Thần Thoại Nhật Bản

Thảo luận trong 'Thiếu Nhi' bắt đầu bởi Lương Bảo Thanh, 10 Tháng mười 2018.

  1. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Nguồn. Thế Giới Thần Thoai

    Những truyện thần thoại Nhật thường rất tản mạn, khó sắp xếp thành hệ thống khít khao. Vào đầu thế kỷ thứ VIII xuất hiện hai cuốn: Kojiki (Cổ Sự Ký) và Nihongi (Nhật Bản kỷ). Hai cuốn này được coi như ghi lại những truyện đã có từ trước thế kỷ thứ VIII. Kojiki ra đời vào năm 712; còn cuốn Nihongi thì vào năm 720. Cả hai đều viết bằng chữ Hán dùng cốt để ghi âm tiếng Nhật và đều có chủ ý chứng tỏ rằng về mặt chính trị, văn hóa, những bộ tộc tự xưng là Yamata hơn tất cả những bộ tộc ở nơi khác.

    Kojiki (Cố Sự Ký)

    Còn gọi là Furu oto bumi (Những liên hệ với các sự kiện cổ) được viết vào cuối thế kỷ thứ VII nhưng mãi đến năm 712 mới xuất bản. Đây là tác phẩm cổ nhất hiện có tại Nhật. Công cuộcbiên khảo được thực hiện dưới triều vua Temmu (672 – 686) do sáng kiến của nhàvua vào năm 681. Nhà vua đã ban lệnh sưu tập tài liệu lịch sử các thời trước, ghi chép lại cho khỏi thất lạc. Tương truyền có một nhân vật nhớ việc rất tàitrong đoàn Kataribe (Đoàn xướng vịnh) được nhà vua trao phó công việc kể lại cho viên quan chép sử Ono Yasumaro (mất năm 723) ghi. Bài tựa phản ảnh rõ những ý tưởng chịu ảnh hưởng học thuật Trung Quốc đương thời, lấy lịch sử làm nềntảng luân lý soi sáng những hành động thường nhật. Kojiki quả đúng là một tập truyện cổ được lưu truyền hữu dụng cho đời.

    Nihongi (Nhật Bản kỷ)

    Cuốn này được xuất bản tám năm sau. Cũng như Kojiki, Nihongi ghi chép lịch sử Nhật từ thời tiền sử cho đến năm 700. (Riêng Kojiki thì kết thúc vào năm 628). Nihongi mô phỏng theo lối chép sử Trung Quốcnhiều hơn cuốn Cổ Sự Ký, từ quan niệm âm dương trong truyền kỳ khai thiên lập địa cho đến lối biên niên theo các triều vua Trung Quốc. Thêm nữa, mỗi đoạn trong Nhật Bản Kỷ còn nhiều phần phụ đưa ra nhiều lối giải thích, thêu hoa dệt gấm cho câu chuyện thêm linh động và có ghi niên biểu rõ ràng cho đúng khuôn sáo của sử sách Trung Hoa. Thậm chí tác giả đã táo bạo sửa đổi niên biểu các triều vua đầu tiên, do đó chỉ có thể tin cậy vào niên biểu kể từ đầu thế kỷ thứ sáu trở đi.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Khai thiên lập địa

    Khởi thủy là một khối bầy nhầy, mờ mịt như một trái trứng khổng lồ chứa sẵn những mầm tự sinh. Rồi từ giữa khối hỗn độn mờ mịt ấy nẩy sinh ra mồi chồi lau sậy linh thiêng. Chồi lau sậy trở thành đấng thần thông biến hóa, các vị thần phụ thuộc khác cũng lần lượt xuất hiện để rồi cùng tan biến đi.

    Như thế trải bảy thế hệ thần kỳ, cứ từng đôi anh trai, em gái xuất hiện rồi biến diệt. Đến thế hệ thứ tám - thế hệ ngắn ngủi mong manh, nhưng lại cực kỳ quan trọng, lần lượt nam thần anh Izanagi và nữ thần em Izanami ra đời.

