Thầy cô Tác giả: Khiet Le Thể loại: tản văn ngắn [Thảo luận - Góp ý] - - Các Tác Phẩm Của Khiet Le Làm thầy cô khổ lắm mệt lắm đâu dễ như chúng ta nghĩ đâu. Khi học sinh là những đứa trẻ trong giai đoạn đang trưởng thành thì có những suy nghĩ, tích cách khác nhau. Người nghịch ngợm, người trầm tính, cọc tính, quẩy phá bày trò, câu "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" là rất đúng đối với thời học sinh. Khổ nhất, mệt nhất là giáo viên chủ nhiệm khi lớp tập hợp đủ thể loại học sinh khiến người khác phải nhức đầu khổ tâm. "Cô ơi, bạn này lấy trộm đồ em", "Thầy ơi, bạn đó đánh em nói em bị điên", "Cô ơi, bạn đó giấu sách vở em" Là thầy cô thì phải chạy theo vấn đề của tụi học sinh rồi giải quyết cho ổn thỏa mà vẫn giữ được sự đoàn kết. Thầy cô phải quản lớp nghiêm, học sinh trong lớp không chỉ học được mà còn phải đoàn kết, chấp hành đúng kỉ luật nhà trường đặt ra cho học sinh. Khi có học sinh trong lớp tụ tập uống rượu bia hay đánh bài, đánh nhau, rồi còn có người học yếu kém.. Thì giáo viên chắc chắn sẽ chịu áp lực rất lớn từ Ban Giám hiệu, từ lương tâm nghề nghiệp của sự chuẩn mực. Người bị phê bình đầu tiên vẫn là giáo viên chủ nhiệm, người luôn bị phụ huynh oán trách tại sao không dạy dỗ quan tâm đến con cái của họ. Giáo viên luôn là người lắng nghe và giải quyết mọi chuyện. Thầy cô bận lắm. Người luôn thức khuya làm việc, nào là chấm bài, soạn giáo án, soạn đề cho học sinh ôn tập, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề cho học sinh, tự tổ chức dã ngoại cùng học sinh bồi dưỡng tình đoàn kết. Thầy cô mệt lắm, là giáo viên giảng bài suốt, nói liên tục 4, 5 tiết liền, giảng dạy mà đau rát hết cổ họng. Đặc biệt khổ nhất là vào mùa hè thời tiết oi ả nóng bức, tiếng ve kêu còn to hơn giọng thầy cô giảng bài, thật khiến người khác không khỏi nhức óc. Bụi phấn thì lại làm thầy cô bị viêm mũi dị ứng, mắt đỏ đỏ, mũi mũi đỏ đỏ hắt hơi liên tục. Nhưng thầy cô không một lời than vãn hay kêu ca về công việc lái đò vất vả này, họ vẫn luôn là người âm thầm chịu đựng tất cả. Người thầy người cô luôn giữ đúng mẫu mực, nhưng số phận lại trớ trêu bắt họ làm trái lương tâm, bắt họ tự tay phá đi cái mẫu mực ấy. Một người thầy bị sỏi thận buộc phải có nhiều tiền chữa trị. Nhưng thầy còn phải nuôi vợ con không đủ tiền chữa trị lâu dài, nên thầy buộc giấu nghề không truyền dạy hết kiến thức buộc học sinh phải đi học thêm thầy. Cũng có người biết thầy đã dùng thủ thuật này để kiếm thêm tiền chữa trị, có người thì phê phán, có người thì thông cảm cho nổi khổ của thầy. Nhưng người giằng vặt, cắn rứt lương tâm nhiều nhất vẫn là thầy. Thầy cô cũng hay buồn lắm đấy. Nhất khi học trò vô lễ, buông lời không tôn trọng thầy cô. Tự mình nhắn tin xin phép cô mà nói chuyện như là bạn với cô. "Cô ơi, cô ơi mai cho em nghỉ học nha. Vì em có việc bận. Giờ em đi ngủ đây, bye bye cô". Hay cậu học sinh tỏ thái độ với cô giáo dạy bộ môn. "Em không muốn cô dạy đâu, học thầy không tày học bạn mà cô, em học bạn là được rồi". "Em không ôn văn đâu, đi thi chém đại vài câu cũng được 5 điểm rồi. Với lại môn văn học lắm mấy văn bản sau này đi làm có dùng tới đâu thầy". Những lời nói, hành động của đứa học trò vô tri luôn khiến thầy cô buồn lòng. Có khi việc làm lỗi lầm của học sinh khiến người giáo viên phải thay đổi, không còn vui tươi tràn đầy nhiệt huyết mà đổi lại là gương mặt lạnh lùng, dạy theo nghĩa vụ ai học thì học không học thì thôi. Cũng có nhiều người cô giáo đã từng rơi nước mắt vì học sinh của mình. Họ buồn lắm nhưng học sinh nào có thể thấu hiểu được hết đây. Làm thầy cô khổ cực thế đấy, đâu phải chuyện đơn giản. Họ là những người ươm mầm, là người lái đò đưa học học sinh đến với bến bờ tri thức. Đối với công lao to lớn của người mở đường cho tương lai tốt đẹp, thì bản thân mỗi người ta phải biết nhớ ơn, tôn trọng người thầy người cô cũng như người cha người mẹ thứ 2 đã từng dạy dỗ chúng ta. Với những ai đang là học sinh thì cố gắng học tập cho thực tốt nhé, đừng làm thầy cô phải bận tâm lo lắng cũng như đừng làm họ thêm khổ nữa. Hết