Truyện Ngắn Thật Dại Dột - Hồ Nguyên Vân

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Hồ Nguyên Vân, 2 Tháng tư 2022.

  1. Hồ Nguyên Vân

    Bài viết:
    41
    Thật Dại Dột!

    Tác giả: Hồ Nguyên Vân

    Lúc đó là 9 giờ tối, đã đến giờ tôi đóng cửa hàng thì cô chủ nhà xuống. Dù biết đã đến giờ về của tôi, nhưng vì biết tôi sống có một mình không phải vội về nên thỉnh thoảng cô có xuống nối chuyện với tôi sau giờ đóng cửa.

    Hôm đó cũng vậy, tôi vừa làm xong báo cáo và chuẩn bị về thì cô xuống. Sau vài câu chào hỏi và nói chuyện vu vơ, cô nhìn thấy trên màn hình máy tính, tôi đang nghe câu chuyện 'Đường đến dinh Độc Lập"của nhà văn, đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt. Cô hỏi tôi vẻ ngạc nhiên:

    - Ơ, giờ cháu lại xem những cái này à?

    - Vâng, - tôi trả lời - cháu đang nghe lại những hồi ký của các bác lính đã trực tiếp tham gia cuộc chiến chống Pháp và Mỹ để hiểu hơn về thời gian đó. Tất nhiên những gì đã được học và đã được nghe trên báo chí thì nó ít nhiều mang tính tuyên truyền dù là đúng, nhưng được nghe chính những người lính kể về những điều mà bản thân đã trải qua, những tâm tư và suy nghĩ của họ trong giai đoạn đó thì sẽ có được những hiểu biết chính xác hơn, đồng thời cũng là để xác thực thêm cho những gì đã được học và nghe ạ.

    Cô nhìn tôi cười. Và cuộc nói chuyện phiếm của cô cháu tôi hôm đó đầu tiên là nói về thời gian kháng chiến chống Mỹ. Vì cô sinh ra vào năm 1955, nên cô là thế hệ được sinh ra trong thời chiến và trưởng thành trong thời bình, chồng cô cũng đã từng tham gia cuộc chiến biên giới phía Bắc những năm 1984, 1985. Chú hiện đã nghỉ hưu và được hưởng đãi ngộ của quân đội do thời gian đó đơn vị của chú đã được tặng danh hiệu.

    - Ôi, cô ơi, giờ xem lại những bức ảnh chụp bộ đội ta lúc đó nhìn mà thương, những gương mặt non choẹt, những nụ cười hồn nhiên và thật vô tư - tôi nói.

    - Thì cháu bảo 17, 18 tuổi chả non và hồn nhiên, mà thời đó con người hồn nhiên lắm cháu, không như thanh niên bây giờ, cái gì cũng biết nên nhìn chúng nó già dặn hẳn, còn ngày đó thanh niên có biết gì đâu, khéo cầm tay bạn gái còn chưa biết ấy. Cuộc sống lúc đó khổ lắm cháu, mọi thứ đều thiếu thốn, cô đây đã từng phải mặc áo bao tải rồi đấy. Mẹ cô làm ở tạp hóa nên có được những bảo tải đóng hàng của Nga, Trung Quốc, bà mang về rồi may thành áo mặc, mà đấy là nhà cô còn tự may được nên có mà mặc, chứ còn những nhà khác bao tải cũng không có mà mặc ấy. - Vâng, bọn cháu sinh ra khi đất nước cũng mới được hòa binhd độc lập, không phải chịu cảnh chạy bom đạn nhưng cũng phải chịu những thiếu ăn thiếu mặc, nên cũng biết được một phần.