    Theo lệnh truyền của các vị thiên thần kỳ cựu, Izanagi và Izanami cùng tiến qua chiếc cầu nổi nhà trời (ama nouki hashi – thiên phù kiều) lấy cây ngọc mâu linh thiêng khuấy động làn nước nhớt hỗn độn dưới cầu. Khi nước cô đọng dần rồi đặc lại, họ rút cây linh mâu lên, những giọt nước như chất tương muối rớt xuống mặt đại dương kết hợp thành hòn đảo Onogoro (có nghĩa là hòn đảo tự nó đọng lại mà thành).

    Những con chim hải âu bắt đầu bay lượn nhịp nhàng quanh đảo. Izanagi và Izanami cùng đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp đó, lòng bâng khuâng tràn ngập một niềm vui khôn tả. Họ nhớ lời các thiên thần kỳ cựu đã hứa, rồi đây sau khi họ đã thành đôi, họ sẽ có những đứa con thật khôi ngô tuấn vĩ.

    Izanami ngắm Izanagi, ngắm đôi mắt long lanh của chàng, ngắm mái tóc dài của chàng, ngắm những cánh tay, những bắp chân và cả thân hình lực lưỡng cuồn cuộn bắp thịt của chàng. Trời, sao lại có một thân hình nam giới đẹp đến thế! Nàng nói trước: Chúng ta kết đôi với nhau thành vợ chồng, chàng ưng chăng? Đôi bên nhìn nhau say đắm, cái nhìn thuở ban đầu, miệng cùng mỉm cười âu yếm.

    Họ thành vợ chồng và đợi sinh hạ được những đứa con khôi ngô đĩnh ngộ như lời các vị thiên thần kỳ cựu đã hứa. Nhưng không, đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng này là một quái vật, một đứa bé mang hình con đỉa lớn (điệt tử). Họ bèn bỏ Bé Đỉa lên một chiếc thuyền bằng sậy thả theo dòng. Cặp vợ chồng hy vọng ở đứa con kế tiếp, thì đứa con này kinh khủng không kém, mang hình một con sứa khổng lồ bập bềnh như một chiếc đảo bằng bọt biển.

    Vô cùng thất vọng, Izanagi và Izanami tìm gặp các vị thiên thần kỳ cựu, chất vấn vì sao mà họ không hề sinh hạ những đứa con tuấn vĩ như các vị đã hứa. Họ được các thiên thần kỳ cựu giải đáp: "Chính đàn ông phải hỏi xin cưới đàn bà mới đúng với ý trời. Izanami đã xin cưới trước. Đó, vì sao các ngươi đã sinh ra những quái thai". Izanagi và Izanami cúi đầu nhận lỗi. Họ trở lại đảo. Lần này Izanami tiến lên, e lệ cúi đầu chờ đợi. Izanagi sung sướng và hãnh diện nhìn vẻ đẹp kiều diễm của Izanami. Chàng cất tiếng hỏi trước: "Nàng có muốn trở thành vợ ta chăng?" Nàng mỉm cười ưng thuận. Và lần này họ thành vợ chồng theo đúng như ước nguyệncủa các thần linh. Và cặp vợ chồng thiên thần trẻ măng này đã sinh hạ những đứacon đẹp làm sao, khôi ngô, tuấn vĩ làm sao! Đó là những hòn đảo Nhật Bản. Vâng, đó là những hòn đảo Nhật Bản xinh đẹp tuyệt vời với núi, với sông, vớirừng thông cao vút, với hoa anh đào đua nở, với người và vật sinh sôi nảy nởphồn thịnh trên đó. Tất cả, vâng tất cả đều là hậu duệ của Izanagi và Izanami.
     
  4. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Izanagi và Izanami

    Izanagi và Izanami thành đôi lứa

    Izanagi và Izanami cùng đặt chân lên hòn đảo mới ấy. Đảo này trở thành trụ trời trung ương (thiên ngự trụ) để xây ngự điện.

    Izanagi hỏi cô em gái : "Thân thể em được cấu tạo bằng cách nào?"

    Cô em đáp: Mọi bộ phận trên người em đều tăng trưởng trừ một chỗ.

