THẦY TÔI Nguyên Vĩ Thu Thu Đoản văn được viết dựa trên người thầy dạy Ngữ Văn của tôi. Người thầy đặc biệt nhất của tôi, trên từng tiết học mà viết lên. Năm cuối cấp có lẽ là năm mệt nhọc nhất của học sinh trung học chúng tôi, cảm giác nó cứ thập thoảng lo âu. Không biết sắp tới thi chuyển cấp thế nào? Liệu tôi có rớt không? Mấy thầy cô tính ôn thi thế nào? Nói thì nói thế thôi chứ vấn đề chính là người thầy cuối cấp tuyệt vời của tôi. Một buổi sáng nắng ấm, thầy bước vào lớp và nói: - Ôi trời trời, thầy thương lớp mấy đứa lắm. Vào lớp mấy đứa vừa vui này vừa buồn. Vui là do lớp trang trí vui mắt, buồn là hỏi cái gì mấy đứa cũng không biết hết. Ban đối ngoại mà không biết đối ngoại, ban thư viện mà chả biết cái gì cả, ôi trời trời. Phải không lớp trưởng?
Những buổi học vui vẻ Bấm để xem Thầy từng hỏi tôi: - Em, em đọc quyển Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển Chưa? Harry Botter đọc tới chương mấy rồi? Thôi xong, cuộc đời tiêu tán. Đặc điểm nổi bậc nhất của thầy có lẽ là chỉ trích một cách gián tiếp, chúng ta có lẽ phải tự ngầm hiểu ra lời chỉ trích đó thì phải. Nhưng nổi bậc là câu nói: - Thầy chẳng bao giờ đánh học sinh cả, như ng mà ông nào nói chuyện a, thầy sẽ dùng kiến thức truy bức tới cùng thế là cái mặt sượng ngắt, im ru, hết dám nói chuyện. Đấy, thế chớ có gì đâu? Một người bạo dạn trong lớp nói gì đó bị thầy nghe được, sẵn trong bài học "Phong Cách Hồ Chí Minh" thế là thầy liền hỏi: - Ông kia, tập thơ trong tù của Bác Hồ gồm có bao nhiêu tập? - Nói đúng thầy cho triệu. - Không biết gì hết na, trời trời trời! Thâu chết chớ làm gì. Kiến thức lớp 1 không? (kiến thức lớp 1, ôi~) Anh bạn cười, cười, cười. Sượng thiệt! Đáp án như sau, theo như tôi nhớ lời thầy nói hình như là 143 bài thêm một bài mới ra tù tập leo núi lay 144 bài thì phải. Chắc chẳng bao giờ tôi quên nổi đâu. Tâm đắc ghê! Chuyển qua chủ đề khác. Một hôm thầy đố chúng tôi: - Đố các em vì sao khi giặc thả bom xuống cầu Long Biên mà cầu vẫn không bị làm sao? Vì sao? Vì sao là vì sao? Có bạn đáp: - Thả bom trật thì làm sao bị gì được thầy. Cả lớp cưới rộ lên. Đã là bom thì chỉ cần rơi xuống nước thôi cũng đủ chết rồi. Theo như thông tin thầy cấp cầu Long Biên vừa vớt lên được trái bom hồi chiến tranh nữa ấy chứ. Thầy mắng cái thằng kia: - Thằng đây từ hành tinh nào rớt xuống á, quả bom mà nó làm như quả bưởi, thả không trúng nó không nổ a, ôi trời trời trời. Thầy lại nói: - Vì sao là vì nước ta bắt mấy thằng giặc cỏ đấy, treo lên trên cầu. Máy bay ở trên kia mấy ổng nhìn xuống biết người mình ò ò ò, thằng kia phe mình mà thả bom nó chết sao. Đấy, nên cầu được bình yên. Xong. Hết rồi, ôi trời mấy cái đứa này. * * * - Quê Bác, có đứa nào đi chưa? Lắc đầu lắc đầu và lắc đầu. - Thế Vịnh Hạ Long