Thành tựu thực hiện công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 2 Tháng chín 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256
    Thành tựu thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới

    Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

    1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới:

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương lần thứ bảy khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

    2. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng thời kỳ đổi mới:

    2.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1986 - 1996:


    - Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1975 - 1986, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

    - Sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ. Nhưng tình hình diễn biến phức tạp, có lúc khó khăn tưởng chừng khó vượt qua: Ba năm liền lạm phát ở mức ba con số; đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh; nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa.. Những diễn biến quốc tế phức tạp tác động xấu đến tình hình nước ta. Trong hoàn cảnh đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Lương thực, từ chỗ thiếu triền miên, năm 1988 phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, đến năm 1989 đã đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ và xuất khẩu. Hàng tiêu dùng đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành. Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.

    - Đại hội VII của Đảng khẳng định nền kinh tế bước đầu chuyển biến tích cực, hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phấn, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.. Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị và Điều lệ Đảng (sửa đổi). Kết quả, sau 5 năm 1991 - 1995, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm đã hoàn thành vượt mức, GDP đạt 8, 2 % (kế hoạch là 5, 5 - 6, 5 %). Đã bắt đầu tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.

    2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996 - 2018:

    - Quan điểm về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới gồm:

    Thứ nhất
    : Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa mối quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.

    Thứ hai: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

    Thứ ba: lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

    Thứ tư: khoa học và công nghệ là động lực để triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi vào hiện đại ở những khâu quyết định

    Thứ năm: lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ

    Thứ sáu: kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh

    - Đại hội IX đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010. Kết quả thực hiện chiến lược ổn định phát triển kinh tế- xã hội 1991-2000 đã đưa gdp cả nước ta từ 15.5 tỷ USD năm 1991 tăng vượt hơn gấp đôi vào năm 2000, đạt trên 35 tỷ USD. Đại hội đã đề đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm tiếp theo (2001-2010) với những mục tiêu tổng quát là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tiếp tục đưa gdp năm 2010 lên gấp đôi so với năm 2000.

    - Đại hội X của Đảng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các văn kiện được thông qua tại đại hội X là kết tinh trí tuệ và ý trí của toàn đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới toàn diện, phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới. 5 năm (2005-2010) ; tốc độ tăng GDP bình quân 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2.5 lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42.9% gdp. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101, 6 tỷ USD, gấp 3, 26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đạt 1, 168 USD. Việt Nam năm 2008 đã ra khỏi tình trạng đói nghèo, đứng vào nhóm các nước có thu nhập trung bình..

    3. Những thành tựu của việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới:

    Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn: Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong khu vực và thế giới (GDP 5 năm 2011 - 2015 bình quân 5, 9%, năm 2018 đạt 6, 7%), trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình trên thế giới, ngoài ra có những thành tựu nổi bật của CNH - HĐH:

    - Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Việc xây dựng đô thị, nhà ở đạt nhiều hiệu quả. Công nghiệp nông thôn và miền núi có bước tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước.

    - Hai là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân từ năm 2000 đến nay đạt trên 7, 5%. Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo. Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2008, GDP bình quân đầu người theo giá trị thực tế tăng gấp khoảng 3 lần so với năm 2000; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2007 - 2008 đạt 0, 733, xếp hạng 100/177 quốc gia và lãnh thổ, thuộc nhóm trung bình cao nhất thế giới.

    - Ba là, có cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những kết quả quan trọng: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm. Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về mặt cơ cấu sản xuất, về mặt công nghệ theo hướng hiệu quả, tiến bộ, gắn với sản xuất, với thị trường:

    + Cơ cấu kinh tế vùng đã có điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế.

    + Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.

    + Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000 - 2005, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 12, 1% lên 17, 9%; dịch vụ tăng từ 19, 7% lên 25, 3%, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68, 2% xuống 56, 8%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25%.

    - Thứ tư, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước hình thành và phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước được thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách.
     
  2. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
    Khỏi nói cho 5 sao tại hay.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...