    Izanagi tiếp lời : "Thế ư? Anh cũng thế, tất cả cơ thể đều nảy nở duy có bộ phận nảy nở hơn hết. Chi bằng lấy chỗ dư thừa của anh lấp vào nơi thiếu sót của em để sinh sản ra nhiều vùng có phải là hay không".

    Cô em đáp : "Quả là chí lý vậy".

    Kế đó, theo lời đề nghị của một vị thiên thần chủ về Nam tính cao cả, hai anh em quyết định đi quanh hòn đảo. Izanami ca ngợi cái đẹp của thân hình Nam thầnmà rằng : "Trời, sao lại có một thân hình Nam giới đẹp đến thế!" Nam thần Izanagi cũng tán tụng cái đẹp của thân hình nữ giới của cô em gái, nhưng trách ngay nàng đã bồng bột phát biểu trước : "Anh là trai, và trai có quyền phải nói trước. Em là gái mà nói trước như vậy e có điềm chẳng lành. Chúng ta nên đi quanh đảo thêm một vòng nữa". Nói đoạn hai anh em mỗi người đi một ngả như trước. Lần này khi gặp nhau Izanagi phát biểu trước, sau đó mới đến lượt Izanami cho đúng nghi thức hợpcẩn. Và hai vị thần giao hoan với nhau.

    Thoạt Nam thần, Nữ thần lúng túng không biết giao hoan với nhau ra sao, sực ngắm đôi chim tích linh trên cành rung cổ vẫy đuôi rồi sáp lại bên nhau, hai thần bèn bắt chước mà làm nghĩa vụ vợ chồng. Do đó sinh ra nhiều đảo mới cùng một số thần linh.

    Tương truyền trong số thần linh con cái của hai thần có một thần tàn phế ba tuổi không đứng nổi nên Izanagivà Izanami mới đặt tên là Hiruko (Điệt tử : Bé Đỉa) bỏ trên chiếc thuyền bằngsậy (lô châu) thả theo dòng sông. Nữ thần Izanami coi Hoàng Tuyền quốc (địa phủ) sinh ra các vị thần Sông, thầnBiển, thần Núi, thần Lửa.

    Cái chết của nữ thần Izanami

    Izanagi và Izanami đã sinh ra khoảng bốn ngàn thần linh và những đảo Nhật Bản. Sau đó hai thần cònsinh thêm nhiều thần linh khác nữa mà sau cùng là Thần Lửa. Tương truyền khi sinh ra Thần Lửa, Amaterasu bị bỏng nặng rồi từ trần sau một cơn sốt kinh khủng. Izanagi buồn đau, thương nhớ đi vòng quanh chỗ nằm của vợ mà than khóc. Nước mắt biến thành các thần của thế hệ sau. Khóc lóc chán rồi bèn rút thanh trường kiếm chém đầu con là Thần Lửa. Máu Thần Lửa trở thành các vị thần của thế hệ thứ ba.

    Izanagi xuống thâm địa phủ

    Không chịu nổi cảnh cô đơn buồn bã, Izanagi quyết chí đi thăm Địa Phủ để gặp lại mặt vợ. Tại Izumo, có một nơi hẻo lánh, thông mọc um tùm với nhiều phiến đá ngổn ngang. Dưới một phiến đá hình dáng kỳ quái nọ có một cửa hang bí mật, bên trong tối om. Izanagi biết đó là lối xuống Địa Phủ.

    Tay nắm chặt đốc gươm, chàng chui vào cửa hang, càng vào sâu ánh sáng càng yếu dần cho đến khi hoàn toàn tối hẳn. Gặp vị thần canh Địa Phủ đầu tiên, Izanagi được dẫn tới lâu đài Izanami ở. Chàng dừng bước trước cửa, lòng nấu nung muốn được gặp mặt vợ ngay.

    Chợt một giọng nói êm như gió thoảng rót vào tai chàng:

    - Hỡi đức lang quân kính mến, thiếp được chàng hạ cố từ trên dương gian xuống thăm thế này thật vạn hạnh, vạn hạnh.