    Câu chuyện cứ như vậy, cô kể cho tôi nghe đã thức đêm đi gánh nước như thế nào, rồi những chuyện thiếu ăn ra sao, và không biết thế nào mà câu chuyện của cô cháu tôi lại chuyển sang chủ đề xây dựng, cô nói:

    - Pháp nó xây cho mình bao nhiêu công trình đẹp, cháu xem những khu phố, những nhà biệt thự xây từ thời Pháp đấy, bây giờ vẫn thấy đẹp, nhà hát lớn, rồi những nhà ở đường Hoàng Diệu ấy cháu. Cầu Long Biên ngày xưa đẹp lắm cháu ạ, không như bây giờ đâu.. Phát xít Nhật vào cướp bóc, vơ vét của của mình, đế quốc Mỹ thì nó đánh phá của mình, nhưng Pháp thì nó xây dựng cho mình đấy chứ? Cháu thử xem cái hệ thông thoát nước trong khu phố cổ này là do Pháp làm đấy, họ tính toán thế nào mà phố cổ không bao giờ bị ngập những khi trời mưa, cùng lắm những lúc mưa quá to và mưa lâu thì nước trong các con phố chỉ dâng lên, còn sau khi đã tạnh thì chỉ mươi mười lăm phút là nước rút hết chứ không như ở các khu phố mới, trời vừa mưa đã ngập vào tận trong nhà rồi.

    - Vâng, - tôi trả lời- cháu đã ở đây được gần mười năm và chưa bao giờ thấy bảo phố cổ bị ngập cả.

    Rồi cứ thế cô khen những điều Pháp đã làm cho mình, những cái Pháp đã xây cho mình.

    Nhưng cô lại không nói đến việc vì sao Pháp lại xây những công trình đó? , rồi tiền để xây những công trình đó thực dân Pháp đã lấy ở đâu? Rồi những công trình đó xây lên để phục vụ ai? Và thực dân Pháp đã phá bao nhiêu thế hệ người Việt để xây lên những công trình mà giờ cô đang hết sức khen đó?

    Cô nói những điều đó với một thái độ rất tự nhiên, không hề có sự bất bình hay căm ghét mà chỉ đơn giản cô không nghĩ đến những điều sâu xa và bản chất của vấn đề. Và tôi biết không chỉ có mình cô mà còn có rất nhiều người nghĩ như cô, những người công dân bình thường, sống cuộc sống bình thường, điều họ chăm lo chỉ là gia đình mình, con cái mình. Đối với xã hội có thế nào miễn sao không ảnh hưởng đến gia đình cô, đến con đường công danh lợi lộc của con cái cô là được. Xã hội nào cũng thế thôi! Những hy sinh mất mát của bất cứ ai, miễn không phải hy sinh mất mát của cô, của gia đình cô.

    - Sao lại dại thế? Ít nhất cũng phải để lại một người con chứ, ai lại đã để chồng đi đánh giặc rồi, con cũng cho đi hết, để giờ còn lại mình thân già vò võ - Cô nói thế khi nghe tôi nói:

    - Cháu có đọc trên báo thấy có nhà có đến chín người con là liệt sĩ, chồng cũng là liệt sĩ.. - tôi nói mà cố gắng để nước mắt không chảy ra.

    Rồi đột nhiên cô hỏi hỏi:

    - Đến giờ về rồi đúng không? , thôi về đi kẻo muộn.

    - Vâng.

    Câu chuyện phiếm của cô cháu tôi kết thúc, cô đi lên nhà. Còn tôi tắt máy tính, tít tay chấm công, tắt cầu giao, sập cửa và đi bộ về chỗ trọ.

    ***​

    Thật là dại dột!

    Không biết những mẹ liệt sĩ sẽ đau lòng biết bao khi nghe thấy như vậy? Họ đã hy sinh hết những ruột thịt của mình, để cho những người mẹ những thế hệ sau như cô được nhìn thấy ruột thịt của mình trưởng thành, lập gia đình, sống cuộc sống yên bình.

    Hai dòng nước mắt tuôn rơi!

    Hết
     
    AquafinaMèo Cacao thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...