. Chuyện sách vở, chuyện đời, đối đáp thơ ca đều đã bàn cả. Xem ý tứ cũng ngày một thân tình Ái Hân đáp lại cũng có chút nhiệt tình. Đặng Phan cũng tỏ ra mình không phải là cậu học trò dài lưng tốn vải. Ngày qua ngày ông Trác vẫn biệt tăm hơi, công việc trong nhà ngoài anh cu Mẫn thì Đặng Phan cũng giúp đỡ không ít. Nhất là ngày mùa, thóc lúa ngoài đồng không tự có chân mà mò về nhà được. Đến đống rơm cũng không tự đánh lên mà cũng cần người. Nhà thì dặc là đàn bà thiếu nữ cả, làm lụng cũng chẳng được bao nhiêu. Đặng Phan cũng không ngần ngại mà xắn tay làm giúp.

    Cứ chiều chiều, lại thấy cậu Phan lại thắt lưng áo, cầm cây dài xào bằng tre đánh đống rơm với anh cu Mẫn. Rơm đã được phơi khô, mấy cô gái trong nhà cùng nhau thu lại chất đống sau trái bếp. Anh cu Mẫn chỉ việc chất lên cao để dùng dần. Công việc tưởng đơn giản nhưng cũng công phu, rơm phải được chất xung quanh cái cọc tre sao cho đều, dùng quanh năm không mốc. Anh cu Mẫn thấy điệu bộ lóng ngóng ban đầu của chàng sĩ tử thì cười khà khà. Được dịp anh huấn luyện thêm cho cậu Phan một khóa, chẳng mấy khi được bắt chước ông làm thầy. Đã thế lại còn là thầy của một anh nhiều chữ, cũng đáng để vui mừng lắm chứ. Thế nên anh cu Mẫn cũng nhiệt tình chỉ dạy. Mà cậu Phan đối đãi với nô bộc cũng không hề tỏ ý khinh thường. Bà Hạ Uyển cũng lấy làm vừa lòng với cậu học trò này lắm.

    Một ngày nọ, sau khi việc đồng áng đã tạm xong xuôi, bà Hạ Uyển tỏ nhã ý muốn mời cậu Phan ở lại dùng cơm gạo mới với cả nhà, nhưng xem ra Đặng Phan còn có phần e ngại. Chỉ đến khi Ái Hân ngỏ lời, Phan mới gật đầu. Qua bữa cơm thân lại càng thêm thân, ý chừng đã xem như người nhà cả. Đặng Phan cũng tới lui đều. Nhưng trong lòng Ái Hân vẫn có mối tơ chưa thể gỡ.

    Từ ngày gặp gỡ Lý Nam Ân, trong lòng thiếu nữ luống đã có cảm tình đặc biệt. Muốn gặp chàng nói đôi lời nhưng không được, nay cha đã đi được nửa tháng, tin tức không hay, chàng cũng chẳng còn cơ hội nào gặp lại quả là sầu lại đong thêm sầu. Nhưng sầu hơn nữa là tâm ý này lại không thể tâm sự cùng ai được. Thân nữ ít nhiều bị ràng buộc bởi thời thế mà lòng chàng còn chưa biết thế nào, nói ra mà chẳng được chàng đáp lại thì lại càng thêm hổ. Vả lại biết đâu chàng đã có người chờ đợi thì sao? Một người như chàng thiếu gì nữ nhân muốn được bầu bạn. Ái Hân nhìn cành hoa tường vi trĩu xuống mặt hồ, bóng đổ trên mặt nước lượn lờ theo làn sóng gợn, bật thành đôi câu để trải nỗi lòng:

    – Tường vi bóng xế đổ lênh đênh

    Thân nữ bồng bềnh luống bấp bênh

    Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy

    Bao giờ nhi nữ hết chênh vênh.

    Đặng Phan nghe thấy cũng đối lại đôi câu:

    – Một đóa tường vi cánh nhẹ tênh

    Gió cuốn bay cao khỏi dập dềnh

    Nữ nhi khí chất ham hiểu biết

    Ắt hẳn đoạn đường trải thênh thênh.

    Ái Hân nghe Đặng Phan đối đáp cũng lấy làm vui trong lòng. Trước nay nàng đọc sách thánh hiền, tam tự kinh, tứ thư, ngũ kinh [3] đều đọc cả, chữ nghĩa chẳng kém bậc nam nhân nào. Nhưng chỉ vì mang thân nữ nhi mà đến cuối cùng những người như nàng vẫn bị coi như một ngọn cỏ ven đường. Chỉ là chiếc túi thêu nhỏ bé tô điểm thêm cho nam nhân mà thôi. Ngay cả mẹ nàng cũng vậy, võ nghệ tinh thông nhưng cuối cùng vẫn chọn trở về làm hậu thuẫn cho chồng. Chẳng phải xưa kia bà Trưng bà Triệu xuất chúng hơn người, vì nhẽ gì mà đến nay nữ nhi lại bị lễ giáo kìm nén đến như vậy. May thay người bạn tâm giao này đã hiểu thấu và cũng trân trọng phần nào cái sự học của nữ nhân, quả là trân quý.

    Ngày qua tháng lại, cùng nhau đối thơ, làm việc trong nhà và trò chuyện. Xem chừng cũng đã hiểu nhau. Nhân cuộc đối đáp đang vui vẻ, cậu Phan cũng mượn thơ mà hỏi han đôi điều.

    – Thiếu nữ đa sầu, hỏi một câu

    Lòng riêng e ấp đặng nông sâ

    Lối nào cho tỏ xin chỉ rõ

    Nặng lòng quân tử suốt đêm thâu?

    Nghe thế Ái Hân cũng đáp lại:

    – Nam tử vô tình nói một câu

    Khiến lòng thiếu nữ luống lo âu

    Vườn hồng e ấp dăm bảy lối [4]

    Cánh bèo trôi dạt biết về đâu?

    Đặng Phan đã mượn thơ mà ngỏ ý, nói đôi điều trăn trở, Ái Hân cũng lấy thơ mà khéo léo không trả lời. Thơ của cậu Phan đã tỏ rõ mười mươi tấm chân tình, chỉ có Ái Hân là lòng riêng chưa tỏ. Thấy xa chẳng được, cậu Phan lại hỏi gần:

    – Ta kết thân cũng đã lâu, có thể coi như bạn tâm giao, tôi có thể hỏi một câu với cô Ái Hân không?

    – Được, cậu Phan cứ hỏi?

    – Một nữ tử khác người như Ái Hân, chẳng hay hình mẫu phu quân thế nào?

    Ái Hân bật cười:

    – Đối với nữ nhân thời loạn, một mái ấm yên ổn là mừng rồi, đâu dám mơ đến hình mẫu, còn cậu Phan thì sao?

    Dường như chỉ đợi đến câu hỏi này, Đặng Phan bắt lấy một cánh tường vi đang lạc trong gió chiều, bộc bạch:

    – Nếu có được một người vợ hiền thảo như Ái Hân đây thì chính là vinh hạnh.

    Ái Hân cười, không đáp. Trong lòng nàng đã hiểu đôi phần. Cậu Phan đã tỏ ý rõ ràng như thế, chỉ đợi Ái Hân gật đầu. Chỉ một cái gật đầu, cuộc đời nàng ắt hẳn là được nâng niu như cánh tường vi đang nằm gọn trong đôi bàn tay chăm chút của Đặng Phan. Nhưng với nàng cái gật đầu này lại chẳng dễ gì làm được. Nữ nhân chính là khó hiểu như vậy. Chờ đợi điều gì chỉ có trong lòng nàng là hiểu rõ.

    Chú thích:

    [1] Suất đinh: Nam từ mười ba đến năm ba tuổi thời phong kiến tính là một suất đinh.

    [2] Câu trích trong tam tự kinh: Nghĩa là, hòn ngọc thô nếu không được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.

    [3] Các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, thời kì phong kiến Việt Nam cũng dùng bộ sách này để dạy học.

    [4] Mượn hình ảnh trong ca dao: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
     
  7. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 5: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đã hơn nửa tháng trôi qua, ngày nào bà Hạ Uyển và cả nhà cũng mong ông trở về. Thấy tiếng xe ngựa lạch cạch là anh cu Mẫn đã vội chạy ra mở cổng. Nhưng ông vẫn chẳng thấy bóng dáng. Bà đã bắt đầu sốt ruột. Ngày nào bà cũng ra ngóng vào trông. Ban đầu mấy con chó con còn đi theo gót bà ra vào, về sau đến độ chúng cũng quen cả dáng bà ngoài ngõ nên nằm ườn trong sân mà ngóng vọng ra. Có đêm chúng ngủ mấy giấc rồi tỉnh dậy vẫn thấy bà đi lại. Nếu chúng biết nói chắc cũng chạy lại mà khuyên, chứ đêm hôm bà mặc áo lụa trắng đi lại thấp thoáng bên rặng trúc ngay thềm sân đến là giật mình.

