Thắng cố là gì? Thắng Cố là món ăn truyền thống của người H'Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang, phía Đông Bắc và dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Thắng cố truyền thống được chế biến từ một con ngựa, không bỏ đi bất cứ thứ gì. Sau này, thắng cố được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu.. và sáng tạo ra nhiều loại công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai. Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao thường rất lớn, đủ cho vài chục người ăn. Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, giòn giòn, quyện với mùi cay nồng của các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu.. chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương. Thắng cố nguyên bản của người dân tộc ở các phiên chợ thường hơi khó ăn, còn trong các nhà hàng, thắng cố đã được cải biên đi nhiều để phù hợp với khẩu vị người Kinh. Thắng cố có thể ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng và đặc biệt, đừng bỏ qua rượu ngô thơm lừng. Ăn thắng cố phải nhâm nhi với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết tinh từ tinh hoa của núi rừng. Trong không khí se lạnh của Sapa, thực khách sẽ vừa xuýt xoa trước nồi lẩu thắng cố đậm tình dân tộc, vừa tận hưởng vị cay tê nơi đầu lưỡi của rượu vùng cao để mà thấy yêu hơn vùng núi rừng Tây Bắc thơ mộng này. Cách nấu Thắng cố Thắng cố ngựa tại Hà Giang lại được nấu khá đơn giản. Nó là món ăn được làm từ ngựa và được chế biến theo công thức riêng của người dân tộc. Sau khi làm sạch thịt ngựa, người ta sẽ tiến hành chia thịt thành những miếng nhỏ để ướp gia vị cho dễ ngấm. Sau đó, cho tất cả chỗ thịt đã ướp vào nồi nước dùng đã được nấu. Nước dùng ở đây được nấu bằng xương và nội tạng của ngựa. Đặc biệt nhất là gia vị cho vào nồi nước dùng này là từ 12 loại gia vị khác nhau như thảo quả, tiêu, quế chi.. Tất cả các loại gia vị này đều mang đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Cách làm thắng cố ngon chính là ở khâu nêm nếm các loại gia vị vừa đủ. Sau khoảng vài tiếng khi thịt ngựa được đun chín nhừ là bạn đã có một nồi thắng cố thơm ngon để ăn. Khi bạn ăn tại các nhà hàng sẽ luôn cảm nhận được hương vị khác biệt bởi gia vị khi cho của các nhà hàng sẽ khác nhau. Do vậy, ăn mỗi nơi mỗi khác đặc biệt là khi ăn tại Hà Giang, bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ nét. Bát thắng cố nóng hổi vừa thổi vừa ăn thật ngon và hấp dẫn. Đặc biệt, khi được nhìn nồi thắng cố còn trên bếp và sôi sùng sục bạn sẽ thấy sức hấp dẫn của nó vô cùng lớn. Không chỉ được làm trong các ngày lễ hội mà ngày nay món ăn đặc sản Hà Giang này đã được người dân chế biến rất nhiều để bày bán trong các phiên chợ. Điều đặc biệt khi thực hiện cách chế biến thắng cố đó là mùi vị của món năn này rất khó chịu. Nhiều du khách thường lầm tưởng do nội tạng của ngựa chưa được làm sạch nên nồi thắng cố mới có mùi vị lạ và khó chịu đến như vậy. Thật ra, trước khi chế biến, nội tạng đã được làm rất sạch sẽ. Mùi vị đó thực chất là do một loại gia vị tạo nên. Loại gia vị này chỉ có ở vùng cao. Những đặc sản ngon khác ở miền núi Tây Bắc Rượu táo mèo: Rượu táo mèo là một trong hai đế tửu nổi tiếng của người dân nơi đây. Những giọt rượu táo mèo vừa thơm vừa nồng mang hương vị núi rừng Tây Bắc này là kết tinh rất nhiều năm ngâm rượu của người dân tộc Tây Bắc. Nếu du khách muốn được thưởng thức những giọt rượu táo mèo đậm đà mới ra lò, hãy đến Sapa vào dịp đầu năm. Đây là lúc những hũ rượu táo mèo ngâm đầy đủ hương vị nhất. Cải mèo: Cải mèo là một loại cải hiếm có chỉ có thể mọc ở Sapa. Vào mùa xuân, khi những vườn cải mèo vào vụ thu hoạch cũng là lúc cải mèo tươi và ngon nhất. Những cây cải mèo tươi ngon, khi ăn vào có vị đắng nhưng sau một lúc lại lan tỏa một vị ngọt thanh rất tuyệt vời, khiến người ăn vào cảm thấy rất sảng khoái. Rất nhiều du khách đến thăm Sapa từng thưởng thức cải mèo đều muốn mua loại cải đặc biệt hấp này về làm quà cho người thân của họ. Bánh ngô: Được làm từ những trái bắp non vừa chín tới nên hương vị của ngô non còn ẩn giấu trong từ miếng bánh ngô hấp dẫn này. Những chiếc bánh ngô sẽ được ăn ngay sau khi nấu chín, khi đó là lúc hương vị bánh ngô trở nên ngon và tuyệt vời nhất. (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn, có chỉnh sửu)