    - Hiền thê, hiền thê quý mến, ta không phải chỉ đến thăm nàng mà thôi, ta tới để mang hiền thê trở về dương thế. Nơi đó chúng ta đã chung sống những ngày hạnh phúc bao nhiêu, vả lại nhiệm vụ sinh sản của chúng ta còn dang dở. Hãy trở lại, xin nàng hãy ở lại cùng ta.

    - Than ôi, chàng đến quá muộn, không ai có thể trở lại dương gian khi đã ăn thực phẩm âm phủ, mà thiếp thì đã chót ăn thực phẩm âm phủ mất rồi.

    - Nhưng hiền thê há chẳng cũng ao ước được xum họp lại cùng ta như ta vẫn ao ước được xum họp lại cùng nàng?

    - Ao ước lắm chứ, thiếp ao ước được trở lại làm vợ chàng biết chừng nào!

    - Vậy thì hiền thê còn đợi gì mà không xin với những vị thần ngự trị nơi âm phủnày hãy trả nàng về dương thế?

    - Vâng, xin tuân theo lời chàng. Nhưng trong khi chờ đợi, chàng phải hứa là không được tìm cách gặp mặt thiếp. Lệ luật nơi này tuyệt đối như vậy.

    - Ta xin hứa với nàng như vậy. Nàng hãy vào xin phép gấp đi, ta chờ, ta chờ!

    Được nghe giọng nói thoảng êm của Izanami, lòng Izanagi tràn ngập niềm vui tưởng đến phát khóc lên được.. Chàng đứng trước cửa lâu đài chờ, tin rằng thế nào người vợ yêu quí của chàng cũng xin được phép trở về dương thế. Chàng đợi. Chàng đợi. Giây phút đợi chờ dăng dăng dài tưởng như ngày này quangày khác.. Kỷ niệm những ngày chung sống hạnh phúc xưa rộn rã trong tâm trí. Chàng nhớ lại thuở khi giọt nước tự cây ngọc mâu linh thiêng rớt xuống đọng lại thành hòn đảo, chàng và nàng cùng đặt chân trên hòn đảo cô quạnh lần đầu. Ngày đó chàng nhìn nàng, ôi, dáng yêu kiều sinh đẹp biết chừng nào! Phải nhìn lại mặt nàng tức khắc dù chỉ trong giây phút!

    Izanagi không cầm nổi lòng nữa, bèn bẻ một răng lược dương ở phía bên trái, châm lửa soi đường. Âm phủ chợt bùng sáng nhưng cảnh tượng hãi hùng biết chừng nào! Khi ánh lửa vừa bùng lên từ răng lược, vợ chàng, nàng Izanami, ngã lăn xuống đất, cơ thể rữa nát, khuôn mặt xanh lợt, tóc rụng từng tảng, đôi mắt trợn trừng, thất tinh lạc, ròi bọ lúc nhúc.

    Xác chết của nàng thét lên:

    - Quân khốn kiếp, hãy cuốn xéo ngay đi! Mi đã lừa dối ta, làm nhục ta! Những tia chớp bao quanh lấy thân thể nàng; tám vị thần sét xuất phát tự đầu, bụng, hai vú, hai tay, hai chân nàng đâm bổ ra.

    Izanagi hốt hoảng lùi vội lại, rồi chạy trốn ra khỏi địa phủ. Lũ nữ quỷ ùa đuổi theo. Ngoái nhìn thấy lũ chúng bám riết, chàng lột nón quăng lại phía sau. Chiếc nón biến thành những chùm nho mọng; lũ quỉ đứng lại, nhặt lấy, chia nhau ăn. Ănxong chúng lại chạy đuổi theo. Izanagi gỡ chiếc lược cài mái tóc tay mặt, quăng lại phía sau. Chiếc lược biến thành cụm măng tre mơn mởn, lũ quỷ đua nhau bẻ ăn. Izanami bèn tung thêm 1500 quân trợ lực. Tám vị thần sét bám sát lấy Izanagi. May thay lúc đó Izanagi vừa nhận thấy có ba trái đào lớn, liền lấy hế tbình sinh dùng ba trái đào này ném lui lũ quỷ, đoạn chàng lăn phiên đá lớn lấp chặn lối đi về giữa dương gian và âm phủ.