    Ái Hân cũng không thể nào ngủ được, lòng nàng cũng ngổn ngang đầy tâm tư rối bời. Ái Hân bước nhát một xuống bậc thềm, thấy mẹ đang thở dài đi lại trước sân. Nàng ngồi xuống bậc, im lặng. Nàng biết trong lòng mẹ nàng bây giờ đang rối như tơ vò. Với hai chị em Ái Hân mẹ chính là hình mẫu lí tưởng mà hai chị em muốn trở thành. Người phụ nữ ít nhiều dám lựa chọn bến đỗ cho mình, không vì danh lợi mà ràng buộc mình. Ông bà đã sống cùng nhau gần cả đời người, biến cố xảy ra không ít, cũng không phải chưa từng ngóng trông chờ đợi. Nhưng cái chờ đợi ở tuổi xế chiều này làm cho người ta não lòng hơn cả.

    Ái Hân nhìn cá, bà Hạ Uyển hiểu những gì con gái mình muốn nói. Để con khỏi bận lòng thêm, bà đành vào giường nằm. Từ hôm ông đi cái giường như cứng hơn hẳn, bà trằn trọc trở mình quay qua, quay lại mãi chưa thể nào nhắm mắt được. Vừa chợp mắt được một lát thì gà đã gáy canh năm [1] . Bà lật đật trở dậy, thấy cái Hồng cái Mận đã nấu cơm sáng, thổi bếp khói um cả một góc trời. Khói không xanh mà đen đặc lờ mờ tỏa ra trên mái ngói. Nhìn thế lòng bà càng thêm nặng. Bà bước xuống bếp hỏi:

    – Làm gì mà thổi bếp khói um thế Mận?

    – Thưa bà, nãy cái Hồng đánh đổ nước vào rơm, ướt quá, con thổi mãi không cháy.

    – Ra rút rơm khác đi con, chứ thổi thế chỉ tổ cay mắt chứ bao giờ mới cháy.

    Cái Mận vâng dạ rồi ra rút rơm, anh cu Mẫn lật đật ra đồng từ sớm cũng vừa mới về. Anh cài then cổng cẩn thận rồi vào nhà. Thấy bà đang ngồi ngẩn ngơ, anh cu Mẫn tiến lại:

    – Thưa bà, rơm rạ ngoài đồng thu hết rồi, mai con đi mướn con trâu về cày ải ngoài bãi ruộng. Rồi gieo vụ mới.

    – Ừ, cứ liệu mà làm. Xong xuôi rồi, bảo cái Hồng cái Mận dọn cơm sáng ăn kẻo đói.

    Đến quá ban trưa, cả nhà vừa chợp mắt được một lát thì nghe tiếng gọi dồn ngoài cổng. Anh cu Mẫn uể oải mắt nhắm, mắt mở ra mở cửa. Vừa hé cánh cổng anh đã cất giọng oang oang:

    – Ông, ông về bà ơi!

    Cả nhà bị tiếng anh Mẫn đánh động thì bừng tỉnh, bà vội vã đi ra. Theo sau là Ái Hân, Ái Mộc với Hồng, Mận. Gương mặt u ám của bà bừng sáng khi thấy ông bước xuống từ xe ngựa. Theo sau là binh lính bê vác bao nhiêu là đồ đạc hòm xiểng, nhìn thật nặng nề. Ông im lặng bước vào nhà gương mặt còn nặng nề hơn mấy cái hòm. Bà ngơ ngác còn chưa hiểu chuyện gì, lật đật đi theo ông vào nhà. Võ tướng Nam Ân cũng tiến vào.

    Gương mặt Ái Hân chợt như đóa hoa nở khi thấy viên võ tướng cũng về cùng cha. Người võ tướng chỉ huy binh lính sắp xếp mấy cái hòm gỗ gọn gàng. Rồi quay lại lệnh cho gia đình họ Trác hành lễ để nhận chiếu [2] vua ban:

    "Ngày mồng chín, tháng chín, năm Thuận Thiên thứ nười tám:

    Cung cấm cô liêu, công chúa xuất giá, thái hậu hiếm con chỉ có ba người, nay vua bận bịu ngày đêm. Thái hậu không người bầu bạn, u buồn không dứt. Thánh thượng vì thế mà không yên trong lòng. Nay được bẩm tấu nhà họ Trác có hai cô con gái tuổi cũng đương tầm. Vì thế nhân ngày lành tháng tốt vời một cô vào cung phong tước công chúa, làm vui lòng thái hậu. Vàng bạc gấm vóc ban thưởng một phần, hằng năm sẽ hậu hĩnh hơn nữa. Hẹn cho ba ngày chuẩn bị rồi lập tức theo thái úy [3] Lý Nam Ân về cung.

    Nhà họ Trác nhận chỉ"

    Đọc xong lập tức cáo từ. Bà Hạ Uyển vui chưa được bao lâu thì đã nhận tin sét đánh ngang tai, mặt mày biến sắc, đứng lên không nổi. Cái Hồng phải đỡ bà mới đựng dậy được ngồi mép vào cái tràng kỉ [4] . Cái Mận tò mò lật mở mấy cái hòm gỗ, bên trong toàn là vàng bạc. Bà nhìn chỗ vàng bạc châu báu, nước mắt trực trào ra, nhận chỉ chẳng khác nào đổi con lấy bổng lộc, mà không nhận tức là chống lệnh vua. Cung cấm bà đã từng biết tới, không phải chỗ dân đen háo hức mong chờ gì. Ông ngồi thất thần, cả nhà im lặng, không ai nói tiếng nào.

    Mãi đến chiều tối, cái Mận dọn cơm, phải gọi khe khẽ từng người. Vẫn không khí im lìm như lúc ông mới về, đến nỗi nghe được cả tiếng lũ dế mèn kêu ri ri trong xó tối. Chúng nó cứ như tranh thủ hát thứ tiếng của riêng mình để mà an ủi gia chủ, nhưng ngặt nỗi nghe thế chỉ thêm não lòng. Anh cu Mẫn lẩm bẩm "bắt được chúng mày là ông rang hết", nhưng biết chúng nó ngồi ở cái xó nào. Thế nên đành im lặng mà nghe vậy. Cả căn nhà năm gian cứ như rộng ra thêm nữa. Bữa cơm dọn ra, cà nhà ngồi ăn mà im như tượng gỗ. Ai nấy nuốt vội cho xong. Bà thì thở dài liên tục.

    Cái Hồng, cái Mận thì cứ thì thầm to nhỏ. Chúng thắc mắc với nhau rằng được vào cung phong tước không phải chuyện đáng mừng lắm sao. Đã thế ở nhà cũng nhận bao nhiêu là bổng lộc, có ăn tiêu cả năm cũng không hết. Cả nhà làm gì mà cứ như bị vua ban tử như thế. Hai đứa từ nhỏ xuất thân thuần nông, chưa từng biết đến cung cấm, tâm hồn lại đơn giản, với chúng ăn no mặc ấm chính là sung sướng. Những chuyện mưu tính thâm ngầm chưa từng hay biết tới. Có lẽ bởi thế mà ông xanh lại đối đãi hơn người, quanh năm vui vẻ nói cười không phải toan tính trước sau cho tâm thêm nặng trĩu. Cái này những người lắm chữ chưa chắc đã có được. Cũng coi như là một lẽ công bằng. Đến tối muộn ông mới gọi cả nhà vào bàn công chuyện, ông bảo:

    – Chuyện đã nghe rồi, chiếu vua đã ban không thể không nhận, nói là vời nhưng xem ra là ý lệnh, không vào cung sợ là không xong.

    Chuyện vào cung của ông Trác thì dài dòng nhưng tóm gọn lại qua mấy lời kể của ông thì sự tình như sau. Ông theo chân viên thái úy đi mất ba ngày đường vào đến kinh thành. Vua nói là vời nhưng thực chất là lệnh. Thánh thượng ngỏ ý với ông muốn đưa một trong hai cô con gái ông vào kinh làm con nuôi cho thái hậu. Ông Trác xin từ chối ân huệ này, vua liền ban cho ở lại cung thưởng ngoạn. Thực chất là giam lỏng. Ngày ngày, vua cho người tới khuyên bảo, dọa nạt, nếu không y chỉ e khó giữ mạng cả nhà, không còn cách nào khác, ông Trác đành chấp thuận. Nhà ông xưa nay không kết vây cánh, lúc làm quan thanh liên chính trực, khi về ở ẩn không gây sự tới ai. Xưa nay cũng không để ý đến, tự nhiên bổng lộc không tiếc, sợ rằng còn gì điều gì to tát ở phía sau.

    Bà Hạ Uyển nghe thế vội nói:

    – Hay là để tôi nhờ bác cả thăm dò sự thể, chẳng gì cũng là phó thiên hộ [5] của triều đình. Hơn nữa khi xưa trước khi cha mất lập được không ít công lao, không xin bổng lộc, chỉ mong con cháu được đãi ngộ.

    – Thời thế thay đổi, e là càng xin càng thêm rối.

