Tháng bảy ngày rằm, xá tội vong nhân…

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thư Viện Ngôn Từ, 9 Tháng tám 2024.

  1. THÁNG BẢY NGÀY RẰM, XÁ TỘI VONG NHÂN..

    [​IMG]

    Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,

    Toát hơi may lạnh buốt xương khô..

    Theo tín ngưỡng xưa, tháng bảy là tháng của các vong hồn dưới địa ngục được phóng thích lên mặt đất, đó là vong của những kẻ bất đắc kỳ tử, sống làm điều ác, chết không ai thờ cúng, mà Trung Quốc gọi là "cô hồn dã quỳ", còn ta thì gọi đơn giản là "ma đói", lên trần thế xin ăn và cầu được giải thoát. Những cô hồn đó đi vất vưởng khắp nơi có thể gây nguy hại cho mọi người, nên tháng bảy là tháng xấu âm khí nặng nề. Trong tháng đó người ta kiêng không làm những việc hệ trọng như cưới xin hay làm nhà.

    Tín ngưỡng cổ của Trung Quốc chia một năm thành ba phần: Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên, lần lượt được thần Trời, thần Đất và thần Nước cai quản. Rằm tháng giêng tết Nguyên tiêu là lễ đón thần Trời. Rằm tháng bảy là tết Trung nguyên đón thần Đất lên trần để giải hạn cho những linh hồn tội lỗi. Còn tết Hạ nguyên của thần Nước là vào ngày 15 tháng mười.

    Cho đến đời Hán ở Trung Quốc, tết Trung nguyên chỉ đơn giản là ngày lễ đánh dấu một giai đoạn của lịch nông nghiệp, vào dịp đo người ta làm lễ cúng tổ tiên mong cho linh hồn tiền nhân được siê thoát. Nhưng từ giữa thời Hán, khi Phật giáo truyền bá vào Trun Quốc, thì tập tục đó được thay đổi để mang màu sắc của tín ngưỡng Phật giáo Theo nghỉ lễ Phật giáo, rằm tháng bảy là ngày chư tăng làm lễ từ từ sau ba tháng an cư, tổ chức lễ cũng nhằm giải thoát khổ đau cho thân quyến bảy đời trước của người cúng. Lễ này được tổ chức lần đầu tiên năm 538 tại Trung Quốc, truyền sang Nhật Bản là lê Obon, sang Việt Nam gọi là lễ Vu Lan. Vu Lan là phiên âm từ chữ Phạn Ullambana có nghĩa là "cứu nạn oan hồn bị treo ngược (dưới địa ngục", nhưng người Việt gọi nôm na là lễ cúng cô hồn.

    Nguồn gốc của lễ này xuất phát từ câu chuyện Phật thoại về Tôn giả Mục Kiền Liên, nhờ có thiên nhãn thông nên thấy được mẹ mình tái sinh làm ngạ quỷ dưới địa ngục và đau xót muốn cứu bà. Đức Phật bảo chỉ có sự hỗ trợ của toàn thể Tỉ kheo trong Tăng già thì mới làm giảm đau cho họ được. Từ đấy mới có tục lệ cúng vào ngày rằm tháng bảy, một sự kết hợp giữa giáo lý từ bi của Phật giáo với truyền thống thờ cũng tổ tiên của Trung Quốc cũng như Việt Nam..

    Ở Trung Quốc, trong suốt tháng bảy người ta thường tổ chức những lễ cúng cô hồn tại các xóm làng, gọi là cúng phổ độ. "Phổ" là phổ biến, "độ" là đưa sang sông, có nghĩa là đưa mọi vong hồn qua khỏi bến mê. Các oan hồn ma đói tìm đến những nơi có cũng dưỡng thức ăn, bánh trái, tiền giấy vàng bạc, quần áo.. để thụ hưởng. Nhưng đến ngày rằm thì thường tổ chức những lễ phổ độ lớn tại các chùa bằng một cỗ cúng chay. Vào dịp đó người ta treo một ngọn đèn lên đầu cây sào tre cắm cạnh chùa để ma quỷ biết mà tìm đến. Lễ cúng càng to, cây sào càng dài, thì ma quỷ càng biết mà kéo đến đông. Những nhà gần chùa thường treo một ngọn đèn nhỏ trước cổng để dẫn đường cho các ma đói.

    Tuy trong chùa cúng cỗ chay, nhưng bên ngoài trước cổng chùa người ta thường dựng những bàn lễ vật có cả thức ăn mặn. Một con lợn luộc để nguyên cả con là lễ vật chính, gọi là "trư công". Để con lợn khi đi qua cửa địa ngục không than phiền về số phận của mình với lũ quỷ gác cổng, người ta để trong miệng con lợn một quả ngọt. Trên bàn cúng còn có những bài vị bằng giấy giống như bài vị của ổ tiên. Những lễ cúng này thường thu hút nhiều người dân đến dự để cầu hồn cho những người đã khuất. Sau lễ cúng người ta còn thá đèn xuống sông để cầu cho những vong hồn chết trôi. Cuối buổi lễ, một pháp sư cầm kiểm gỗ múa để đuổi những vong hồn còn lưu luyến chưa chịu về. Nhưng trước đây những người tham dự đều ra về hết, vì chứng kiến màn múa kiếm đó sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngày nay, những lễ cúng vào ngày rằm đó ở Hồng Kông và Singapore đã trở thành nơi thu hút khách du lịch đến xem.

    Ở Việt Nam tục cúng rằm tháng bảy đã tồn tại từ xưa, nhưng đến nay chỉ còn duy trì phổ biến ở các tỉnh phía nam. Đặc biệt ở Huế, không nhà nào là không cúng. Người ta đặt lễ trước sân nhà để cho vong hồn ma đói không phải vào trong nhà. Thức ăn cũng dưỡng gồm có đủ các loại, từ thịt lợn đến cá, tôm, cua, ốc, mỗi thứ một ít để trên đĩa nhỏ. Nhưng cái không thể thiếu là cháo hoa với muối, ngoài ra còn có bỏng nổ. Bên cạnh đó ở những ngã tư đường, dưới những gốc cây cổ thụ, người ta còn cũng "cháo lá đa", lấy lá đa múc một ít cháo lên trên rồi đặt ngay dưới đất quanh gốc cây. Cũng có khi một ít hoa quả hay bánh gói lá được đặt ngay ngoài đường mà không ai dám lấy về. Cuối buổi lễ khi hương thấp đã tàn, vàng mã và quần áo giấy được đốt để hóa vàng, muối và bỏng nổ được rắc ra tám hướng để kết thúc.

    Vào dịp này, một số nhà đã mời các tăng về tụng kinh Vu Lan Bồn để cầu cho linh hồn tổ tiên được mát mẻ. Kinh Vu Lan Bồn có thuật lại câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, phản ánh đạo hiếu của văn hóa Việt Nam, không phải chỉ nghĩ đến cha mẹ và tổ tiên của mình, mà còn nghĩ đến tất cả những linh hồn thất cơ lỡ vận trong tình nhân ái bao la. Chính trên tinh thần đó mà đại thi hào Nguyễn Du đã làm bài Văn tế thập loại chủng sinh với những lời thơ tha thiết xúc động lòng người:

    Trong trường dạ tối tăm trời đất,

    Có khôn thiêng phảng phất u minh,

    Thương thay thập loại chúng sinh,

    Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người..
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...