Thể Chế Chính Trị Và Sự Sụp Đổ Của Liên Xô

Thảo luận trong 'Ebooks' bắt đầu bởi Bất Tài, 23 Tháng mười 2018.

  1. Bất Tài

    Bài viết:
    8
    Sau cách mạng Tháng Mười thành công, những người Bolshevik bao gồm các dân tộc Nga đã lập ra Liên Xô định hướng hình thái kinh tế - xã hội là xã hội chủ nghĩa với người dẫn đầu là Lê Nin.

    Tuy vậy, hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô cũng như nhiều nước trên thế giới lại nhanh chóng sụp đổ. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự sụp đổ này mà đa số hướng đến đều cho là sự sai lầm của chính thể chế chính trị xã hội:

    - Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã hình thành các hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại thiếu sự dân chủ thực sự, bám vào một đường lối, tư tưởng cứng nhắc đã vạch trước nên thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.

    - Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng vẫn không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới thụt lùi về kinh tế, từ đó dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

    - Nhiều nước XHCN thể chế chính trị không phải đại diện cho toàn dân, rõ ràng nhất là ở các nước mà chính phủ không tự lập ra qua kháng chiến chống ngoại xâm, mà do nước khác áp đặt (như các nước đông Âu) và trợ cấp.

    - Ở tất cả các nước XHCN, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng nợ nước ngoài vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, ganh đua với Tây Âu.

    Tuy vậy, bản thân em lại không cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô hay các nước Đông Âu trong những năm 90 thế kỷ trước là do thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa gây nên. Sau thắng lợi cách mạng Tháng Mười, Liên Xô ngày ấy đã quá vội vàng xây dựng hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa theo cơ sở lý luận Mác – Lê Nin mà lại không hề để ý đến cơ sở thực tiễn hiện tại hoàn toàn không phù hợp.

    Trước hết, về kinh tế, xét từ phương diện lực lượng sản xuất, phải thấy rằng, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ, đặc biệt ở Liên Xô và Đông Âu - nơi có lực lượng sản xuất phát triển nhất cũng chưa bao giờ tạo ra cho mình một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại hơn, tiên tiến hơn so với chủ nghĩa tư bản. Về khoa học, Liên Xô và Mỹ hầu như khá tương đồng nhau về những phát minh khoa học, nhất là khoa học cơ bản; song, về khoa học ứng dụng thì hầu như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lại chậm trễ hơn so với Mỹ và các nước tư bản. Do vậy, về kỹ thuật sản xuất và công cụ lao động thì hệ thống tư bản chủ nghĩa vẫn có nhiều thành tựu hơn là trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Một số phát minh khoa học của các nước xã hội chủ nghĩa nhiều khi lại được nền sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa ứng dụng trước. Do vậy, về tổng thể, hệ thống xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ tạo ra được một năng suất lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản - cái mà - theo C. Mác - quyết định thắng lợi của một hình thái kinh tế - xã hội này đối với một hình thái kinh tế - xã hội khác đã lỗi thời hơn.

    Trên thực tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được xây dựng hơn 70 năm ở Liên Xô, Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa vẫn là nền đại công nghiệp cơ khí có trình độ kỹ thuật trung bình. Các yếu tố của tự động hóa, tin học hóa, sinh học hóa.. đang còn rất yếu ớt. Nền kinh tế tri thức mà thế giới hiện hướng tới mới đang có những yếu tố đầu tiên. Chế độ xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX vẫn chủ yếu xây dựng trên nền tảng vật chất, kỹ thuật của nền đại công nghiệp cơ khí không vượt hơn chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa để thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa lại được đẩy lên với mức độ cao. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sản xuất, biến tư liệu sản xuất từ sở hữu tư nhân, cá thể thành sở hữu tập thể và toàn dân diễn ra với quy mô lớn cả trong nông nghiệp lẫn công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ đã không được tiến hành song song với những tiến bộ cần có của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Điều này khiến quan hệ sản xuất đã đi xa hơn quá nhiều so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất mới được xây dựng bằng cách đó đã không thúc đẩy, trái lại còn cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngoài việc không tạo lập được giá trị kinh tế, không đạt được mức độ phát triển như mong muốn mà còn khiến không thỏa mãn đươc nhu cầu người tiêu dùng, động lực cá nhân của người lao động không được phát huy, thậm chí còn bị triệt tiêu. Tư liệu sản xuất và tài sản xã hội không được sử dụng, bảo vệ, phân phối hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả của nó. Tình trạng lãng phí ngày càng diễn ra nghiêm trọng, năng suất lao động không cao, hiệu quả sản xuất kém. Nền kinh tế – xã hội của các nước đang muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội rơi vào trì trệ và khủng hoảng.