    Bà Hạ Uyển vốn con gái dòng võ tướng, ý bà đã quyết ắt bà sẽ làm.

    Ái Hân nghe hết câu chuyện, chỉ im lặng, một lát sau nàng bước ra sân, Ái Mộc theo sau cầm tay chị. Hai chị em nhìn trời, trăng sáng quá, vừa trong vừa tròn. Ái Mộc bảo chị:

    – Trăng sáng chị nhỉ.

    Ái Hân chưa kịp đáp thì gió ào ào ở đâu thổi tới, mây đen đã vội che kín cả. Mặt sân đang sáng chợt tối đen trong chốc lát. Mấy cánh tường vi mỏng manh bị gió quật rơi lả tả xuống mặt hồ. Hai chị em phải lấy vội vạt áo che mặt lại cho đỡ bụi. Ái Hân bất chợt mà thốt lên:

    – Nguyệt vừa khéo độ nở như hoa

    Chẳng hay gió nổi mưa sa bão bùng.

    Ái Mộc nắm tay chị mà đối rằng:

    – Trăng xanh chú Cuội với Hằng Nga

    Can qua nổi gió chẳng qua thử lòng.

    Hai chị em cùng nhìn nhau mà cười. Ái Mộc cũng đã hiểu đôi phần tâm ý của cậu Phan với chị. Nàng cũng mong chị mình được yên ấm một đời, quả là tình thân đáng quý. Chỉ có điều trong lòng Ái Hân có nỗi lòng mà em chưa hiểu được. Đêm ấy, Ái Hân không ngủ được, cả nhà mong mỏi biết bao nhiêu ngày cha trở về. Nhưng nay sự thể lại ngoài tầm dự tính. Tưởng rằng họa đến nơi nay lại không biết là phúc hay họa. Vì thế mà không biết đối phó thế nào cho phải.

    Bên kia trong phủ nhà họ Lỗ, cha con Lỗ Chí Hào đang vui mừng mở một tráp tiền. Lỗ Cao vuốt râu tự cho mình là nhanh nhạy, nắm bắt thời thế. Cũng không ngớt lời mà khen con trai được việc. Xem ra sự việc lần này có tay hắn nhúng vào. Nhưng chẳng nhẽ một tên quan tri phủ nhỏ bé ở trấn Kinh Bắc này có thể nhúng tay vào việc triều đình hay sao? Sự thể thế nào phải chờ sau mới rõ.

    Chú thích:

    [1] Canh năm: Canh là cách tính thời gian của thời phong kiến, canh năm khoảng từ ba giờ đến năm giờ sáng.

    [2] Chiếu có hai loại là địa chiếu và tiểu chiếu, đại chiếu dùng để ban bố sự việc trong đại. Tiểu chiếu là những van bản hành chính vua ban xuống cấp dưới.

    [3] Thái úy: Chức quan võ cao cấp nhất thời phong kiến, hàng nhất phẩm

    [4] Kiểu bàn ghế gỗ truyền thống của người Việt xưa.

    [5] Phó thiên hộ, chức quan võ thuộc hàng ngũ phẩm tương đương với trung úy.
     
  8. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 6: Phú quý phù du

    [​IMG]


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sáng sớm hôm sau, bà Hạ Uyển khăn gói lên đường. Cùng đi có anh cu Mẫn và cái Hồng. Bà ba con gói ghém đồ đạc, vàng bạc mang theo không ít. Nói gì chứ việc nhờ vả dù anh em cũng cần đến phí lộ thì may ra mới thành. Họ thuê một chiếc xe ngựa, từ đây đến phủ nhà Bạch Đường Phục, anh trai bà cũng mất một ngày đường. Đi cả ngày cả đêm may ra mới về kịp trước hạn ba ngày vua đã cho. Nếu được việc, quãng đường cưỡi ngựa vào cung nhanh cũng phải mất ngày rưỡi nữa.

    Ái Hân nhìn theo bóng mẹ vội vã, nàng hiểu rằng những ngày tháng êm đềm ngâm thơ đọc sách có lẽ sẽ không còn. Ái Hân nhìn theo cho đến khi chiếc xe ngựa đi khuất sau rặng liễu. Nhìn hàng liễu buông rủ trước mắt nàng dựa vai vào cánh cổng mà thốt lên rằng:

    – Thân liễu ngàn đời lá mong manh/ Lả lả cành hoang xanh biếc xanh.

    Vừa hay Đặng Phan cũng chợt tới cổng, nghe Ái Hân thốt lên như vậy chàng liền đáp lại:

    – Một cành liễu rủ lá biếc xanh/ Có loài oanh yến đợi thâu canh.

    Thấy cậu Phan tới chơi, nàng vội mời vào trong nhà. Chuyện là cậu Phan nghe tin thầy Trác trở về cũng muốn tới hỏi han. Chẳng ngờ vừa đến ngoài ngõ đã nghe tin xấu. Nay bắt gặp Ái Hân đứng ngóng vọng lòng đầy tâm sự, Phan cũng hiểu đôi phần cớ sự.

    Ông Gia Ích trở dậy, thấy Đặng Phan ngoài ngõ đi vào ông còn ngờ ngợ. Cái Mận thấy thế, thuật lại đôi điều những ngày ông đi vắng. Ông liền gật đầu tỏ ý đã hiểu, cậu học trò này ông cũng ưng lắm, mặt mày tuấn tú, tư chất thông minh, ý tứ nho nhã. Gia đình cậu Phan hiếu đạo, thanh liêm nổi tiếng, ông có biết. Ông cho mời cậu Phan vào nhà, hỏi dăm ba câu chuyện cảm tạ cậu những ngày ông không có nhà đã tới lui giúp đỡ. Thầy trò tâm đầu ý hợp quả hiếm thấy.

    Vừa được một lát thì có tiếng ầm ầm ngoài ngõ làm câu chuyện đứt đoạn. Người trong thôn ùn ùn kéo đến. Quả thật ở làng bộ, nhiều khi có chuyện, trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông. Người người nghe tin nhà họ Trác sắp có con gái được triệu vào cung làm con nuôi thái hậu, được phong công chúa thì dồn dập đến chúc mừng không ngớt. Nói là chúc mừng chứ phần nhiều người ta muốn đến nhòm tận mắt xem mấy cái hòm gỗ đồn thổi thế nào, sự tình ra sao. Thân quen một chút thì mong được hưởng sái bổng lộc. Nhưng ông Trác làm gì có lòng nào mà tiếp đãi, lòng ông còn nóng như lửa đốt. Ông đành cáo lui vào buồng, bảo cái Mận ra cáo lỗi, khi khác tiếp khách.

    Đặng Phan cũng xin phép được ra gác nhỏ trò chuyện với Ái Hân, Ái Mộc. Chàng hỏi han rõ sự tình, nhân thể trong lòng cũng muốn nói đôi điều sợ rằng mai đây nàng như con chim non rời tổ, đến đường quay về cũng không còn nữa.

    – Tôi đi đường lớn thấy người người bàn tán xôn xao, không biết sự thể thế nào, Ái Hân có thể cho tôi được biết?

    Ái Hân biết lòng người lo lắng nên cũng kể đầu đuôi, an ủi rằng nhà đã có dự tính cả. Duy nàng còn có chút tò mò, đành đem lời mà lựa hỏi cậu Phan:

    – Chuyện vào cung kì thực trong nhà trên dưới đều kín kẽ cả, không biết cậu Phan nghe được thế nào?

    Cậu Phan liền kể lại vắn tắt rằng buổi sớm khi đi qua đường lớn đã thấy Lỗ Chí Hào với đám tùy tùng ba bốn tên ngồi bên hàng rượu ven đường. Chúng tung tin rằng nhà họ Trác gặp được ngôi sao lớn chiếu tới, phúc lớn không ngờ. Con gái nhà họ sắp được thái hậu nhận làm con nuôi, phong tước. Lộc bất tận hưởng như thế người nhà gần xa cũng được vui sướng đôi phần. Ái Hân nghe xong liền nghĩ ngợi, chiếu vua ban mới từ chiều qua, trong nhà đều không hé nửa lời. Nhưng sớm nay người ta đã kéo đến cả. Vậy là người ta đã biết từ trước. Chắc chắc chuyện này Chí Hào có góp mặt. Như thế sự việc đúng là không hề đơn giản.

    Lại nói về Lỗ Chí Hào, hắn đang ngồi vắt vẻo ngoài chợ với hai tên gia đinh. Tay hắn đang cầm cút rượu lá chuối nhắm với đĩa dồi chó. Mồm miệng thì thao thao bất tuyệt về nhà họ Trác, về rương vàng, rương bạc cứ như thể hắn nằm trong gầm giường, gầm trạn nhà họ vậy. Hắn nhìn đám người đang đổ xô, lũ lượt kéo đến nhà họ Trác mà đắc ý nhủ thầm trong bụng "Phen này nhà họ Trác có mà xáo xào như nồi cám lợn". Mà có khi đúng thế thật.

