Truyện Ngắn Thành Công Và Hạnh Phúc - Vyl Hana

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi HaloKenhika, 31 Tháng bảy 2021.

  1. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Tên truyện: Thành công và hạnh phúc

    Tác giả: Vyl Hana

    Thể loại: Truyện ngắn.​

    Ngoài những nhịp sống vội vàng, thì đâu đó Hà Nội vẫn mang một vẻ đẹp yên bình và nhẹ nhàng đi vào lòng người. Trở về giữa lồng Thủ đô ngàn năm văn hiến, sau bao năm học tập và làm việc tại xứ sở cờ hoa xinh đẹp, trong tôi bỗng trào dâng bao cảm xúc, và một tình yêu tha thiết trong tim với đất nước, nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên với bao kỉ niệm tươi đẹp và chắp cánh ước mơ cho tôi đi vào tương lai. Chính dãy đất thiêng liêng hình chữ "S" đã lưu giữ cả trời thương nhớ của tôi về một thời hồn nhiên, ngầy thơ bên người bà đáng kính. Hai mươi năm trôi xa kể từ ngày bà ra đi, nhưng trong tôi vẫn còn một nỗi cô đơn như dài lâu và chôn sâu trong nơi tâm hồn. "Ở phương trời xa xăm ấy bà có đang dõi theo cháu. Tuổi 28 cháu đã có cuộc sống bao người mơ ước, đã tự mình lái xe dạo chơi trên khắp phố phường Hà Nội, cháu đã và đang khoác trên mình màu áo blouse trắng mà ngày nào bà từng mong ước. Tiếc là cháu không thể chữa bệnh cho bà như trong ước mơ của cháu ngày nào."

