Thảo Mộc Giai Binh có nghĩa là gì? Thảo Mộc Giai Binh là một câu thành ngữ của Trung Quốc hay còn được hiểu với nghĩa là: Thần Hồn Nát Thần Tính Nghĩa của câu này là so sánh với người hay hoài nghi lo sợ, hễ có động tĩnh thì vô cùng khiếp nhược. Nó giống như trốn học đi chơi net vậy đó, phải để ý xung quanh, thấy có dầu hiệu gì là sợ liền. Câu này còn được hiểu theo một nghĩa rất lạ là: Coi tất cả cỏ cây là kẻ địch. Nếu muốn hiểu thì mọi người phải đọc kĩ của Xuất Xứ nữa nhé ^ ^ Xuất xứ của Thảo Mộc Giai Binh? Năm 383, Tiên Tần Hoàng Đế Phù Kiên thống lĩnh chín mươi vạn binh mã xuống phía nam đánh Đông Tấn, triều đình Đông Tấn lệnh cho Tạ Thạch làm đại tướng, Tạ Huyền làm tiên phong, thống lĩnh tám vạn binh nghênh chiến. Sau khi quân Tiên Tần do Phù Dung làm tiên phong chiếm được Thọ Dương, Phù Kiên đích thân thống lĩnh tám ngàn kị binh đến thành trì này. Ông phái tướng đã đầu hàng của Đông Tấn là Chu Tự đến khuyên Tạ Thạch đầu hàng. Chu Tự vốn là quan của nhà Đông Tấn, bị bức đầu hàng, thực ra ông rất muốn quay về với nhà Đông Tấn. Sau khi đến doanh trại của quân Tấn, không những không khuyên hàng mà còn mật cáo với Tạ Thạch tình hình của quân Tiền Tần, đồng thời đưa ra ý kiến nên nhân cơ hội lúc người ngựa các lộ của quân Tiền Tần vẫn chưa tập trung được chủ động xuất kích. Sau đó, Tạ Thạch lập tức thay đổi phương châm tác chiến, quyết định chuyển thế phòng thủ sang thế tấn công. Ông xuất binh đánh vào đại bản danh của kẻ địch và thắng lớn. Quân Tấn thừa thắng tiến về Thọ Dương. Phù Kiên biết được quân Tấn đang tiến về Thọ Dương thì thất kinh, lập tức cùng Thọ Dương trèo lên đỉnh thành, quan sát động tĩnh quân Tấn bên bờ song Phì. Lúc đó mùa đông, tầm nhìn không rõ. Phù Kiên nhầm tưởng rằng dãy núi cỏ cây là quân Tấn, sợ hãi đến mặt biến sắc. Ông trúng kế của Tạ Huyền, cho quân đội rút về, để quân Tấn vượt qua song Phì quyết chiến. Quân Tiên Tần sĩ khí vốn kém cỏi, lần rút lui này lại làm thế trận loạn. Chu Tự thừa cơ hét lớn ở phía sau: "Quân Tiên Tần thua rồi! Quân Tiên Tần thua rồi!" Binh sĩ nghe vậy thì tin là thực nên tháo chạy. Quân Tấn dưới sự chỉ huy của Tạ Huyền tấn công mãnh liệt. Phù Dung thấy không hay bèn cưỡi ngựa tham gia, kết quả bỏ mạng dưới đao của một quân Tấn. Quân Tiên Tần hoàn toàn bại liệt, quay về phương Bắc. Trận chiến này chính là trận chiến bên sông Phì lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh trong lịch sử.