    Từ đó chàng và nàng trở thành hai kẻ tử thù. Nàng hăm chàng là hàng ngày sẽ cho quân sát hại một ngàn sinh linh. Chàng phải bảo tồn bằng cách mỗi ngày cho tăng gia sinh sản lên một ngàn năm trăm sinh linh để duy trì lấy sự sống trên dương gian.
     
  5. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Nữ thần Mặt Trời Amaterasu và nam thần Susano-o

    Sau khi tiếp xúc với cảnh địa phủ về, Izanagi tẩy uế cho thanh khiết. Chàng xuống tắm ở một dòng sông nhỏ tại Tsukushi (nay là Kyu-shu) Quần áo và đồ trang sức chàng để trên bờ biến hóa ra thành 12 vị thần linh. Chàng di chuyển đến khúc trung lưu, những dấu tích chàng di chuyển dưới dòng sông cũng biến hóa thành 14 vị thần khác nữa. Sau chót mắt trái chàng sinh ra Nữ thần Mặt Trời Amaterasu, mắt phải chàng sinh ra thần Tsuki yomi (Nguyệt Dạ Thần), mũi sinh ra nam thần Susano-o, Thần bão.

    Amaterasu sáng láng chói lọi nên được Izanagi ban cho một vòng ngọc và cho cai quản Cánh Đồng Trên TrờiCao. Còn Susano-o, Thần Bão, vừa hung hăng, vừa thảm đạm nên được trao cho cánh đồng Biển Cả.

    Thần Susano-o chẳng lúc nào nguôi lòng, luôn luôn gào la vang rền. Tiếng than gào của chàng làm núi non tàn úa, làm biển cả cạn vơi, các vị thần khác chẳng còn biết xử trí ra sao. Izanagi triệu thần Susano-o đến hỏi vì sao than khóc ầmĩ, quấy rầy đến chư thần và sao lãng bổn phận được giao phó? Susano-o bộc trực nói thẳng vì quá nhớ mẹ (Izanami), muốn tới địa phủ gặp mẹ mà chưa được nên không lúc nào thấy an tâm, nguôi lòng. Bực bội về thái độ xấc xược của đứa con rắn đầu cứng cổ, Izanagi đuổi Susano-ora khỏi đất nước.

    Susano-o quyết đi thăm cô chị, nữ thần mặt trời Amaterasu. Chàng lên đường, miệng không ngớt kêu la ầm ĩ. Nữ thần mặt trời Amaterasu ngờrằng chàng muốn giẫm chân lên công việc riêng của nàng, do đó nàng chuẩn bị xuất vân nghênh địch. Nàng đeo lên vai hai ống tên, một ống đựng một ngàn tên, một ống đựng năm trăm tên, với lấy cây cung rồi vận nội công đứng thủ thế, đấtlún sâu ngập tới ngang đùi đúng như một dũng sĩ.

    Susano-o vội giải thích với chị là chàng đến thăm với thiện chí, tuyệt không có một tà ý gì. Chàng đề nghị thề nguyền xích tâm minh ước. Nàng ưng lời, nhận cây trường kiếmchàng trao bẻ ra làm ba, đoạn cho vào miệng nhai; chàng nhận chuỗi ngọc nàng tặng và cũng làm theo nàng. Những mảnh này đã biến hóa ra nhiều vị thần linh khác.

    Susano-o ở với chị gái là nữ thần mặt trời trên Cao Thiên Nguyên. Mặc dầu cô chị nhiều lần khuyên nhủ mà tật la gào, ngang ngạnh của chàng đã chẳng chừa lại còn tệ hơn nữa. Susano-o phá hủy cả những phân ranh đồng lúa mà nữ thần đã thiết lập thành những hào dẫn nước. Tuy vậy cô chị vẫn bỏ qua, cho rằn gchàng lỡ chén say sưa nên mới xảy ra cơ sự như thế. Nhưng tới bữa kia chàng lột da con ngựa lang trắng vung tay ném vào phòng, nơi nàng cùng các nữ thần phụ tá khác đang dệt, làm những thoi cửi buột tung ra ngoài, văng vào họ khiến họ đều bị trọng thương.

