Thất phu vô tội, hoài bích kỳ tội là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 11 Tháng hai 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Thất phu vô tội hoài bích có tội là gì?

    Thời xưa lưu truyền một câu chuyện có ý răn đe con người không nên có lòng tham vô độ, nên biết chừng mực. Chuyện kể rằng:

    Ngu Thúc có viên ngọc quý. Ngu Công nghe tiếng muốn lấy, sai người đến cầu.

    Ngu Thúc trước không chịu cho. Sau hối lại, nói rằng:

    Tục ngữ có câu: Kẻ thường dân vốn không có tội, chỉ vì có ngọc bích mà thành có tội. Ta giữ làm gì hòn ngọc này? Thật là mua tai vạ vào mình.

    Rồi liền đem ngọc dâng cho Ngu Công.

    Ngu Công đã lấy được ngọc, nghe Ngu Thúc còn thanh gươm báu, muốn lấy nốt, lại cho người đến cầu thanh gươm ấy.

    Ngu Thúc giận quá, nói:

    Ngu Công trưng cầu hết cái này, lại đến cái khác. Thật là người vô yêm! Đã là vô yêm, thì tất có ngày hại cả đến thân ta nữa.

    Nói rồi, đem quân đi đánh Ngu Công.

    Ngu Công thua, chạy ra đất Cung Trì.

    Truyện trên làm mình khá ấn tượng với câu nói của Ngũ Thúc:

    Kẻ thường dân vốn không có tội, chỉ vì có ngọc bích mà thành có tội.

    [​IMG]

    Câu tục ngữ trên phần nào giải thích vì sao Ngũ Thúc lại dâng ngọc cho Ngu Công.

    "Kẻ thường dân vốn không có tội, chỉ vì có ngọc bích mà thành có tội" câu tiếng Hán là "Thất phu vô tội, hoài bích kỳ tội", ngoài ra còn có câu "Thất phu vô tội, hoài bích hữu tội" mang nghĩa tương tự.

    Câu trên có xuất xứ từ "Xuân thu tả truyện – hoàn công thập niên"

    Thất phu: Thường dân, người vô tri.

    Hoài bích: Thứ ngọc quí nhẵn, rất có giá trị.

    Kỳ tội: Tội của người đó.

    Dịch nghĩa:

    Lão thất phu vốn không có tội, nhưng vì lão sở hữu thứ bảo ngọc quý giá mà thân phận của lão không xứng để có được, khiến người ta thèm thuồng để ý, ấy chính là cái tội.

    Ý chỉ những người có thứ quý giá trong người thì thường bị người khác ghen ghét, dòm ngó, hãm hại.

    Những người bình thường không có thân phận bảo vệ thường vì trong mình có vật bất phàm hoặc quý hiếm mà rước vào mình không ít phiền toái, thậm chí mất mạng.

    Câu tục ngữ còn mang hàm ý người thường không có tội, tội của họ là mang thứ cao hơn thân phận của mình. Tội ở đây là "dám" sở hữu thứ vượt quá khả năng có thể bảo vệ của mình. Có được trân bảo mà không biết giữ mình giữ miệng chỉ là cái cớ để người ta hại.

    Ngoài ra nó còn dụng ý ám chỉ những người tài thường bị ghen ghét, đố kị, kẻ vô tri lại vui vẻ sống. Thế mới nói mẻ ngốc có cái phúc của kẻ ngốc - tự dưng mình nhớ đến câu nói của Táo công chức: "Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh mà thông minh nó tìm cách tiêu diệt. Cứ lừng khừng mà sống lại hay." Câu nói này bao hàm nghĩa cực thâm thúy. Tài giỏi mà không biết cách ẩn nhẫn dễ thành cái bia hãm hại cho người xung quanh ngắm tới. Con người mà, bản tính đều có chút đố kị. Ngọc sáng trong đêm tối càng dễ bị nhắm tới. Nhiều khi phải "giả dối", thông minh che đậy để bảo vệ mình.

    Sử sách ghi lại không ít trường hợp những người được coi là Thất phu vô tội, hoài bích kỳ tội.

    Trong "Tối Cường Khí Thiếu", nhà họ Kiều vừa vui mừng có được Huyết Sắc San Hô, qua một đêm cả nhà bị giết sạch, còn Huyết Sắc San Hô biến mất.

    Thời vua Lê Tương Dực, quan lại vì thấy vua yêu thích kì trần dị bảo đã cho người lùng trong nhân gian tìm vật để lấy lòng vua. Vì chuyện này mà không hiếm những người dân thường vô tội một phải chịu đưa đồ, không sẽ bị dùng thủ đoạn cướp lấy. Hoài bích thật có tội.

    Không chỉ trong thời xưa, thời nay cũng không hiếm những tinh huống như vậy. Có chút của thì nên ít khoe, không nên vì hay hư vinh nhất thời để lộ ra mà hại mình, hại người.

    Tư liệu mình tra được từ Thất phu vô tội, hoài bích kỳ tội khá ít ỏi, xuất xứ của câu được nhắc tới khá mơ hồ. Nếu bạn nào có thêm thông tin hoặc thêm câu chuyện nào có ích thì giúp mình bổ sung với nhé!
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...