    Đâu một ai hiểu, để có thể mang trên mình những ánh hào quang như hôm nay tôi và bà đã trãi qua muộn vàn khó khăn và thách thức. Ngày ấy, tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ, ở một miền quê phía nam. Tôi lớn lên trong vòng tay tảo tần của một người bà đã ngoài 60, bà tôi là người Hà Nội nhưng theo chân ông vào tận miền Nam vì đời sống mưu sình khó nhọc nên bà chỉ có thể mang theo nỗi nhớ mong quế đến ngày lìa xa xõi đời. Ngày thơ bé ấy, tôi nào đâu biết để cho tôi miếng ăn manh áo bà đã phải chạy vạ khắp nơi, vất vả đêm ngày. Đêm đêm dưới ánh đèn loe loét bà vẫn còn ngồi đan từng chiếc nón lá để khi sáng sớm hai bà cháu mang đi bán. Số tiến kiếm được luôn thiếu trước hụt sau, nên ba còn phải đi làm thêm ai mướn gì thì làm nấy, rồi chiều chiều lại ra bờ sông mò cua bắt ốc bán. Dẫu nhọc nhằn là thế nhưng bà chưa từng để tôi phải đói, rét. Ngày ngày, tôi vẫn có một tuổi thơ đẹp tươi bên dòng sông vắng, dưới luỹ tre làng, nơi hàng dừa xanh. Và đó là lí do dù ở nơi phương Tây huy nga và lông lẫy, dù có niềm vui trăm ngã thì trong tôi vẫn luôn hằng sâu vị quê nhà bình yên cùng những tháng ngày êm đềm với lũ bạn quê và nhưng món ăn dân dã, mộc mạc của người bà năm ấy. Nhưng sau cái ngày tôi lên 6 tuổi, tôi trãi qua một trận bệnh nặng phải lên tận thành phố chữa trị, vì thế bà đã bán đi căn nhà tranh đầy ấp hoài niệm niệm đẹp của ông bà để lo cho tôi. Khi khỏi bệnh, giữa thành phố xô bồ, bà cháu chỉ có thể ngủ ven lề đường vì không còn tiền về lại quê, tôi và bà đành theo rửa bát cho một quán ăn. Nhưng vì tuổi cao sức yếu bà tôi bị chủ quán đuổi đi không thương tiếc. Nhưng mai mắn bà và tôi đã gặp một đôi vợ chồng trẻ. Lúc đầu vì đắng đo chúng tôi là người không rõ lai lịch, người chồng là chú Bảo chỉ cho ba cháu tôi một ít tiền. Nhưng khi hỏi rõ thông tin về ba cháu tôi thì cô vợ (Nhã) lo lắng cho bà tuổi đã cao còn tôi vừa khỏi bệnh lại còn nhỏ mà phải sống vật vờ bên lề thành phố nên đã cưu mang chúng tôi, bà tôi về làm giúp việc cho nhà ấy. Gia đình nhà đó, là một doanh nghiệp lớn có cơ ngơi đồ sộ. Không chỉ đối xử tử tế với chúng tôi, họ còn thường xuyên giúp dỡ những mảnh đời kém mai mắn khác. Gia đình ấy có hai người con, cậu con trai lớn hơn tôi hai tuổi tên Thiên Ân, còn bé gái nhỏ hơn tôi và được ba em ấy đặt tên là Thiên Di, với mong muốn mai này em sẽ như một cánh chim trời tự do tự tại mà sống một đời an yên hạnh phúc. Thấy em tôi lại buồn cho đời mình, ngày ấy tôi chưa bao giờ dám nghỉ về tương lai, cuộc đời an yên và hạnh phúc với tôi xa vời vợi, bởi khi sinh ra đã thiếu vắng tình cảm gia đình, chỉ có mỗi bà nội chăm lo cho tôi. Ngày ngày nhìn Ân đi đến lớp trên những chiếc siêu xe, trong tôi ngậm ngùi bao nuốt tiếc, vì đời tôi khốn khó trăm bề nên đành phải gác lại viếc học hành, đến nơi xứ người mưu cầu sự sống. Nhìn cuộc sống của Thiên Di đủ đầy mọi thứ, tôi lại càng buồn hơn, nhưng em ấy không chơi chung với tôi vì tôi là người nhà quê. Tôi chỉ có thể lủi thủi bên bà và ra sân nhà chơi một mình. Nhưng cô Nhã dù rất ít khi ở nhà mà cứ mỗi lần về nhà gặp bà đều hỏi thăm tôi. Cô Nhã là một nữ doanh nhân trẻ thành đạt và mang trên mình nét đẹp rất đỗi nhẹ nhàng mà thanh lịch. Vì xót thương tôi, sống thiếu thốn cũng như trống vắng tình cảm nên cô hay mua sữa thức ăn và cả quần áo cho tôi, đôi khi còn cho tiền bà dẫn tôi đi chơi. Đó cũng là lí do làm Di cảm thấy ganh ghét với tôi và hắt hủi tôi khi cô Nhã vắng nhà, dẫu cho những thứ tôi nhận được không là bao với những gì em ấy đang có. Có những lần tôi còn bị em ấy đánh, bà tôi thấy thế rất buồn và tủi cho tôi. Vì bảo vệ tôi có lúc bà còn bị Di đẩy vào hồ nước, khi thì bị ngã.. Nhưng trái ngược với Di, Ân là người con trai ấm áp và thương người vô điều kiện như ba mẹ anh. Từ ngày nhỏ, anh ấy đã nhiều lần theo chân ba mẹ đến thăm và tặng quà cho những em nhỏ, những bệnh nhi nghèo và thiếu thốn. Vì lẽ đó, mà anh Thiên Ân luôn bảo vệ tôi và rất thương bà tôi. Hôm ấy khi bà pha sữa cho tôi và anh thì Di đi vào la hét, khóc lóc vì tôi uống sữa em ấy. Nhưng sữa là của cô tặng tôi, chứ bà cháu tôi dù nghèo thật, nhưng không bao giờ ăn uống hay dùng bất cứ đồ gì trong nhà không phải của chúng tôi. Ân cũng đã giải thích cho em nhưng Di rất bướng bỉnh và không bao giờ nghe lời anh. Để dỗ Di, bà tôi đã pha cho em một ly khác. Di không những thôi khóc la mà còn làm đỗ sữa nóng vào bà tôi, làm bà bị bỏng nặng. Nói em không nghe lời, Ân rất giận dữ và đêm đó anh đã nói về thái độ của em mình cho ba mẹ nghe, vì thường ba mẹ không có nhiều thời gian ở nhà, nên bà tôi đã nói với bảo mẫu, Di còn nhỏ chưa hiểu chuyện nên đừng làm lớn chuyện khiến Di bị trách phạt. Bà tôi luôn xem Di như con cháu mình, luôn muốn tìm cơ hội lựa lời nói cho em ấy hiểu. Nhưng khi ba mẹ biết tính khí Di ngang ngạnh vô lí đến thế, thì đã trách Di rất nhiều và yêu cầu em ấy phải xin lỗi tôi và ba, với sự cứng đầu của mình thì dủ ba mẹ có nói nhứ thế nào Di cũng không chịu hiểu và nhất định không muốn nói câu xin lỗi. Không chỉ thê em ấy còn muốn đuổi tôi đi. Vì thái độ không hay của con mình nên cô, chú phải xin lỗi bà cháu tôi và đưa bà tôi tiền đi khám, nhưng bà tôi từ chối vì vết thương không có gì nghiêm trọng. Vì thấy tội cho chúng tôi và được biết tôi đã đến tuổi đi học nên chú đã lấy số tiền bà tôi từ chối để cho tôi đăng kí nhập học. Thật lòng khi nghe tin mình được đến trường tôi và bà cảm thấy rất rất vui. Bà cháu tôi cùng đi mua sắm tập sách và đồ dùng học tập để chuẩn bị đi học, cô Nhã cũng cho tôi giày và quần áo. Sáng tôi và bà dậy sớm, tràn ngập hân hoan đi đến trường, từng ánh nắng thật lấp lánh, từng dòng người hối hả trên phố đông tất cả đều thật mới mẻ và đẹp đẻ trong tôi.

