GỬI TỚI CÁC ÔNG BỐ BÀ MẸ Bạn biết không? Bản thân mỗi ông bố bà mẹ chúng ta chính là những chiếc máy tính và con cái của chúng ta chính là những bản in. Khi thấy bản in có lỗi sai nào đó. Chúng ta cứ tìm cách sửa bản in mà lại không biết rằng phải sửa trên máy tính. Chắc chắn là có rất nhiều ông bố bà mẹ hay nói câu: Con tôi nay nó lì lắm, ở nhà nó phá lắm, nó quậy dữ lắm Chúng ta hoàn toàn đổ lỗi vào trẻ tại hư, tại lì nến mới đánh thế này thế kia Và khi con mình làm sai gì đó chúng ta cứ bắt con phải sửa thế này thế kia mà không nhìn lại bản thân mình xem mình sai ở đâu. Trẻ nhỏ không học những gì chúng ta dạy, chúng học những gì chúng ta làm. Bố mẹ chính là máy tính con là bản in. Nếu bản in sai thì phải sửa trên máy tính Vì vậy, muốn con tốt bố mẹ phải thay đổi để tốt hơn các bố mẹ nhé. Như thế nào là một đứa trẻ ngoan? Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường cho rằng: Đứa trẻ ngoan là phải biết nghe lời những người lớn tuổi trong nhà, chịu sự giáo dưỡng của gia đình và nhà trường nghiêm chỉnh. Vậy tại sao trẻ vẫn không ngoan khi đã được tiếp nhận tất cả những điều trên từ phụ huynh và nhà trường? Đây là vấn đề đau đầu của các bậc phụ huynh khi nói về con cái. Vậy giải pháp cho vấn đề trẻ không ngoan là gì? Bo năm nay 6 tuổi, hiện đang học tại một trường mầm non. Bo khá thông minh, năng động và nói nhiều. Những vấn đề Bo nói ra rất người lớn, có thể khi nghe người lớn cũng sẽ giật mình vì không nghĩ một đứa trẻ sẽ nghĩ ra vấn đề đó. Và khi người lớn yêu cầu làm một việc gì đó thì Bo sẵn sàng đưa ra lý do hợp lý để từ chối làm việc đó. Không phải những lý do của con nít như con mệt, con đang bận chơi hay chút nữa con làm.. Hầu như Bo ít khi nghe lời người lớn và muốn làm theo suy nghĩ của mình. Cũng rất nhiều lần Bo làm ba mẹ nổi giận. Những quy chuẩn của gia đình và trường lớp dạy, Bo thuộc nằm lòng nhưng không áp dụng. Khi hỏi vì sao thì nhận được câu trả lời khá bất ngờ: "Vì con không thích". Vậy vấn đề ở đâu? Nếu nói người lớn là bản sao của con trẻ, vậy tại sao khi người lớn làm đúng những điều này mà con trẻ vẫn không tuân theo? Phải chăng khi dạy trẻ chúng ta chưa đồng thuận những quy chuẩn áp dùng cho trẻ? Có nên tham khảo một số vấn đề với trẻ khi muốn trẻ nghe lời. Chẳng hạn như vấn đề sâu răng, Bo rất rõ nhưng không áp dụng đánh răng trước khi đi ngủ (mặc dù ba mẹ vẫn đánh răng mỗi tối). Vậy nên áp dụng biện pháp gì thì có hiệu quả? Nên lạt mềm buột chặt hay biện pháp cứng rắn hay kết hợp cả hai? Đã từng áp dụng qua tất cả các biện pháp nhưng thất bại. Bo vẫn là Bo của ngày nào. Khi khen Bo thì Bo rất nghe lời nhưng qua khoảng nữa giờ là đâu lại vào đấy. Khi áp dụng biện pháp cứng rắn, lúc đầu Bo sợ sau thời gian bớt sợ rồi lại về vạch xuất phát. Còn kết hợp cả hai cũng cho kết quả tương tự. Vậy vấn đề ở đâu, còn phương pháp nào khả thi hơn không? Hay đây chỉ là trường hợp cá biệt? Vậy có thể gọi cái này là cá tính của trẻ không?
Theo quan điểm của mình, cha mẹ và con cái là quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Con cái nhìn vào cha mẹ để học tập và tương tự cha mẹ cũng vậy. Con cái không phải là bản in, và cha mẹ là máy tính, mà đơn giản mình nghĩ con cái như một cái gương để cha mẹ tự soi và tự điều chỉnh bản thân mình càng hoàn thiện hơn. Từ đó, con cái sẽ càng hiểu và phát triển tốt hơn. Không biết các bà mẹ khác mong muốn như thế nào, riêng mình là một người mẹ, mình chưa hề mong muốn con ngoan ngoãn nghe lời răm rắp theo ý mình. Con cái là một cá thể độc lập, con thuộc về chính con chứ không thuộc về ai khác, kể cả cha mẹ. Đối với bất cứ việc gì, mình đều muốn con nêu lên ý kiến của chính con. Có nhiều lúc đối với một việc nào đó câu trả lời của con cũng là "Con không thích". Nhưng mình vẫn bình tĩnh nói chuyện tiếp để biết lý do vì sao con không thích làm và từ đó khai triển ra để hướng dẫn cho con. Quan trọng là nói chuyện một cách bình tĩnh, chứ không phải bằng thái độ giận dữ lên án "Vì sao con như vậy? Vì sao không nghe lời?" Qua đó, mình sẽ hiểu con hơn, và con cũng hiểu cách để nói chuyện với cha mẹ, hiểu là có những việc mình không thích nhưng vẫn nên làm vì.. Và hơn nữa, con sẽ học được cách nói chuyện bình tĩnh trước một sự việc nào đó, chứ không phải là giận dữ hét lên để thể hiện thái độ của mình. Nuôi dạy con là một quá trình dài đòi hỏi sự thấu hiểu và kiên nhẫn.