bọn bay đi chưa? Lắc đầu lắc đầu và lắc đầu. - Chưa đi, thầy đi rồi, thầy kể cho nghe. Nghe mà lũ bay ghiền nữa không lo. Thầy a, đi nhiều nơi lắm, có Điển Biên Phủ, mấy dân tộc thiểu số thầy chưa đi thâu chớ mấy nơi này. Bình thường. Lại kể. Hihi.. - Nghe đây.. (thầy kể nhiều nên học sinh không nhớ hết, hay ở đoạn) nhà Bác á. Đơn sơ lắm, phía trước có cái ao to mà cá không à.. Con bự bự bằng bắp tay nhìn ghiền. Một người anh trai hỏi: - Sao lấy cần câu câu thầy? Thầy liếc mắt nói ngay: - Trời trời trời, thế mày khiến rồi. Ao nhà Bác mà mày xách cần câu vô câu cá, muốn chết rầu. Nơi Bác làm việc đem vô câu cá, có mà ông muốn chết a.. Cười cười cười và một người thốn. Thầy lại nói: - Hồi thầy đi du lịch, cái chị hướng dẫn viên ấy. Thầy đùa là ở trên mái nhà Bác hồi kia lấy đâu ra lưới b40 trời, cái! Chỉ cười chỉ đi. Thầy biết chớ, do nhà Bác là nhà tranh, quê Bác lại hay có gió Nam nên người ta sợ bay mái mới phủ b40 chứ hồi kia lấy đâu ra b40.. * * * Thầy hỏi lớp trưởng: - Lớp trưởng, kể tên cho thầy hai vị danh tướng ở Việt Nam? Thế mà lớp trưởng thông minh lắm cơ, nhưng trả lời được mà bị ngược mới ác: - Dạ, hình như là Võ Nguyên Giáp với Trần Hưng Đạo hay sao ó thầy.. - Cái con này đọc ngược rầu, đúng thì đúng đấy mà kể thằng cha trước ông cố sau. Ấy, giống như đẻ cha trước mới đẻ ông cố. Phải nói cho đúng trình tự chớ. Là hai vị danh tướng ở nước ta là Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp. Được chưa cả lớp? - Rồi! Em kể tiếp cho thầy ba người cống hiền cho đất nước nhiều nhất? IQ lớp trưởng cao phết. - Dạ, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn.. Nguyễn Du phải không thầy. - Nữa, con này được ngọc nữa. Đã đọc thì phải đọc cho đúng thứ tự trước sau chứ. Phải là Nguyễn Trãi, ấy.. Rồi tới Nguyễn Du cuối cùng là Hồ.. Hồ Chí Minh. Được chưa cả lớp? * * * - Các em mới hết tiết vật lí, thế thầy hỏi sao xe lửa nó chạy nhanh dữ ọ. Đấy, em nào nói được. Im lặng và im lặng.. Đáng lí tôi cũng đoán ra được đáp án rồi thế mà không dám dơ tay, nghĩ rồi nuốt luôn.. Một thằng trai đáp: . - Thưa thầy, vì nó chạy nhanh. Haha.. - Mày tào lao. Tao hỏi sao nó chạy nhanh mày nói vì nó chạy nhanh thâu về dốn rầu, nói chi mày. Vi phạm phương châm về lượng.. Ông, vi phạm phương châm về lượng biết chưa? - Dạ thầy. - Vì bánh xe nó xẹp lép hả thầy. Á đù, chưa nghe bao giờ. - Ông lạc trôi từ đâu đến đấy, bánh xe lửa mà mày bảo xẹp thâu tao bó tay chấm com chấm vờ nờ.. Haha.. - Nghe đây, vì nó có tính cọ.. Cọ sát. Cái bánh xe lửa là bằng sắt. Đường ray bằng sắt. Hai cái đó nó có sát với nhau trượt tới làm cho xe lửa, chạy nhanh hơn. Ôi trời trời trời, còn cái thằng kia a, phong cho nó làm chủ tịch công ty bơm bánh xe lửa. Chủ tịch luôn, xe lửa mà nó đòi bơm thâu chết chớ làm gì.. Phải không thằng chủ tịch bom bánh xe lửa? * * * - Thầy đố tụi em, làm thế nào để đập nhỏ kim cương. Cả lớp, suy nghĩ suy nghĩ và suy nghĩ.. - Dùng búa đập hả thầy. - Quăng xuống đất ý thầy. - Chặt. Thầy đáp: - Tui thiệt không biết trong đầu mấy ông chứa cái gì, mới nói xong là kim cương rất cứng lấy đâu ra búa mà mấy ông đập vỡ hay ạ. Hồi kia bà cô địa lí hỏi thầy câu y vậy, cái cô bảo ai trả lời đúng cô cho 10đ. Thầy im ru nãy giờ nghe bà cô bả nói vậy cái thầy dơ tay bảo cô cho em 10đ đi rồi em nói. Bả nghi nghi thầy cái bà nói "Chắc đúng không mà cho mười điểm" thầy bắt bả cho điểm rồi mới nói kông bả trở nặt cái chết. "Thì cô cứ cho đi." - Thế là thầy lấy con 10 rồi đáp thì cô lấy cái búa bằng kim cương đập kim cương đố nó không vỡ. Không phải à! Sắt cứng thì lấy sắt đập, kim cương cứng lấy kim cương đập. Ôi trời trời, sao thầy cái gì cũng biết dầy bay, chết chết, thế mới là thầy chớ.. Thầy còn nói cả kim cương phân bố ở đâu, vàng ở đâu, dầu mỏ và than đá. Tôi quên mất tiêu rồi, huhu. Còn có cả Hồ Tây nữa chứ, các nhánh sông Hồng đi đâu. Bắt nguồn từ đâu? Cả luôn Truyện Kiều chưa học với người con gái Nam Xương nữa, cả luôn kiến thức cũ như ĐônKiHôTê, thầy kể tường tận nghe hết sức lí thú và vui nhộn luôn đó.
Đôi nét về thầy Bấm để xem Trong trí tưởng tượng của tôi, chỉ đơn giản thầy là người học rộng biết nhiều nhưng qua nhiều buổi học sau đó tôi ngộ nhận ra. Thầy là cựu học sinh xuất sắc nhất những năm thế kỉ XX mà tôi biết. Thầy hay nói: -Gặp được thầy là một cái duyên! Trời thương cho thầy trí nhớ tốt, học cái gì là nhớ cái đấy. Tuổi thơ của thầy chính là một người mọt sách.. Phải! Tôi cũng nghĩ thế, gặp được thầy là một cái duyên. Với đầu óc minh mẩn và am hiểu về tinh hoa dân tộc đó của thầy, nếu thầy tiếp tục trên con đường cao cả và sáng lạn kia thì những gì thì đạt được đâu chỉ là một thầy giáo bình thường như bây giờ. Là vì thầy yêu học sinh, yêu ngôi trường và làng quê thanh bình này mà bấy giờ vẫn ở đồng quê hẻo lánh dạy học cho chúng tôi. Tôi thương thầy lắm! Vào buổi học phụ đạo dành riêng cho lớp chiều hôm nay, tôi bất giác cảm thấy ở thầy luôn chất chứa một nỗi u buồn không sao tả nổi. Ừ! Thì mặc dù thầy vui vẻ, hay nói chuyện vui với chúng tôi nhưng với gương mặt lúc nào cũng nghiêm túc. Có vài câu thầy chọc, không nằm trong phạm vi kiến thức thì thầy mới cười mỉm. Thầy kể: Tuổi thơ của thầy rất là vẻ vang nhưng với thầy nó có lẽ còn chưa đủ. Tôi nhớ man mác là năm 1980 là thầy học khoảng lớp 9, là lớp trưởng của một lớp. Không những thế thầy còn là học sinh xuất sắc nhất khối và hay đại diện cho trường tham gia các hoạt động ngoại khóa. Hằng ngày, hằng năm, trên con đường đất nhỏ, thầy vẫn luôn men theo lối cũ đến trường với chiếc xe đạp cứng