    Nhưng. Sau ban mai là mưa là giông khắp trời. Di trở nên thù ghét tôi nhiều hơn và luôn khó dễ bà tôi, cô ấy không nghe lời một ai kể cả ba mẹ. Dù cô chú rất nghiêm khắc và dạy anh Ân rất mẫu mực, nhưng với Di khi em ra đời ba mẹ rất bận với công việc nên không có thời gian bên cạnh dạy bảo em nhiều, một phần thì ba mẹ rất thương Di vì em là con út trong nhà, và còn vì em là con gái, ba mẹ em hiểu được rằng, con gái mai này lớn lên sẽ chịu nhiều thiệt thòi và em cần được yêu thương nhiều. Chỉ như thế mai kia em mới biết trân quý bản thân mình và không cho phép những người không xứng đáng làm tổn thương mình. Nên không nở cứng rắn và luôn chiều theo ý Di, nhưng cũng từ đó em trở nên rất bướng bình, kiêu ngạo với mọi người.

    Mỗi ngày Di đều kiếm chuyện tôi bằng mọi cách, đánh tôi, xô ngã tôi, nắm tóc tôi, dành ăn với tôi.. Cũng chẳng biết từ khi nào việc bắt nạt tôi mõi ngày trở thành thú vui và là thói quen hằng ngày của em ấy. Vậy nên dù mang ơn gia đình ấy nhiều hơn cả núi sông bao la, thì bà tôi cũng đành phải rời đi, vì không muốn cháu mình bị ăn hiếp và một phần khác vì sức khoẻ bà tôi đang yếu dần không thể làm việc nhiều nữa, nếu ở lại chúng tôi chỉ là gánh nặng cho gia đình họ. Với số tiền dành dụm được sau hơn 4 năm làm thuê cho nhà ấy, bà tôi đã thuê được một căn nhà nhỏ và trang trãi cuộc sống với nghề nhặt ve chai. Còn tôi vẫn đi học vì tôi đang học rất giỏi. Nhưng cứ mỏi lúc rãnh, tôi lại đi bán vé số đề kiếm thêm tiền phụ bà. Cứ thế không được bao lâu bà tôi yếu dần và bệnh nặng. Bà mang hết tiền có được từ việc bán từng tờ vé số và nhặt ve chai, cả tiền bà đi làm thuê ngày ấy đã để dành được đưa cho tôi và nói:

    - Đây là tất những gì bà còn lại trong đời này, mong cháu giữ lấy, đừng tiêu nó mua thuốc cho bà nữa đời bà đến đây thôi! Cháu còn nhỏ cần nó để lo thân. Cháu phải ráng sống tốt, sống đẹp và học thật giỏi để không khổ như bà.