    Trên đường lớn từng toán người xa có, gần có, thân có, sơ có vẫn lũ lượt kéo đến. Chỉ khi bị từ chối, mới ngậm ngùi mà ra về. Nhưng ý chừng trong lòng không được thỏa, vừa đi vừa bàn tán xì xèo:

    – Tôi là họ bốn đời với nhà họ Bạch, bà Hạ Uyển ấy, bên đằng vợ nhà thầy Trác thế mà ông ta lỡ từ chối tôi, không nể nang vợ gì cả, dù gì bà ấy cùng từng là con võ tướng.

    – Đúng thật, tôi còn là họ bên nhà ông Trác cơ, tuy là ít tuổi hơn nhưng tính theo vai vế ông ấy còn phải gọi tôi bằng chị, mà họ mới có năm đời chứ mấy, còn gần chán, đúng là xa mặt cách lòng, giàu sang phú quý chê người bần nông.

    – Thật, đúng là chẳng nhờ gì được cái ngữ ấy, xưa kia chắc làm quan không được mới bỏ về làm cái anh thầy đồ chứ gì.

    Cứ thế người tới rồi đi, miệng đời léo lắt bàn tán om xòm, chuyện bé đến mấy, giấu kĩ đến mấy cũng nhờ thế mà bay đi xa mấy dặm. E là bà Hạ Uyển chưa tới nơi, câu chuyện đã tới tai Đường Bách Phục rồi.

    Lý Nam Ân ngồi bên quán trọ ven đường, đợi đến ngày hẹn, rước con gái nhà họ Trác vào kinh. Từ cái gác nhỏ chênh vênh, viên võ tướng nhìn xuống đường, dòng người hối hả đến cổng nhà họ Trác rồi rời đi. Gương mặt sắc lạnh không biết là cảm thông với họ hay coi thường. Nhân tình thế thái trong mắt người thái úy này rốt cuộc như thế nào? Chỉ có chàng là hiểu rõ.

    Bà Hạ Uyển đi một ngày đường đã tới phủ nhà Bạch Đường Phục. Anh em lâu ngày không gặp tay bắt mặt mừng. Bà Hạ Uyển cũng không dám vòng vo mà kể ngay sự tình cho anh trai được biết, anh bà suy nghĩ một hồi rồi thở dài:

    – Thời thế hỗn loạn, ý chỉ vua không thể không tiếp, chuyện này phức tạp, nhà em lánh đời đã lâu, nay được dùng đến sợ rằng có kẻ phía sau, ta dùng dằng thêm sợ sẽ có kẻ lợi dụng mà cho ta vào tội kháng chỉ. Nay cứ tạm thời như thế đã, sau đó vào cung nhà ta cũng liệu kế lâu dài sau vậy. Trong cung có em Bạch Đường Quang làm đến chức đề đốc [1], có lẽ có thể giúp gì được.

    – Nhà ta thẳng thắn, xưa nay không kết thù oán, há gì lại có hiềm khích sao? Em đã nghĩ đến anh Đường Quang nhưng nay giặc giã bên ngoài không yên, anh chinh chiến biên ải, biết chừng nào mới trở lại.

    – Thời thế hỗn loạn, nhiễu nhương không ít, không thể không đề phòng những kẻ tiểu nhân. Phú quý này ta cứ không động đến thì hơn – Ông Đường Phục chỉ chỗ vàng bạc bà hạ Uyển mang tới, rồi quay lại nói với em – Nay em đã tới, chuyện này phải tra kĩ rồi từ từ hãy liệu, tạm thời em cứ nghỉ ngơi đi rồi ta tính.

    – Em không còn thời gian nữa, hẹn anh khi khác anh em ta hàn huyên.

    Nói rồi bà Hạ Uyển lại vội vã trở về cho kịp. Đi xe ngựa nguyên cả đêm trường, đến trưa hôm sau bà mới về tới. Anh cu Mẫn đập cửa rùm rụp, vừa gọi ời ời ngoài cổng. Ái Hân biết mẹ đã về vội ra mở cửa. Về tới nơi bà thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho cả nhà được rõ. Ông Gia Ích thở dài.

    – Họa lần này khó tránh được rồi.

    Ông ngồi trên tràng kỉ, nghĩ ngợi. Mới có hơn nửa tháng mà tóc ông đã bạc đôi phần, nhìn già đi mấy tuổi. Bà Hạ Uyển đi gần hai ngày đường cũng đã thấm mệt bèn lên giường ngả lưng một lát. Ái Hân nhìn cảnh nhà, trong lòng sớm đã có dự liệu.

    Nữ nhân vốn như cánh hoa đào mỏng mảnh, giữa thời buổi loạn lạc giữ tiết tháo cho mình đã khó huống hồ phải giữ chọn cả lòng hiếu với cha trung thần với nước. Ái Hân chỉ là một nữ nhân năm nay vừa tròn mười sáu tuổi. Gương mặt phẳng lặng như nước hồ, nét sắc như núi so về học thức và khí chất không kém bậc nam nhân. Nhưng giữa bể dâu hoán đổi này ngay cả nam nhân chính thống còn chưa dám vỗ ngực có thể xoay vần, một nữ nhân như nàng có thể làm gì trước những gì sắp tới. Tất cả đành phải đợi thời gian trả lời.

    Chú thích:

    [1] Đề đốc: Là một chức quan võ trong triều đình xưa xếp vào hàng nhị phẩm.
     
  9. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 7: Tâm ý tình thân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chiều thu, nắng đổ xuống mái hiên, trải trong không trung môt lớp dịu nhẹ, mùi rơm cháy tỏa ra từ những gian bếp quyện vào nhau thơm như mùi cơm gạo mới. Thứ mùi thơm đặc trưng của quê nhà mà chỉ những người từng được trải qua mới thấy hết được cái ấm áp yêu thương. Dù tâm trạng nặng trĩu đến đâu chỉ cần thoáng thấy hương thơm ấy thôi là đã thấy an lòng. Thứ hương thơm dễ chịu hơn cả trăm thứ hoa đua nở.

    Ở nông thôn này, cứ mặt trời xế bóng là nhà nhà đã bắt đầu nấu cơm tối. Ăn sớm để đỡ đi ít dầu thắp, tranh thủ ánh sáng mặt trời mà làm hết mọi việc. Đến lúc mặt trời đi ngủ là xóm làng cũng ngủ theo. Hai chị em Ái Hân chiều đến cùng mẹ ra xới lại mảnh vườn nhỏ, trồng mấy khóm rau cải, sắp sang đông rồi. Loại rau này vừa có thể dùng để ăn, nếu ăn không hết qua mùa đông có thể nở thành hoa rất đẹp. Khi ấy thời tiết vừa tầm lạnh, lũ bướm vàng tha hồ bay lượn xung quanh, quang cảnh vì thế mà cũng trở nên đầm ấm vô cùng.

    Chiều đến, như thường lệ cái Hồng cái Mận thấy mặt trời dần xuống núi là nấu cơm chiều. Hôm nay theo lời bà, hai đứa nó nấu thêm một nồi nước lá xả với hương nhu. Thứ nước lá thơm thường dùng để tắm gội của thiếu nữ. Mùi nước lá xông lên thơm phức cả gian bếp. Hai đứa vừa đun bếp vừa nhìn ra sân xem bà và hai cô trồng rau rồi lại thì thào to nhỏ, cái Hồng nói khe khẽ:

    – Không biết cô nào sẽ vào cung làm công chúa nhỉ Mận? Mà làm công chúa sướng muốn chết có kẻ hầu người hạ, ăn sung mặc sướng, ở trên vạn người, cha mẹ cũng được hưởng bạc vàng, sao nhà ta mấy hôm cứ buồn phiền thế nhỉ.

    – Mày không thấy à, ông chẳng bảo chuyện này có khuất tất, miếng ngon đâu đến chuột, nhà ta lâu nay không làm quan, sống yên ổn qua ngày, tự dưng gọi đến, phát cho miếng ngon, ắt là có độc.

    – Tao mà được làm công chúa một ngày thôi, chẳng cần biết độc hay không là tao sướng. Mà mày học đâu ra lối nói ví von chữ nghĩa thế.

    – Tao học cô Ái Hân, Ái Mộc, mày theo lâu thế chẳng học gì tốt toàn học đâu đâu.

    – Khoản chữ nghĩa thì tao chịu, tao không thấy lợi lộc gì cái món ấy, tao chỉ theo bà tính sổ sách ruộng vườn cho no ấm ấy là sung sướng.

    Anh cu Mẫn ở ngoài đồng về thấy hai đứa nó thì thào, thò đầu qua cửa bếp nói vọng vào:

    – Thôi hai đứa nhanh cái tay lên, chuyện to nhỏ trong nhà biết gì mà bàn cho thêm chuyện.

    Cái Hồng thấy thế cũng không kém miếng cãi lại:

    – Cái nhà anh thì biết đấy.