    Đây không thể coi là khủng hoảng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mà chỉ là sự khủng hoảng của một mô hình phát triển xã hội chưa phải của chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể xây dựng trên nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển cao - nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức, trí tuệ và công nghệ thông tin trở thành nhân tố chủ yếu tạo nên lực lượng sản xuất của thời đại mới. Sản phẩm xã hội được làm ra bao hàm phần lớn giá trị từ lao động trí óc. Chính từ đây, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập; quan hệ giữa người với người và giữa các nhóm xã hội với nhau mới có những thay đổi căn bản về chất.

    Như vậy, rõ ràng, mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng ở Liên Xô, Đông Âu và nhiều nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ chưa phải là mô hình chủ nghĩa xã hội mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác mong muốn. Trong thời đại mà C. Mác, Ph Ăngghen, V. I. Lênin sống, những tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chưa xuất hiện. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội mới đưa ra những tiên đoán và định hướng phát triển đầu tiên của xã hội cộng sản tương lai. Song, dựa trên những định hướng còn thiếu cụ thể này, nhiều Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế đã vội vã thiết lập ngay chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa với tất cả quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của nó. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã không có đủ những cơ sở kinh tế – xã hội cần thiết để tồn tại, phát triển và chứng minh tính hơn hẳn của nó so với chủ nghĩa tư bản. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở Liên Xô và Đông Âu là điều hoàn toàn có thể giải thích được. Còn nếu có điều gì đấy liên quan giữa chủ nghĩa Mác và sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu thì đó chỉ là những hạn chế có tính thời đại mà các nhà kinh điển không thể vượt qua. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, suy cho cùng, là do nhận thức sai lầm, sự thiếu hiểu biết cặn kẽ về chủ nghĩa Mác cũng như tình trạng quá giáo điều, cứng nhắc, chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tế của những thế hệ lãnh đạo sau C. Mác trong quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn mà thôi.

    Điều này một lần nữa được chứng minh tại thực tế Việt Nam khi Việt Nam chuyển đổi hình thái kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1986. Chính từ thay đổi trong nhận thức của những nhà lãnh đạo mà thể chế tại Việt Nam và Trung Quốc vẫn có thể đứng vững, khởi sắc và đã bắt đầu có những bước chạy đầu tiên sau cả quãng đường dài cố di chuyển. Như vậy, việc nhảy vọt không trải qua hình thái tư bản chủ nghĩa lên thẳng xã hội chủ nghĩa đã để lại lỗ hổng rất lớn trên con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản khi Liên Xô ngày ấy và Việt Nam trước những năm 1986 đã cố tình phủi bay sạch trơn những thành quả to lớn của tư bản chủ nghĩa.

    Lãnh đạo dựa trên việc áp dụng cơ sở lý luận xa rời thực tiễn khiến Liên Xô sụp đổ, rút ra từ thất bại của đàn anh đi trước Trung Quốc tiếp đó là Việt Nam đã nhận thức được rõ ràng sự tác động cực kỳ to lớn mà cơ chế kinh tế thị trường tác động đến nền kinh tế nước nhà. Kế hoạch hóa tập trung là một phát minh về mô hình kinh tế vĩ đại mà không ai có thể phủ nhận được điều đó. Tuy nhiên nó không phải là một mô hình mà với trình độ phát triển như hiện tại có thể áp dụng một cách hoàn toàn.

    Như vậy, việc sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thể chế chính trị. Mà nhận thức sai lầm xa rời thực tế của những nhà lãnh đạo cũng là một trong những nguyên nhân vô cùng trọng yếu trong sự sụp đổ này.
     
    Ánh Phượng Thiên thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...