    Lần này thì quá lắm, Amaterasu hết sức bất bình bèn lánh vào Thiên Nham Cung (hang trời) lấp kín cửa vào, vì vậy dương gian chìm đắm trong tăm tối không còn ngày đêm. Nàng tuyên bố hễ chư thần còn chấp nhận cho Susano-o sống chung, nàng sẽ ở lì trong Thiên Nham Cung không xuất hiện nữa. Chư vị thần linh hết sức bối rối, cùng tập hợp trên dòng Thiên Hà cạn khô, thoạt còn ít, sau đông dần, tới támtriệu vị, bàn nhau kiếm cách nào hiệu nghiệm nhất khiến Amaterasu rời khỏi Thiên Nham Cung.

    Vị thần mưu cơ là Taka-mi-misubi nói : "Thường thường nữ thần Amaterasu ló rạng mỗi khi nghe tiếng gà gáy, vậy chúng ta nên buộc chạc, rồi cho những con gà trống thật tốt giọng đậu lên đó thay phiên nhau gáy." Việc đó được thực hiện ngay, nhưng vô hiệu quả. Amaterasu vẫn bằn bặt trong cùng thẳm Hang Trời.

    Thần mưu cơ Taka-mi-misubi lại tìm ra kế gợi trí tò mò của nữ thần Mặt Trời. Thần sai một thần thợ rèn độc nhãn làm một tấm gương thật sáng, đặt trước Hang Trời. Trên tấm gương thần có treo những chuỗi ngọc trắng hình cánh cung và những đồ lễ tết bằng chỉ bạch, rồi tất cả hát lễ van vái (norito) Tuy nhiên cuộc vận động của chư thần chỉ hiệu nghiệm khi nữ thần Amano Uzumexuất hiện với một vũ khúc đặc biệt ngộ nghĩnh.

    Amaterasu nghe tiếng chư thần cười vang, động lòng hiếu kỳ mở hé cửa hang. Rồi cất tiếng hỏi lớn: "Ta ngỡ vắng ta, tám triệu chư vị thần linh sẽ buồn bã trong đêm tối dầy đặc, làm sao chư vị lại vui cười hả hê như vậy được?" Nữ thần Uzume lanh trí trả lời ngay: "Làm sao chúng tôi vui ư? Xin thưa, vì bọn chúng tôi đã kiếm được một vị nữthần mới nhan sắc còn kiều diễm hơn Người nữa." Nghe vậy Amaterasu càng động lòng hiếu kỳ, và lòng ghen tức nữa, bèn mở rộng cửa bước ra, thoạt nhận thấy bóng mình phản ánh rỡ ràng trong gương.

    Một vị thần tiến tới cầm lấy tay Amaterasu, chư thần khác lập tức chăng dây ngang phía sau, chặn lối vào động. Kể từ lúc đó ánh sáng lại chan hòa khắp dương thế, ngày đêm lại bắt đầu vận chuyển.
     
    shasha thích bài này.
  6. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Susano-o và con rắn tám đầu

    Vì tính tình quá ngạo ngược, Susano-o vẫn chứng nào tật ấy luôn luôn làm mất lòng chị. Sau cùng nữ thần Amaterasu cương quyết đuổi chàng ra khỏi thiên cung.

    Susano-o đọa lạc xuống vùng Izumo.

    Thấy có đôi đũa trôi ởcửa sông lớn, sông Hii, chàng cho rằng vùng đất hẳn có người ở. Chàng men ngượcdòng sông lên phía thượng lưu. Chàng gặp một lão trượng, một lão bà và cô congái đang khóc lóc thảm thiết. Hỏi ra mới hay rằng vị lão trượng tên là Asinazuci, con thần núi, lão bà tên là Tenazuci, cô con gái là công chúa Kunisada. Sở dĩcả ba khóc lóc thảm thiết vì vùng này đang bị một con rắn thành tinh tám đầutác yêu tác quái. Bảy năm qua, nó đã ăn thịt bảy cô con gái của hai vị. Nămnay, nó sắp ăn thịt nốt nàng công chúa thứ tám này. Mãng xà tinh là một quái vật khủng khiếp nằm phủ kín tám ngọn đồi và tám thunglũng, mắt như than hồng, lưng rêu mốc thếch, tùng, bách mọc cả trên đó, bụng đỏ như máu, khắp mình phun ra lửa.