    – Thôi anh ấy nói không sai đâu, làm đi nhanh cái tay lên. – Mận giục.

    Xẩm tối Ái Hân đổ nước lá ra cái chậu lớn. Nàng không pha thêm nước lạnh mà đợi nước nguội tự nhiên rồi ngâm mình trong đó. Nước dội nước lên khắp người cho nước chảy xuống mơn trớn lên da thịt. Nước ấm áp cộng thêm mùi lá xả và hương nhu hòa quyện vào nhau thơm tự nhiên rất dễ chịu. Những mạch máu trong người như giãn cả ra. Ái Hân không suy nghĩ gì nữa chỉ tận hưởng những giờ khắc như thế này. Ghi nhớ nó trong đầu, biết đâu sau này chỉ có thể nghĩ đến mà thôi.

    Bữa cơm tối vừa ăn xong, ông bảo cái Hồng thắp thêm đèn rồi gọi cả nhà vào ngồi xuống ghế. Thời gian không còn nhiều, chỉ còn ngày mai nữa là phải theo ý chỉ vua ban. Chuyện này tránh mãi cũng không thể tránh được.

    – Chuyện các con đã nghe cả, nay cha mẹ cũng hết cách, đành phải liệu từng bước, đến đâu hay đến đó.

    Ái Hân nghe đến đây bèn xin phép được thưa chuyện. Nàng đã dự liệu cả rồi. Ái Mộc nhút nhát e thẹn, đường xá lại xa xôi. Hơn nữa trong cung chưa biết phúc phận hay tai họa đang chờ. Thân làm chị nàng không thể để em mình dấn thân vào đó được. Nghĩ đã ba hôm xem chừng cha mẹ khó xử nên nàng liền thưa với cha mẹ trước:

    – Thưa cha mẹ, có em ở đây, nay chuyện đã đến nước này, con xin phép được vào cung. Em Ái Mộc còn nhỏ, sợ rằng mọi chuyện lo liệu không được.

    Ông Gia Ích lại thở dài, bà Hạ Uyển thì dưng dưng nước mắt. Hai đứa con gái rứt ruột đẻ ra. Đẩy đứa nào vào chốn hỗn độn xô bồ ông đều không lỡ. Cung cấm ông không lạ gì, đấu đá tranh giành, tước hiệu chỉ là cái mã bên ngoài. Thế lực không có, vây cánh cũng không, đưa một cô con gái liễu yếu đào tơ dấn thấn vào chốn ấy khác nào một quân tốt thí trên bàn cờ. Đã là một con tốt thí dù bên nào thắng bên nào bại thì mình vẫn là thua. May mắn thì còn được lành mạng mà trở về.

    Nhưng Ái Hân đi ông cũng yên tâm phần nào. Ái Hân vốn cứng cỏi khác người, biến loạn ít nhiều xoay sở được đôi chút, Ái Mộc nhút nhát như con chim sẻ giữa bầy, sợ rằng không cất cánh nổi nếu gió to bão lớn. Âu là Ái Hân cũng đã nói ra cái ý của ông bà đã dự tính. Nay nàng đã nói ra coi như cũng gỡ được cái khó cho cha mẹ khi phải tự mình phán quyết.

    Cả đêm hôm ấy, trong nhà trừ cái Hồng, Mận với anh Mẫn thì chẳng ai ngủ được. Cái giường bà Hạ Uyển nằm nay còn cứng hơn hôm ông đi, cứ như có ai cắm chông vào từng nếp gỗ dưới chiếu, làm bà cả đêm cứ thở dài thở ngắn. Nếu bà đi thay được hẳn là bà đã đi hay con rồi. Ông cũng chẳng chợp mắt, ấm nước chè pha hồi tối đã nguội lạnh, ông cũng không pha lại. Ông ngồi trên cái chõng ngoài hiên, ánh đèn vặn leo lét. Ông nhấp ngụm một, nước chè nguội lạnh, vị chan chát hòa ra nơi đầu lưỡi. Ái Mộc nằm ôm chị mắt lim dim như ngủ, thỉnh thoảng lại hỏi chị đôi điều. Trong lòng Ái Mộc cùng đầy tâm sự, nàng sợ rằng chị trong cung cấm một mình không ai chăm sóc, sợ rằng chị phải chịu những đày ải mà chính nàng cũng chưa mường tượng ra cụ thể được. Ái Hân phải dỗ dành mãi cô em mới chợp mắt.

    Sớm hôm sau, sáng sớm đã có người gọi cửa. Đề phòng đám người hôm trước, anh cu Mẫn hé cánh cửa gỗ xem là ai. Ngó nghiêng quanh quất, thấy bóng dáng quen thuộc của cậu Đặng Phan, anh Mẫn mới yên tâm mở cửa. Hình như cậu Phan cũng có một đêm mất ngủ. Thấy anh cu Mẫn mở cửa, cậu lễ phép gật đầu rồi đi vào chào hỏi trên dưới trong nhà. Ý chừng cậu cũng đoán được người rời đi là Ái Hân. Kết bạn bấy lâu nay có lẽ cậu cũng đã hiểu tính nết của hai người. Nhưng cậu Phan chưa biết mở lời như thế nào. Ái Hân thấy cậu lúng túng liền bước ra mời cậu tới cái gác ven hồ. Nơi hai người vẫn thường trò chuyện. Cậu Phan nho nhã chợt trở nên luống cuống như thể nếu không nói hôm nay, thì ngày mai không còn cơ hội nữa.

    – Chúng ta quen nhau chưa lâu, nói ra quả là hơi vội nhưng Ái Hân đã biết Đặng Phan tôi vốn có tâm ý đặc biệt, không biết sau này còn có cơ hội gặp lại Ái Hân chăng?

    – Chẳng hay cậu Phan đã biết tôi rời đi sao?

    – Tôi cũng đoán được tám chín phần, với người có tính cách như Ái Hân sẽ không lỡ lòng để em mình đến chốn nguy nan.

    Ái Hân im lặng giây lát nhìn mấy cánh hoa bị gió cuốn xuống mặt hồ, nước hồ gợn sóng lăn tăn, mấy cánh hoa cứ bồng bềnh mà trong lòng cũng không khỏi lo âu. Đặng Phan tiếp lời:

    – Tâm ý tôi đã tỏ, không biết ý cô Ái Hân thế nào?

    – Ý cậu Phan tôi đã rõ, nhưng thân liễu dập dềnh, trước mắt sung sướng hay tai ương còn chưa rõ, tôi cũng chưa dám nghĩ nhiều. Vả lại bấy lâu nay tôi luôn coi cậu là bạn tâm giao, luống mong cậu Phan tìm được chốn yên ấm, ấy là mừng lòng.

    Đặng Phan cúi đầu, nét mặt hơi sầu não, nhưng rồi hít một hơi, cậu nói tiếp:

    – Lời cô Ái Hân tôi đã hiểu, nhưng lòng tôi đã coi là ước hẹn, dù thế nào cũng hẹn ngày sớm được trùng phùng. Ái Hân đi chuyến này giữ gìn sức khỏe, mong em được bình an.

    Ái Hân chỉ biết gật đầu, nàng muốn nói thêm cho cậu Phan yên tâm từ bỏ nhưng lại chẳng biết phải nói thế nào. Thân nàng từ nay đến tám chín phần là ở ông xanh, biết đâu đoạn đường phía trước. Hứa hẹn chỉ làm phiền lụy đến người khác mà thôi.

    Trưa nay bà Hạ Uyển đích thân xuống bếp, bà lựa toàn những thức tươi ngon với những món Ái Hân thích. Ít ngó sen vớt được dưới ao cái Mận ngồi nhặt sạch sẽ, trắng ngần để trong cái rổ tre. Con cá trắm bà bảo cái Hồng mua ngoài chợ về được cắt khúc, bà bỏ vào cái nồi đất kho riu riu với giềng xả từ sớm tinh mơ. Bao nhiêu yêu chiều bà bỏ hết cả vào trong đấy. Cái Mận thấy bà thổi bếp khói um, mắt mũi cay xè, bảo bà lên nhà mà bà không chịu. Ái Mộc loanh quanh đi lại trong nhà, nàng lấy trong cái hòm gỗ cái vòng tay bằng ngọc mà nàng thích nhất đưa cho chị, nói:

    – Chị đi chuyến này, không biết bao giờ được gặp. Chiếc vòng này là vòng may mắn của em, nay chị giữ lấy làm quà hộ thân, có chuyện gì cũng gắng vượt qua.

    – Đừng lo cho chị, chăm chỉ luyện chữ, an ủi cha mẹ, mọi chuyện chị liệu tính được, chỉ là vào cung, biết đâu lại là một chuyến may mắn thì sao.

