Thất Tịch là gì? Thất Tịch ở Trung Quốc và Việt Nam khác nhau như thế nào?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Võ Chung Phương Thùy, 11 Tháng bảy 2021.

  1. Võ Chung Phương Thùy Whisper

    Bài viết:
    433
    Thất Tịch là gì? Thất Tịch ở Trung Quốc và Việt Nam khác nhau như thế nào?

    Ở phương Tây có ngày Valentine là lễ tình nhân, vậy ở phương Đông cũng có, ngày này gọi là lễ Thất Tịch hay là ngày Ngưu Lan và Chức nữ gặp nhau.

    Thất Tịch là gì?

    Lễ Thất Tịch là ngày lễ tình nhân ở Việt Nam. Cũng như các bạn đã biết, lễ tình nhân là ngày để các cặp đôi ở bên nhau, dành tình cảm và thể hiện sự chân thành với nhau. Họ sẽ ở bên nhau cầu nhân duyên tốt lành, cầu sự hạnh phức bạc đầu và nắm tay nhau mãi mãi. Đây là một dịp rất ý nghĩa dành cho những cặp đôi yêu nhau theo phong tục phương Đông.

    [​IMG]

    Thất Tịch ở Trung Quốc

    Thời xưa vào ngày 7 tháng 7 âm lịch cũng chính là lễ thất tịch. Các cô gái chưa chồng cầu nguyện sẽ có được đôi bàn tay khéo léo giống như bằng Chức Nữ. Một số người thì cầu nguyện cho có đuoicw một người chồng tốt.. Có một điều nữa là các cô gái sẽ đặt cây kim xuống mặt nước, nếu cây kim không chìm thì nó có ý tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo.. Ngoài ra người ta còn chơi trò làm bánh, sau đó đặt cây kim, đồng xu và tờ giấy đỏ vào trong. Ai bắt được kim có nghĩa là khéo léo, đồng xu có nghĩa là giàu có, tờ giấy đỏ là sự hạnh phúc và tình yêu chân thành.

    Thất Tịch ở Việt Nam

    Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch). Trong ngày lễ Thất Tịch trời thường sẽ mưa một ngày. Người ta còn nói đây chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau. Sau bao năm tháng xa cách hộ đã cảm động và rơi nước mắt vào ngày lễ thất tịch.

    Ngoài ra người ta còn nói rằng trong ngày Thất Tịch nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ mãi mãi bên nhau. Thất Tịch là ngày giúp giúp các cặp đôi cầu nhân duyên, những cặp đôi yêu nhau sẽ càng thêm bền lâu còn người đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân.

    Nguồn gốc

    Chuyện xưa kể rằng, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu nhà nghèo, nhưng có phẩm chất tốt, hiền lành và chăm chỉ làm ăn. Trong một lần tình cờ Ngưu Lang đã gặp Chức Nữ, nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương. Mối tình tiên - phàm dần đơm hoa kết trái giữa hai người, họ nên duyên vợ chồng và chung sống hạnh phúc, cùng nhau có hai người con, một trai một gái.

    Nhưng cuộc sống êm đềm vốn không kéo dài được lâu khi một ngày kia Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang nhớ thương, đau xót khôn cùng đã mang theo hai con thơ đuổi theo nàng nhưng không thể qua khỏi sông Ngân Hà, đây là ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục. Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và một mực ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về. Cũng từ đó, bên cạnh sông Ngân Hà xuất hiện thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

    Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã đồng ý cho họ mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

    [​IMG]

    Mình biết đến chuyện Ngưu Lan Chức Nữ qua truyện cổ tích, nhưng lúc đó còn nhỏ nên vẫn chưa hiểu lắm. Đến lớn hơn một chút thì mình có đọc một quyển sách hay nó còn được gọi là tiểu thuyết. Tiểu thuyết "Thất Tịch không mưa" của tác giả Lâu Vũ Tình đã làm cho mình có cảm nhận và hiểu rõ hơn về lễ Thất Tịch. Nó không những là dịp đoàn tụ, trùng phùng hạnh phúc vui vẻ của các cặp đôi. Mà trong tiểu thuyết này chính là ngày đau khổ nhất của hai nhân vật chính. Nó không những là đoàn tụ mà còn là chia xa. Trên đời này không có bữa tiệc nào mà không tàn cả. Ngưu Lang Chức Nữ gặp rồi lại chia xa. Ở đây có ý chia xa về khoảng cách địa lí nhưng trái tim thì vẫn kề chung nhịp đập và tình cảm dành cho nhau sẽ không bao giờ thay đổi.

    (Có tham khảo và chỉnh sửa)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...