    Susano-o cho vị lão trượng hay chàng là em nữ thần Amaterasu, chàng sẽ diệt mãng xà tinh và mong rằng vị lão trượng sẽ gả cô gái cho chàng sau khi côngviệc xong xuôi. Chàng bảo kiếm cho tám vò rượu sake hảo hạng, đặt trên tám bệ xây, quây rào cọc lớn xung quanh, nhưng mở ngỏ tám cửa vào. Mãng xà tinh tới ngửi thấy mùi rượu ngon bèn lách tám đầu qua tám cửa uống xong say khướt ngủ lăn như chết. Lúc đó Susano-o mới xuất hiện, rút thanh kiếm đâm sâu vào mạng sườn phía trái con mãng xà tinh. Máu đỏ chảy ra xối xả, nó rống lên một tiếng kinh hồn tảng đởm nhưng vẫn không ngóc cao nổi đầu lên.

    Susano-o đâm nhát kiếm thứ hai bên mạng sườn phải, máu nó khi đó đã chảy ra tới sông, nhuộm đỏ cả dòng. Mãng xà gục đầu chết. Muốn cho chắc, Susano-o đâm một nhát kiếm thứ ba vào khoảng chính giữa thân rắn, thanh kiếm bị gãy làm đôi, cũng may mà nó thật chết rồi. Tò mò muốn biết vật gì cứng đã làm gẫy kiếm, Susano-o bèn rạch phăng khoảng đó như rạch một trái dưa bở, thì thấy bên dưới là một thanh bảo kiếm. Chàng bèn gửi biếu thanh kiếm đó lên nữ thần Amaterasu, gọi là kiếm Kuzabagi (Thiên Tùng Vân kiếm).

    Susano-o cho xây một cung điện tráng lệ ở Suga thuộc vùng Izumo, rồi cưới nàng công chúa diễm lệ Kunisada làm vợ. Nàng rất kính yêu chồng, người đã cứu nàng thoát chết khỏi mãng xà tinh. Cung điện luôn luôn được tám lớp mây dày bao phủ, không cho những cặp mắt tò mò nhòm ngó vào nơi ở hạnh phúc của đôi lứa. Họ sinh hạ được nhiều linh thần khác, người con xuất sắc nhất là Òkuninushi.
     
    shasha thích bài này.
  7. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Con thỏ Inaba

    Inaba nay là tỉnh Tottori ở phía Đông đảo Honshu, phía Bắc giáp liền với biển Nhật Bản.

    Òkininushi có nhiều anh. Những vị này đều khao khát lấy công chúa Yakami xứ Inaba, một miền không xa Izumo cho lắm. Òkuninushi phải đi theo phục dịch các anh như tên quân hầu, vác một bao vật dụng rất nặng. Trên đường đi Inaba, đám bào huynh của Òkuninushithấy một con thỏ bị tróc hết lông nằm dí trên mặt đất. Tâm địa hiểm độc, họ xúidại con thỏ xuống tắm ở vùng biển nước mặn rồi leo lên sườn núi phơi mình hong nắng gió, đợi lông mọc như xưa. Con thỏ ngây thơ nghe theo, da dẻ khô xác, nứt nẻ, nó quằn quại rên la thảm thiết.