    Ái Mộc cầm tay chị, mắt dưng dưng. Từ nhỏ đến lớn hai chị em lớn lên cùng nhau, chưa xa cách một ngày. Mọi chuyện to nhỏ đều chị em thủ thỉ, tâm tình nay chuyện lớn như thế, một mình chị gánh vác, Ái Mộc có chút áy náy trong lòng. Nhưng tính tình nhút nhát, Ái Mộc không biết nói sao mà an ủi chị. Ái Hân hiểu lòng em, ôm cô em gái nhỏ bé vào lòng tha thiết:

    – Em hãy chăm lo cho cha mẹ, chị đi rồi sẽ sớm trở về.

    Ái Hân ôm em trong lòng, nàng đưa mắt nhìn ra ngoài khoảng không. Ngoài hiên ánh mặt trời chói gắt xuyên qua hàng cau trước nhà đổ xuống mặt sân. Bóng mấy cây cau trải dài trên mặt đất va phải mấy chỗ gập ghềnh thành ra ngoằn ngoèo như bàn tay của loài quỷ quái nào. Nắng hôm nay cũng lạ quá chẳng còn dịu nhẹ mát mẻ mà như thể muốn thiêu đốt lòng người. Nàng buông tay em, mỉm cười, trong lòng cố nén một tiếng thở dài.
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng sáu 2023
  10. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 8: Giã biệt

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đến bữa cơm cả nhà ai cũng cố làm ra vui vẻ, có lẽ để người đi hay người ở cũng khỏi phải bận lòng. Bà Hạ Uyển gắp một miếng cá bỏ vào bát của Ái Hân. Cá kho trong nồi đất, vị rất vừa vặn, ăn với ngó sen giòn mát, thơm bùi vị lạc. Ái Hân sẽ nhớ mùi vị này, nàng gọi đây là mùi vị của quê nhà. Mùi vị mà có lẽ bất kì sơn hào hải vị cũng không thể nào so bì được. Cơm vừa xong, Lý Nam Ân cũng tới. Vẫn gương mặt lạnh lùng, viên võ tướng cất giọng:

    – Chẳng hay quý phủ đã chuẩn bị xong xuôi? Nếu đã xong mời lên đường kẻo không kịp.

    Bà Hạ Uyển vội vã:


    – Xin thái úy đợi cho một lát.

    Đoạn bà quay lại, lấy trong áo một cái trâm cài, đưa vào tay Ái Hân rồi nắm chặt lấy tay con:

    – Cất đi con, đây là quà mẹ dành cho con ngày lấy chồng nhưng.. nay con phải đi xa, giữ lấy làm vật phòng thân, biết đâu có ngày dùng tới.

    Ái Hân nắm lấy tay mẹ:

    – Mẹ đừng lo lắng mà tổn hại sức khỏe, cung cấm xa hoa đâu thiếu thứ gì, mẹ không cần bận lòng về con.

    Bà Hạ Uyển gật đầu rồi vội đẩy tay con ra, quay đi. Bà vội gạt giọt nước mắt đang trực rơi xuống. Rồi bà giục Ái Mộc và anh Mẫn cùng sắp xếp mấy tay nải quà bánh lên xe ngựa, phòng khi đi đường Ái Hân ăn uống không quen. Hôm trước cả nhà cũng đã bàn, để một người đi theo cô cả, có người bầu bạn cũng bớt cô đơn. Cái Hồng đã xung phong được đi cùng. Sớm nay nó cũng đã sắp tay nải chuẩn bị sẵn. Ái Hân lo lắng bao nhiêu thì ái Hồng lại háo hức bấy nhiêu. Nó chưa bao giờ được đi ra khỏi lũy tre làng, nói gì đến việc đến nơi vàng son như cung cấm.

    Ái Hân bịn rịn nắm tay từng người một trong nhà rồi bước lên xe. Bà Hạ Uyển lần nữa ngoảnh mặt nén lau nước mắt. Cái Mận dựa vào Ái Mộc lấp ló nhìn cô cả lên xe. Ông Gia Ích nén tâm tư đứng ra nói đôi điều với viên võ tướng:

    – Biết việc nước khó lòng làm khác, nhưng.. xin thái úy cho một người nhà được theo hầu, ái nữ trong nhà chưa ra khỏi ngõ, sợ rằng.. làm phiền đến thái úy.

    Nói rồi ông vẫy cái Hồng lại. Nó lon ton cắp theo tay nải chạy tới. Chẳng biết nó nhét những cái gì trong ấy mà đầy như thế, cái tay nải tròn quay như con gà mái sắp đẻ. Lý Nam Ân nhìn qua rồi quay ra nói với ông Gia Ích:

    – Việc nước không thể bàn thêm, nay quý tiểu thư thân phận đã khác, người hầu kẻ hạ không thiếu, thầy Trác đừng lo lắng quá.

    Nghe thế, ông Gia Ích hiểu rằng chuyến này Ái Hân chỉ có thể đi một mình. Trong lòng càng không yên thêm nữa. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, ông đành nói:

    – Mọi việc xin nhờ thái úy giúp cho cả, nữ nhi chưa từng xa nhà còn điều dại dột mong được chỉ dạy.

    Viên võ tướng gật đầu, chắp tay chào gia quyến trong nhà ông một lượt rồi lên ngựa. Ái Hân cũng cố làm ra vẻ vui mừng mà bước lên xe nhưng kì thực trong lòng đầy lo toan, hỗn độn. Rèm vừa kéo xuống, chợt Đặng Phan ở đâu hớt hải chạy tới. Cậu Phan mạn phép thái úy, xin được từ biệt người bạn tâm giao bấy lâu. Ái Hân nghe tiếng Đặng Phan bên ngoài liền kéo rèm, cậu Phan đặt lên xe ngựa một cái tay nải bằng vải lụa xanh:

    – Tôi không có gì làm quà, chỉ có tập tản mạn ghi chép trong những ngày học hành, có chỗ còn dở dang, Ái Hân mang theo đọc những lúc rảnh rỗi, chớ buồn phiền.

    – Cảm tạ cậu Phan, tôi sẽ giữ gìn.

    Nói rồi nàng cầm lấy tay nải đặt vào trong xe. Nở một nụ cười từ biệt với Đặng Phan. Cậu Phan nhìn nàng, trong ánh mắt dường như còn nhiều điều chưa nói kịp. Ái Hân xòe tay chào từ biệt gia đình một lần nữa. Người phu xe quất cây roi mây vào mông con ngựa, nó hí lên một tiếng rồi bước đi, chiếc xe ngựa lọc cọc bắt đầu lăn bánh. Lý Nam Ân cũng chào từ biệt rồi thúc ngựa lên đường. Ái Hân hé tấm rèm bên cửa sổ chiếc xe ngựa, nàng còn ngoái nhìn cha mẹ cho đến khuất.

    Chiếc xe đã đi xa, ngay cả bóng dáng cũng hoàn toàn hòa lẫn trong đám đông trên đường lớn, ông Gia Ích mới trở vào. Ông ngồi ngay xuống bậc thềm, ánh mắt dán vào cái gác nhỏ nơi hai cô con gái vẫn thường học chữ. Thấy ông ngồi thất thần, bà lại gần đặt tay lên vai ông an ủi:

    – Ông vào nhà kẻo nắng, người cũng đã đi rồi, buồn bã thêm nữa cũng đâu ích gì.

    Ông thở dài, Năm x ưa cha mẹ đặt tên ông là Gia Ích, những mong có ích cho gia đình, đất nước, góp thêm phần nhỏ nhặt của mình mà khiến cho đất nước hưng thịnh. Ông vì không chịu được đấu đá, tranh giành mà về ẩn giật, những mong con cái vui vẻ, êm ấm một đời. Ai ngờ, họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai [1], đã cố tránh sóng gió cuối cũng vẫn là không tránh nổi. Hiểu tâm ý của chồng, bà Hạ Uyển vội can:

    – Thôi ông ạ, chuyện đâu có đó, thư thư vài bữa, tôi vào kinh gặp bác Đường Quang xem cớ sự thế nào, rồi mình biết được liệu tiếp. Ông đừng trách mình, việc này tính ra không do nhà ta được. Từ mai ông cứ chuyên tâm dạy dỗ học trò, không uổng chúng lặn lội tới đây học hành.

    Nghe bà nói thế, trong lòng cũng nguôi nguôi ông mới trở vào. Chiếc xe ngựa của Ái Hân đi cũng đã được nửa ngày đường. Cả đêm trước mất ngủ lại thêm sáng nay dậy từ sớm làm Ái Hân mệt mỏi, nàng ngủ thiếp đi, đến khi tỉnh dậy thì trời đã nhá nhem tối. Nàng vén rèm nhìn quanh quất xung quanh, bốn bề đều lạ lẫm, xem ra đã ra khỏi trấn rồi. Người phu xe và binh lính cũng đều đi đâu cả, chỉ còn một mình Lý Nam Ân ngồi ngay phía trước, chỗ người phu xe. Ái Hân cất tiếng hỏi:

    – Mọi người đâu cả rồi thưa thái úy.

    – Bẩm công chúa, mọi người đã vào nghỉ trọ trong nhà kia, thấy người ngủ ngon giấc nên ta không gọi. Nếu người đã dậy, ta cũng mau vào thôi.