    Dù ở tuổi đời rất nhỏ, nhưng tôi hiểu được rằng bà đã phải buâng khuâng do dự rất nhiều khi đưa ra quyết định như thế. Sức khoẻ dần suy kiệt bà vừa lo nếu cứ níu kéo sự sống của bà mãi thì sẽ hết tiền, mà bà thì chẳng thể sống tiếp, vừa lo một mai bà ra đi tôi sẽ lẽ bóng giữa dòng đời không ai bảo ban dạy dỗ, không ai chăm lo. Nhưng sau tất cả hoàn cảnh đã buộc bà đưa ra một lựa chọn bất đắc dĩ.

    Tôi vẫn chưa bao giờ quên được ngày bà ra đi tôi chơi vơi, lạc lõng và nằm sâu trong dưới dòng cảm xúc đau thương. Đi vào tột cùng của sự hoang mang và bất lực.

    Dẫu những người xung quanh đã thương tình giúp tôi đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng, và họ cũng thường xuyên thăm tôi giúp tôi nhiều điều, giáo viên ở trường cũng tạo mọi điều kiện giúp tôi và quan tâm tôi. Nhưng một tháng hai tháng, một năm hai năm rồi cũng chẳng ai giúp mình được mãi. Tôi vẫn phải tự lê bước trước cuộc đời cùng cực của chính mình. Ngày ngày tôi làm mọi thứ có thể để kiếm tiền tiếp tục đi học và vẫn luôn mong một phép màu kì lạ nào đó, sẽ đưa tôi ra khỏi những tối tăm này. Đôi khi có những ngày tôi còn bị người ta đánh, bị mắng chửi tồi tàn..

    Dù đã bao lần, tôi ngắm nhìn Sài Gòn khi về đêm trong vẻ kiêu xa và dưới những ánh đèn lung linh rực rỡ, cùng những tòa nhà, những trung tâm kính tế thương mại huy hoàng tráng lệ mỗi tối đến. Nhưng tôi vẫn cứ nhớ và ám ảnh mãi trong tâm hồn đêm hôm ấy, một đêm đầy ngập bóng tối và vắng lặng với nhưng hạt mưa trĩu nặng, tôi vẫn cầm trên tay bịch ve chai ra về dưới cơn mưa buốt giá. Tôi lạnh và rất lạnh. Nhưng nơi lạnh nhất chỉ có thể là trái tim tôi. Những chiếc xe băng qua, nước dưới đườngvăng tung toé vào mặt vào người tôi. Bỗng nhiên, từ đâu ánh đèn của một chiếc xe ôtô đang chạy chầm chậm phía sau tôi. Tôi sợ hãi, sợ người xấu muốn bắt tôi hoặc sẽ làm điều không tốt với tôi. Nên đã bỏ chạy dù tôi đang rất lạnh cùng sự mòn mỏi sau một ngày vật vả và vì đuối sức trong mưa tôi đã ngã lăng trên đường và bất tỉnh.

    - Bà ơi! Bà (tôi gọi bà trông cơn mê)

    - Hoài My ơi! Tỉnh đi con.

    Tôi tỉnh dậy và rất đỗi ngạc nhiên. Trước mắt tôi là cô Nhã, cô bảo:

    - Đêm qua cô đi làm về thấy trước mắt một bé gái nhỏ nhắn, lại đi một mình trong đêm mưa cô sợ con gặp nguy hiểm nên định chạy sau soi đèn cho con đi đến khi gặp người thân. Nhưng con lại chạy và ngã trên đường. Cô xuống xe mới biết là My. Sao con đi một mình vậy, bà con đâu?

    Tôi nhìn cô với ánh mắt lắm sầu thương và nghẹn ngào đáp:

    - Bà con mất được 2 năm rồi ạ?

    Cô với nhìn tôi với ánh nhìn thương xót và có vẻ ngạc nhiên.

    - Thế con sống với ai trông suốt hai năm qua?

    Sao con dám đi trong đêm tối thế hả?

    - Con sống một mình, thỉnh thoảng cũng được thầy cô ở trường quan tâm và được hàng xóm giúp đỡ. Con sợ lắm chứ cô! Nhưng con không đi làm kiếm thêm thì không có tiền đi học, ai cho con hoài đâu cô.

    Cô xoa đầu tôi và lẳng lặng một lúc lâu:

    - Bác sĩ nói con bị cảm lạnh. Giờ có thể về nhà nghỉ rồi, con muốn ăn gì cô chở đi ăn rồi về.

    - Con ăn gì cũng được ạ.

    Lần đầu tiên tôi được ngồi siêu xe, được đi ăn trong một nhà hàng sang trọng cứ ngỡ đây chỉ là giấc mơ. Nhưng tôi rất sợ, sợ sau khoảng khắc này tôi lại trở về với thực tại tồi tàn của mình. Có thể trong cuộc sống, chỉ cần kiên cường và cố gắng bước tiếp, thì có lúc cuộc đời ta sẽ rẽ sang một con đường mới tối đẹp hơn. Đời tôi cũng như thế, sau cơn mưa là cầu vòng đầy sắc màu. Sau khi đi ăn, cô đưa tôi về nhà nhưng không phải là căn nhà trọ bé xíu kia của tôi nữa, mà một căn biệt thự đầy hào nhoáng của cô, chú. Tôi vừa bước vào nhà thì lại gặp Thiên Di.

    Mới đó mà 5 năm đã trôi qua kể từ ngày tôi rời xa căn nhà này. Thiên Di của hôm nay cũng đã lên 11 tuổi rồi. Từ ngày tôi và bà đi, Thiên Di luôn buồn bực. Vì thật ra, Di là một cô bé tuy được sống trong tình yêu thương bao la và nhung gấm từ thuở nhỏ, nhưng vì ba mẹ luôn dành thời gian quá nhiều cho công việc, còn anh hai thì không thích tính nóng nảy, không nghe lời của em. Nên tuổi thơ của em chỉ gắn liền với những đồ vật vô tri. Khi tôi đến, dù không chơi với tôi, nhưng ít ra cũng có người đề Di kiếm chuyện và mang đến một cái gì đó mới mẻ so với sự tẻ nhạt trong cuộc sống vốn có của của Thiên Di. Khi không còn tôi trong nhà em ấy cảm thấy trống vắng. Khi nói chuyện với ba Di mới nhận ra, thật lòng Di luôn xem tôi là bạn nhưng không sao bỏ xuống sự kiêu ngạo của mình để chơi với tôi một cách bình thường được, thậm chí luôn cho tôi lấy đi tình cảm của anh và ba mẹ dành cho Di.

    Nhưng mãi về sau em mới hiểu được chính sự kiêu kì, thái độ của em dành cho Hoài My năm ấy đã làm mọi người thương My nhiều hơn, vì thấy so với Thiên Di thì My quá đáng thương và thiếu đi quá nhiều thứ từ vật chất đến tinh thần. Nhưng sau tất cả, sự có mặt của tôi, một Hoài My tội nghiệp đã làm cho Di hiểu chuyện hơn và học được thái độ cũng như cách ứng xử tốt hơn.

    Di chạy đến:

    - Hi mẹ!

    - Con còn nhớ Hoài My không?

    - Nhớ ạ!

    - Từ nay chị My sẽ ở lại nhà chúng ta. Và là chị của con Di nhé!

    Cô chú sẽ làm thủ tục nhận nuôi con vào ngày mai. Con hãy quên hết những điều không tốt đã đến với con trong thời gian qua, và xem đây là gia đình của con.

    (tôi gật đầu đồng ý trong muôn ngàn hạnh phúc, vì giờ đây tôi đã có ba mẹ)

    Chính nơi đây, gia đình này đã và đang sưởi ấm cho con tim đầy băng giá của tôi. Tôi đã có một căn phòng riêng chứ không còn nhìn trộm phòng Di nữa, tôi được ba mẹ đưa đi trung tâm thương mại mua sắm, đi ăn và du lịch nhiều nơi sang trọng. Dù có cuộc sống mới đầy ấp tiếng cười nhưng đâu đấy tôi vẫn nhớ thương bà tôi nhiều lắm. Tôi cũng luôn cố gắng học tập thật tốt như ngày nào bà tôi hằng mong muốn. Cuối cùng tôi cũng dành được học bổng du học. Sau bao năm ở Hoa Kì, ba Bảo và mẹ Nhã luôn gọi điện hỏi thăm tôi, gửi tiền cho tôi học tập họ đã dành cho tôi những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp và chân thật nhất, còn tôi thì cũng thế!

    Hôm nay tôi trở về nước và không báo trước đề tạo bất ngờ và có món quà đặc biệt dành cho mẹ Nhã trong ngày sinh nhật của mẹ.

    - Hello.

    - Hi, chị My về sao không nói trước vậy!

    - Bất ngờ không.