cỏi. Thầy đi những ba năm cấp trung học liền nhưng xe dường như cũng hiểu ý thầy, nó chưa bao giờ bị hư hại gì cả. Duy chỉ có một lần, thầy bảo lúc đó chiếc xe bị thủng lốp trước, thế là thầy liền ngồi yên sau đạp về. Một bạn hỏi: - Lỡ thủng hai lốp luôn sao thầy? - Thì thầy đi bộ. - Thầy đáp một cách thản nhiên và dường với thầy không có gì ngăn cản được việc học cả, vì thầy chưa từng bỏ hay nghỉ một tiết học nào cả. Cho đến khi thầy vào đại học là lúc thầy tự nhiên thể hiện sự thông minh vốn có của mình, người ta thì vào học trước thầy kiến thức chắc phải nhiều hơn thầy, thầy thì phải học lại từ đầu môn AV bắt đầu con số 0. Thế mà khi thi tốt nghiệp, thành tích của thầy lại hơn hẳn người khác. Tôi thật sự khâm phục thầy, cách học của thầy đơn giản là học mọi lúc mọi nơi. Ngay cả khi ngồi nheng bếp lửa nấu cơm thầy cũng tranh thủ lấy cục than nhỏ ghi ra từng từ vựng mãi một hồi lại thấy chúng dài đằng đẳng tới tận cửa ra vào. Tôi còn nghe nói, khi là sinh viên thầy luôn được trường dẫn đi khắp nơi để đại diện cho trường tham gia hoạt động chính trị cần thiết. Thật là thích khi một cậu sinh viên được đi từ tỉnh này qua tỉnh khác nhờ học bổng hàng tháng đều đều và sự tiến cử của nhà trường. Được nghỉ tại khách sạn, được xe bốn bánh chở đi, được bắt tay với các viên chức đảng có chức cao vọng trọng. Thì ra, thầy biết nhiều như thế là vì đi và đọc nhiều. Có bạn hỏi: - Hồi đó, sách đâu mà thầy đọc nhiều thế thầy? Thầy cười nhớ lại hồi đó, kể chúng tôi nghe: - Thì sách của anh chị thầy đấy, thầy mượn rồi đọc. Nhưng hồi nhỏ thầy có một tật xấu là hay ăn cắp. Mấy đứa đừng nghĩ gì xấu nhăng, thầy là thầy ăn cắp sách của anh chị thầy. Hễ cuốn nào mà thầy nhắm thích là úm ba la, hay cuốn nào mà đọc lỡ cỡ chưa hết là cũng thâu xong cuốn đó. Thầy thích đọc sách lắm, anh chị thầy thấy nhưng cười rồi coi như không thấy bởi họ biết thầy ham học, ham đọc.. Mà thầy nghĩ ăn cắp gì chớ ăn cắp sách là không có tội, mình ham đọc thì không có tội. Nói vậy chớ lát nữa hốt sách bạn dìa y tui. (hihi) Cả lớp cười rộ lên thích thú và ngưỡng mộ thầy. Vì chúng tôi bây giờ, cứ vì điều kiện kinh tế mà đọc rất ít, đi cũng chẳng được bao xa. Có thể thấy, tầm nhìn của chúng tôi hạn hẹp một cách bình thường. Tội cái, thầy hay hỏi mấy câu mà chúng tôi không biết làm mấy chúng tôi cuốn hết cả lên. Nhưng thầy cũng có nguyên tắc. Khá đơn giản là chỉ chọc quê lũ con trai thôi, còn con gái thầy thương nên đâu có hay hỏi mấy câu thần thánh kia, chúng tôi thoát được một kiếp.. Ôi trời trời trời, thầy cũng giống bác sĩ phết luôn. VD như lớp có bạn bị tê thất, sốt sốt huyết, đau vai, đau đầu.. Hay đại loại gì đó thầy đều biết cách trị, không những thế phương thuốc mà thầy đề ra cũng rất hiệu quả và chi tiết tên, liều