    – Ngài cứ gọi tiểu nữ là Ái Hân, dù sao cũng chưa chính thức sắc phong tước hiệu, nhận con, thái úy gọi như thế khiến tôi e ngại vô cùng.

    Lý Nam Ân im lặng gật đầu, viên võ tướng nhảy khỏi chiếc xe, vén tấm rèm cao lên cho Ái Hân đi xuống. Ái Hân quay lại ôm đồm hết cả mấy cái tay nải, nhưng cứ nhấc cái này lại rơi cái kia, không sao ôm hết được. Nam Ân đành leo lên, một tay ôm cả rồi đỡ Ái Hân xuống. Trời tối quá, Ái Hân lại vừa tỉnh giấc, lập cập theo viên thái úy bước xuống khỏi xe.

    Cạnh xe ngựa một quãng là căn nhà bằng gỗ ba gian, một trái. Đám binh lính đã ngồi nằm ngổn ngang cả bên ngoài gian chính, có người đã ngủ luôn rồi. Đi cả nửa ngày có lẽ họ cũng thấm mệt. Thái úy dẫn Ái Hân vào trong gian trái nhà. Sắp xếp đồ đạc, giũ lại cái giường xộc xệch rồi bảo nàng nghỉ ngơi ở đó. Ái Hân cất mấy cái tay nải gọn gàng lên giường, nàng ngả lưng xuống, định nằm nghỉ. Chợt viên võ tướng quay lại, trên tay cầm một đĩa bánh giày giò, người nói:

    – Đây là bữa tối, đường xá xa xôi, binh lính không kịp chuẩn bị, cô Ái Hân dùng tạm.

    Ái Hân đón lấy đĩa bánh, cúi đầu nói:

    – Cảm tạ thái úy, còn mọi người ngoài kia thì sao?

    – Binh lính đều ăn cả rồi. Cô Ái Hân cứ nghỉ ngơi đi.

    Nói rồi, Nam Ân bước ra ngoài. Ngăn giữa gian trái với gian nhà chính không có cửa, chỉ có một cái mành tre mỏng. Thái úy bước ra ngoài cái mành, đặt kiếm xuống bên cạnh, ngả lưng xuống tấm chiếu ngay lối đi. Ái Hân nhìn ngắm một lượt gian phòng. Đây có lẽ không phải nhà trọ cho thuê thường. Cái chõng để ở góc ọp ẹp như muốn gãy. Nàng nằm trên giường, quay qua quay lại hồi lâu có lẽ lúc đi đường đã ngủ rồi thêm nữa lạ nhà thành ra càng khó ngủ.

    Lăn lóc một hồi vẫn không tài nào chợp mắt được, Ái Hân đành trở dậy, vặn to cây đèn dầu lờ mờ trên bàn. Nàng ngồi thẫn thờ, nhìn màn đêm bên ngoài đen đặc. Không gian im ắng đến rợn ngợp, tiếng ếch nhái kêu oàm oạp như gọi cơn mưa đêm sắp đổ xuống. Cứ ngồi im như thế một lát, bỗng Ái Hân chợt nhớ ra món quà tiễn biệt của Đặng Phan, nàng liền tìm cái tay nải lụa xanh. Bên trong có ba cuốn vở, bìa đã sờn. Hai cuốn đã viết hết, một cuốn mới viết được mấy trang đầu. Nàng lật mở một cuốn, là một cuốn sổ ghi ý thơ tùy hứng, tức cảnh, bên cạnh còn có cả mấy hình vẽ nguệch ngoạc. Trừ hình phong cảnh nước non cây cỏ còn lại Ái Hân cũng không rõ cậu Phan họa cái gì. Bên ngoài trời bắt đầu đổ mưa, tiếng mưa đập vào mái gianh giọt xuống nền đất tí tách, Ái Hân ngồi nhẩm đọc:

    – Mây núi ngút ngàn oán than chi/ Mà người vừa đến lại mưa thi/ Khổ người sĩ tử tay đeo nải/ Lòng sầu, bụng đói réo ri ri.

    Vừa hay bên ngoài trời cũng đang mưa. Ái Hân ngước nhìn trời mưa, nàng tưởng như chính mình trong trang sách. Chỉ khác là cơn mưa của cậu Phan cho thấy cái khổ sở vất vả của người sĩ tử trên đường đi học thì cơn mưa của Ái Hân lại thấm đẫm nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà da diết. Ái Hân mở tiếp vài trang nữa, đọc một hồi quay lại hình như đã quá nửa đêm. Bên ngoài khung cửa sổ, một cánh bị bung ra, gió đập vào từng đợt.

    Ái Hân đứng lên, định bụng cài lại cho chắc chắn, nàng thò tay ra ngoài, cái cảm giác lành lạnh như có cái gì sắp kéo lấy làm Ái Hân vội rụt tay lại. Nàng đứng yên đưa mắt nhìn màn đêm, bóng tối bao trùm cả không gian, trước mặt nàng chỉ một màu đen như mực. Ái Hân tưởng tượng như nếu nàng bước ra bây giờ sẽ bị đêm đen nuốt chửng.

    Chú thích:

    [1] Ý nói họa đến dồn dập, may mắn thì chỉ đến một lần.
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng sáu 2023
  11. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Chương 9: Con đường mù sương

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sáng sớm, khi Ái Hân tỉnh dậy, binh lính vẫn còn ngái ngủ. Nàng thấy mình ngủ thiếp đi trên bàn từ lúc nào. Lý Nam Ân đã trở dậy từ bao giờ, viên võ tướng sắp xếp hết đồ đạc lên xe ngựa. Ái Hân bước ra ngoài, trên thành giếng ở góc sân đã đặt sẵn một gàu nước mới múc. Nàng bước tới chỉnh lại mái tóc, tết thành đuôi sam phía sau. Xong xuôi, nàng vục tay vào nước bên trong gàu vã lên mặt, nước trong và mát lạnh làm Ái Hân tỉnh ngủ hẳn. Nàng nhìn xuống đáy giếng, nước lấp lánh xao động thật nhẹ. Ở nhà giờ này, mọi người chắc cũng đã trở dậy, giếng nước trong sân nhà cũng mát như thế này.

    Nàng sấp tay vục thêm vài lần nữa, tóc mai rủ xuống bết vào gương mặt trắng hồng nõn nà xinh đẹp của thiếu nữ, nàng lấy ngón tay vén nhẹ sang bên. Viên võ tướng đứng từ xa, ánh mắt chăm chú dõi theo, thấy nàng ngẩng mặt bất giác hơi bối rối. Ánh mắt viên thái úy vội đổi hướng rồi thúc ngựa đi đâu đó. Rửa mặt mũi xong xuôi, Ái Hân leo lên xe, lấy trong tay nải mấy cái bánh bà Hạ Uyển đã chuẩn bị hôm trước. Là bánh khảo [1] nàng thích nhất. Tối qua nàng mệt quá nên quên mất. Nàng cầm bánh chia cho binh lính một lượt rồi lên xe ngồi, lấy một miếng bỏ vào miệng. Mùi vị vẫn không đổi, chỉ có không khí thưởng bánh là khác. Ái Hân vén rèm nhìn xung quanh, tất cả đều lạ lẫm, miếng bánh bỏ vào miệng tan ra từ bao giờ nhưng nàng cũng chẳng buồn nuốt. Nàng hạ rèm xuống, nén một tiếng thở dài.

    Viên võ tướng đã quay lại, anh gõ vào thành xe ngựa, Ái Hân thò đầu ra đã thấy một cái bánh giò nóng hổi được đưa tới. Ái Hân ái ngại từ chối, nói:

    – Cảm ơn thái úy, tôi đã ăn cùng mọi người rồi – Nói rồi nàng lấy trong túi gói bánh khảo cuối cùng đưa cho viên võ tướng.

    Lý Nam Ân nhận gói bánh, đặt cái bánh giò vào xe, gật đầu tỏ ý cảm ơn rồi lại kéo rèm xuống. Lát sau, viên võ tướng ra lệnh cho binh sĩ tiếp tục lên đường. Chiếc xe ngựa lăn bánh trên con đường đất lọc cọc. Ái Hân ngó ra ngoài, mặt trời đỏ rực ở phía xa, gốc gạo bên đường cứ lùi dần lùi dần. Con đường trước mặt vẫn còn đầy sương, mờ mịt.

    Cứ như thế, họ đã đi được hai ngày đường. Trấn nhỏ quê nhà ngày càng rời xa, không biết đâu là lối về. Lần đầu được đi xa khiến lòng tò mò của Ái Hân trỗi dậy. Nàng đã cố gắng ghi nhớ những khung cảnh nơi mình từng đi qua. Từ những thị trấn tấp nập phồn hoa lấp lánh ánh đèn cho đến những vùng núi hoang vu đầy dãy lau sậy. Trước đây nàng cũng từng ao ước được đi đây đi đó, giờ cũng coi như được thỏa nguyện, những ngày tháng tiếp theo cũng chưa dám bàn tới.