    - Rất bất ngờ. Nhưng chị có quà cho Di không?

    - Có đây!

    Bao năm qua Thiên Di đã trưởng thành và là một ca sĩ trẻ tài năng. Em còn được anh hai tặng một công ty giải trí riêng. Em đã có cuộc sống tự tại và rất hạnh phúc.

    Sau khi gặp ba mẹ, gia đình tôi đã có một buổi tối thật hạnh phúc và ý nghĩa. Sáng hôm sau tôi cùng một người rất đặc biết đến viếng bà tôi.

    Vài ngày nữa là đến sinh nhật mẹ Nhã, nên tôi đến nhà hàng bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho mẹ với anh Thiên Ân, chúng tôi phải chuẩn bị chu đáo cho buổi tiệc vì có sự tham gia của đông đảo khách mời và trong ngày đó ba mẹ sẽ chính thức tuyên bố nghỉ hưu và trao lại công ty cho.. Ngày sinh nhật đã đến, buổi tiệc được tổ chức trong một nhà hàng sang trọng, với những ánh đèn pha lê sáng rực. Mở đầu buổi tiệc là bài hát mà Thiên Di sáng tác dành tặng mẹ. Bài hát mở màng đã làm rơi những giọt nước mắt đầu tiên trong buổi tiệc và cả nước mắt của người con trai tôi yêu đang đứng bên. Sau đó, là những lời cảm ơn ba dành cho mẹ cùng với món quà ý nghĩa mà ba gửi trao đến mẹ trước hàng ngàn khác mời. Phần tiếp theo là lúc ba mẹ trao lại quyền điều hành công ty cho anh trai của tôi và Di. Thiên Ân bước ra với bao nhiêu ánh nhìn dầy ngưỡng mộ và yêu mến, vì anh là một chàng trai trẻ, đẹp và tài năng nhưng thật tiếc vì tay trong tay đi bên anh đã có người con gái anh yêu.

    - Trưởng thành trong sự chăm lo, yêu thương của ba mẹ, hôm nay trong ngày long trọng này, trước những quan khách con xin gửi đến mẹ một món quà đặc biệt.

    (Tôi và anh ấy đã gửi mẹ tấm thiệc cưới đầu tiên của chúng tôi: Hoài My và Thiên Ân)

    - Đó là tình yêu của hai con. Từ nay con sẽ vẫn gọi ba mẹ là ba mẹ nhưng là..

    Ba mẹ chồng thay vì ba mẹ nuôi. Để đáp đền công ơn bao la của ba mẹ con hứa sẽ luôn vun đắp hạnh phúc cho cuộc tình này và yêu thương chăm sóc thật tốt cho con trai ba mẹ. Cùng nắm tay nhau xây dựng công ty ngày một phát triển. Và cùng nhau yêu thương, chăm lo cho ba mẹ và thương em Thiên Di.

    Những giọt nước mắt của mẹ Nhã đã rơi, mẹ ôm tôi vànghẹn ngào:

    - Hai con đã tặng cho mẹ một món quà đầy bất ngờ và vô giá nhất mà mẹ hằng mong. Ba mẹ mong sao con trai ba mẹ sẽ chăm sóc tốt cho con và bù đắp lại cho những mất mát nơi con.

    Có lẽ, anh ấy nói đúng:

    - Hạnh phúc lớn lao của bất kì bậc sinh thành nào cũng là niềm hạnh phúc trong cuộc đời con cái. Trãi qua bao thăng trầm của cuộc sống, với ba mẹ giờ đây những món quà xa xỉ đã không còn quá ý nghĩa. Đó là những thứ mà những vị khách đến dự hoàn toàn có thể tặng cho ba mẹ. Nhưng chắc hẳn rằng món quà "mang tên hạnh phúc" mà chúng ta sẽ tặng đó là món quà đặc biệt nhất, ý nghĩa nhất và cũng là duy nhất.

    END.

     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng tám 2021
  2. Mèo Tai Cụp

    Bài viết:
    204
  3. Hải Nguyệt Linh Thư Tôi rất vô cảm....một người vô cảm thuần túng .

    Bài viết:
    49
  4. Kurio

    Bài viết:
    5
    Mình thich truyện này
     
    Diệp Minh Châu, Ngọc ĐinhVyl Hana thích bài này.
  5. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Hana cảm ơn nhiều ạ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...