dùng, lít và bao nhiêu viên, vị thuốc đó đã khiến cho nhỏ bạn ngồi kế bên tôi bị tê thất ngày càng hết dần. Có lẽ, điều đáng buồn nhất cuộc đời thầy là vụ tai nạn xảy ra vào mười mấy năm trước. Vụ tai nạn đó đã khiến thầy rất rất đau đớn. Khi ấy, thầy đang trên đường dẫn học sinh đi thi học sinh giỏi. Không biết là vì nguyên cớ gì mà xe thầy lẫn xa đối phương đều và vào nhau làm thầy ngã quật ra đường bất tỉnh. Thằy kể, đến khi thầy thức giấc thì đã ở bệnh viện rồi, còn cvuyện khác thầy không nhớ nữa. Nằm viện những 20 ngày mà bên bệnh viện cũng chỉ chữa trị qua loa, vết sẹo dài từ miệng xuống tới cằm của thầy vẫn không có tiến triển mà còn để lại cái viên ốc quýt nhỏ bên trong chưa lấy ra được. Thầy đành phải đi lần hai, phẫu thuật lại gương mặt tạm đỡ hơn nhiều nhưng vài viên ốc nhỏ và viết sẹo nhỏ vẫn còn đọng lại trên gương mặt thầy theo thời gian. Thầy bảo: - Hễ mỗi lần trời động, cơ thể thầy đau muốn rã rời, quai hàm và miệng nhức nhói, từ lưng tức đến ngực khó chịu. Nhưng thầy cũng rán chịu chớ giờ mà đi phẫu thuật lấy vài viên óc có chút xíu đấy ra thì vừa tốn kém mà lại còn phải mổ xẻ thấy ghê, thôi thì để nó ở với mình cùng năm tháng. Thầy còn để lớp trưởng của chúng tôi sờ thử, quả nhiên là có thật. Là sự thật! Tôi nghe mà ứa nước mắt, muốn khóc lắm mà cứ sở thầy chọc quê nữa nên kiềm nén mà nghe thầy nói. Tôi bất giác thấy, thầy nháy mắt liên tục. Và đôi mắt thầy dường như không dám nhìn thẳng như thường ngày nữa. Hình như thầy đang khóc nhưng chưa bộc lộ ra hoàn toàn mà là khóc và đau đớn trong lòng. Chúng tôi sợ thầy khóc thật nên đành sao lãng qua việc khác. Thế là cả lớp ầm ộ bảo thầy hát bài Cát Bụi Cuộc Đời của Trịnh Công Sơn mà thầy hứa lần trước. [Này bạn thân ơi số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tạm trần gian Dù anh và tôi ai sang giàu ai gian khó Mai xa kiếp con người về với cát bụi mờ thì cũng đều đôi tay trắng. Đời là phù du ta sống hôm nay đâu biết về ngày mai sau Hãy dành cho nhau bao nhiêu niềm vui đang có Không ganh ghét hận thù Chẳng gian dối lọc lừa vì kiếp người sẽ vội qua. [ĐK:] Người ơi hãy nhớ ta là cát bụi Sẽ về cát bụi thì xin đừng toan tính thiệt hơn Đời như thoáng mơ được mất ta đâu ngờ Hỏi ai có bao giờ không trở về cát bụi đâu. Cuộc đời là bao hãy mến thương nhau với bằng tất cả con tim Để rồi một mai khi ta lìa xa nhân thế Không lo lắng ưu buồn, chẳng nuối tiếc muộn phiền Chuyện thế sự nơi trần ai.] Giọng thầy văng vẳng bên tai, nghe rất hay và có chút buồn buồn, hay hơn ca sĩ chuyên nghiệp ấy chứ (hehe). Mặc dù, thầy vui cười nói rôm rả nhưng mấy điều làm thầy vui được. Thầy nói đúng, và nói rất hay.. Con người rồi cũng sẽ về với cát bụi thôi Hay câu Triệu người quen có mấy người thân, khi lìa trần có mấy người đưa..