    Sang ngày thứ ba, đoàn người dừng chân trong một ngôi chùa nhỏ bên ngoài thị trấn, sư thầy còn trẻ tuổi nhưng hành sự điềm đạm. Ái Hân thích không khí yên bình của chùa chiền, có lẽ một phần vì hay theo mẹ lên chùa. Trời xẩm tối mấy chú tiểu khoảng năm, sau tuổi cùng nhau quét lá quanh sân chùa, thấy thế Ái Hân cũng lại giúp một tay. Mấy chú tiểu ngây thơ chắp tay bảo:

    – Mô phật, thí chủ là khách của chùa, khách không cần làm việc.

    Ái Hân mỉm cười, ngồi xuống cạnh chú tiểu nhỏ, nàng hỏi:

    – Mô phật, chú tiểu lên chùa lâu chưa?

    – Mô phật, từ nhỏ đã lên rồi ạ.

    – Chú tiểu được bố mẹ gửi gắm vào chùa ư?

    – Bố mẹ em đều mất cả rồi. – Nói rồi chú tiểu kéo tay áo Ái Hân, ngó nghiêng quanh quất rồi thì thầm vào tai nàng. – Thí chủ có phải phạm pháp không mà được binh lính áp giải đi như thế?

    Ái Hân mỉm cười bảo:

    – Người nhà chùa không màng thế sự.

    Chú tiểu nhỏ nhướn mày, suy nghĩ giây lát rồi cắp cái chổi tre vào nách, chắp tay chào Ái Hân:

    – Mô phật.

    Nói rồi ton ton chạy đi, mấy chú tiểu khác lấp ló sau cột chùa cũng ùa ra chạy theo. Ái Hân nhìn theo bóng chúng, tự do tự tại bỗng nhiên thấy trong lòng cũng bớt muộn phiền. Tiếng chuông chùa cất lên ngân vang, nàng nhắm mắt lắng tai nghe. Từng tiếng, từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều.

    Sớm hôm sau, đoàn người lại xuất phát, đường vào kinh không còn xa nữa. Trước khi lên xe viên võ tướng đã dặn dò Ái Hân. Quãng đường này về sau nhiều người nhòm ngó, bảo nàng cứ ngồi im trên xe dù có chuyện gì cũng đừng ra mặt. Xem ra đoạn đường phía trước nàng phải nhờ cả vào viên võ tướng này rồi.

    Đi nửa ngày đường, xem chừng đã trưa, mặt trời đã lên đến đỉnh, nắng chiếu vào xe nóng hầm hập. Nghe tiếng bên ngoài tấp nập, Ái Hân đoán chừng đã đến kinh thành. Nàng hé tấm rèm nhìn ra ngoài. Đây chính là thành Thăng Long phồn hoa đô hội hay sao? Trên đường mọi người nô nức đi lại, xe ngựa cũng nhiều vô kể, xe chất hàng hóa, xe kéo rèm kín mít. Hai bên đường những người tò mò đứng xúm vào chỉ trỏ. Binh lính hai bên phải đi trước dẹp đường. Ái Hân nghe lời thái úy ngồi im trong xe. Đến một quán trọ, viên võ tướng vào trước nói dăm ba điều, rồi cho người đi một lượt, những người có mặt trong quán lui hết vào trong rồi mới cho Ái Hân vào.

    Ái Hân nhìn qua, đây có vẻ như một căn nhà sang trọng. Có cả lầu ở phía trên. Ái Hân được sắp một phòng trên gác. Có binh lính canh phòng. Viên võ tướng dặn dò:

    – Tạm thời cô Ái Hân cứ nghỉ ngơi ở đây, còn một chặng đường ngắn, sớm mai ta sẽ vào kinh.

    Ái Hân gật đầu khe khẽ rồi bước vào. Đi mấy ngày đường, nàng đã thấm mệt, chưa bao giờ nàng trải qua quãng đường xa xôi như thế. Để tay nải lên đầu giường, nàng nằm xuống ngủ thiếp đi dù chưa ăn uống gì. Tỉnh dậy đã xế chiều, bụng đói cồn cào. Bánh mang đi đường cũng hết. Nàng mở cửa muốn kiếm cái gì bỏ bụng đã nhưng e ngại. Binh lính hỏi nàng cần gì, Ái Hân không dám nói, bèn đóng cửa. Nàng quay trở lại nằm vật ra giường, nghĩ ngợi. "Nếu trên đường gặp bất trắc gì mình sẽ thành một con ma đói, không biết lúc ấy mình bò hay đi, bay hay chạy, lúc ấy chắc không biết đói nữa vì không còn thân thể, thế thì đồ ăn, đồ cúng có nghĩa lí gì, không được mình không nghĩ nữa, hết khôn dồn đến dại mất rồi". Ái Hân ngồi bật dậy, đang mơ màng giữa cái đói và mệt bỗng có tiếng gõ cửa, viên võ tướng đã đem tới cho nàng một bát bánh đúc nóng hổi. Ái Hân tỉnh hẳn cả mệt nhưng phải cố kìm lại cho đoan trang đúng mực, lễ phép đỡ lấy. Viên võ tướng bảo nàng ăn cho nóng, rồi quay lưng đi.

    Bát bánh đúc làm nàng vực lại được cơ thể và tinh thần, bấy giờ nàng như mới nhớ ra từ ngày rời nhà thái úy Lý Nam Ân đã giúp đỡ không ít. Thêm cả chuyện ngoài chợ hôm trước gặp Lỗ Chí Hào cũng là nhờ thái úy. Vậy mà một lời cảm ơn chân thành nàng cũng chưa nói được. Nghĩ thế Ái Hân đứng dậy sang phòng bên. Nàng gõ cửa, một lúc mới thấy Nam Ân mở cửa:

    – Có chuyện gì vậy cô Ái Hân, mời cô vào trong này.

    Ái Hân bước vào trong, Nam Ân kéo ghế mời nàng ngồi xuống, trong phòng không có trà nước, thái úy vẫy một tên lính, gọi hắn mang tới một ấm trà. Ái Hân mở lời:

    – Từ ngày rời nhà, trăm sự đều nhờ thái úy cả, nay tiểu nữ không có quà mọn gì chỉ mong thái úy biết cho tấm lòng cảm tạ.

    – Cô Ái Hân khách sáo rồi, đó là việc công phép nước phải làm.

    – Thực ra tiểu nữ muốn nói đến việc gặp gỡ ngoài chợ làng, không biết thái úy còn nhớ không?

    – Việc đó cũng không có gì, cô Ái Hân cũng không cần phải để trong lòng. Chỉ là thấy bất bình, không thể không ra tay.

    – Đối với thái úy chỉ là việc thường nhưng đối với tiểu nữ lại là chuyện khắc cốt trong lòng, nói ra được lời này cũng đã thấy an yên trong dạ.

    Trà đã mang tới, thái úy rót một chén đẩy về phía Ái Hân, nói:

    – Chặng đường không còn dài, nhưng sẽ còn nhiều việc, cô Ái Hân uống chén trà, cần gì cứ gọi.

    Ái Hân xoay xoay chén trà trên tay rồi chầm chậm tiếp lời:

    – Đa tạ thái úy, đường xá xa xôi mong được giúp đỡ.

    – Cô Ái Hân yên tâm, ta và mọi người sẽ đưa cô vào cung an toàn.

    Thái úy nhấp một ngụm trà, không khí trở nên yên ắng, Ái Hân ngước mắt nhìn trộm bắt gặp ánh mắt thái úy vừa tới, nàng luống cuống đặt chén trà trên tay xuống, nói:

    – Cảm ơn thái úy, cũng muộn rồi, không phiền thái úy nghỉ ngơi, tôi xin phép về phòng.

    Ái Hân bước vội ra ngoài nàng cũng không hiểu tại sao lại cảm thấy ngại ngùng như thế. Nàng đi qua hành lang, nhìn lên bầu trời, hôm nay đã quá rằm, mây đen che kín cả bầu trời, không trăng cũng không sao. Ái Hân nhìn vào khoảng không, không biết hướng nào là nhà. Thân gái lênh đênh vô định, bất chợt thở dài:

    – Một cánh bèo trôi lạc đi đâu? /Sông dài bể rộng biết nông sâu?

    Bên này, thái úy đã cho người về kinh thành bẩm báo, nội trong sớm mai sẽ trở về. Đêm đen tĩnh mịch, trong căn phòng hẹp, người thái úy trẻ tuổi ngồi yên lặng bên ngọn đèn leo lét, chống tay lên cằm, nhìn ra ngoài cửa sổ. Trên gương mặt lạnh lùng thoáng nỗi niềm cô độc.

    Chú thích:

    [1] Bánh khảo là loại món ngọt truyền thống của Bắc Bộ Việt Nam, được làm từ bột nếp rang với đường, ngoài ra còn có hạt vừng hoặc một số loại hạt thơm khác để tăng mùi vị của bánh.
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng sáu 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...