    Òkuninushi đến sau cùng thấy thỏ như vậy, hỏi han mới rõ sự tình. Nguyên thủy truyện thỏ bị trụi lông như sau: Khi còn ở trên đảo Oki ngoài khơi, thỏ muốn vượt eo biển trở lại đất liền mà không có phương tiện. Nó bèn nghĩ ra một kế, tụ tập bầy cá sấu lại đề nghị một cuộc thi xem dân số loài nào đông đảo hơn. Thỏ bảo cá sấu hãy nối đuôi nhau trong eo biển để nó đếm đầu trước rồi sẽ đến lượt sấu điểm giòng nhà thỏ. Đàn sấu y theo, con nọ ngậm đuôi con kia nối dài tới đất liền. Con thỏ bèn đi trên lưng chúng như đi trên một cây cầu nổi, giả bộ đếm. Sắpbước lên đất liền rồi, con thỏ dại dột nói lộ mưu chước cho con cá sấu cuối cùng nghe. Con sấu này giận quá lấy răng gậm hết lông thỏ. Kế đó thỏ bị các vị thần bào huynh của Òkuninushi xúi dại để chịu cực hình như kia.

    Òkuninushi động lòng trắc ẩn bảo thỏ hãy đến chỗ có nước ngọt tắm rửa cho sạch sẽ rồi dùng phấn cỏ tranh thoa khắp mình thì sẽ thấy dễ chịu và lông mọc lại được. Thỏ nghe quả nhiên bình phục. Thỏ đó chính là vị thần thỏ xứ Inaba.

    Để đền ơn Òkuninushi, thần thỏ đã giúp chàng lấy được công chúa Yakami. Các thần anh căm giận vì việc hôn nhân bất thành, lại bị phỗng tay trên, nên cùng bànmưu trừ khử thằng em tốt phúc đi.

    Khi cả bọn tới núi Tema cùng săn một con lợn lòi, các thần anh bảo sẽ lùa con thú xuống chân núi cho Òkuninushi bắt, rồi xúm nhau nung nóng một tảng đá lớn trên núi đẩy xuống đánh lừa. Thần em tưởng là con thú, ôm chầm lấy nên bị phỏng nặng chết. May bà mẹ ngự du trên thiên đình biết chuyện liền sai thần Hến biển, thần Ngao biển xuống cứu. Thần Hến biển biến vỏ mình thành bột phấn, còn thần Ngao biển thì hút khô nước ở vết thương. Phút chốc Đại Quốc Chủ (Òkuninushi) sống lại, trẻ đẹp khác thường.

    Các thần anh họp nhau bày cách khác cố sát hại kỳ được Đại Quốc Chủ. Họ hạ mộtcổ thụ xẻ ngang một kẽ lớn; lừa đẩy thần em vào giữa rồi xúm nhau ép lại khiếnÒkuninushi bị kẹp chết. Lần này cũng nhờ bà mẹ thần thông biến hóa biết mà cứukịp. Bà mẹ lúc ấy mới tỉnh ngộ về những âm mưu đen tối của các con lớn, bènkhuyên Òkuninushi hãy trốn đi thật xa. Òkuninushi cắm cổ chạy chối chết mớithoát được những mũi tên của các thần anh bắn theo. Chàng luồn qua chẽ ba củacành cây mà chạy biến đi.
     
    shasha thích bài này.
  8. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Những cuộc phiêu lưu của Òkuninushi

    Òkuninushi là đứa con út tài năng của Thần bão tố Susano-o và nàng công chúa diễm lệ Kunisada. Nhưng vì bản tính ngang tàn, hung bạo, vị thần bão tố nhiều phen cảbg trở hạnh phúc của chính con trai của mình.

    Òkuninushi đi xuống Hoàng Tuyền Quốc (địa phủ) để thỉnh ý cha là Susano-o đương ở đó. Khi tới gần điện thì gặp công chúa Gan Dạ, con Susano-o đi ra. Mới gặp nhau lần đầu mà đôi mắt cùng liếc đôi lòng cùng ưa, họ lấy nhau luôn. Công chúa vào báo cho cha hay là có một nam thần điển trai tới.

    Vốn ngang bướng hung hăng, Susano-o bèn mệnh danh Òkuninushi là "gã xấu xa của xứ lau sậy" rồi cho vào ngủ đêm tại một lều nuôi rắn. Công chúa Gan Dạ phải đưa cho chàng tấm áo lốt rắn mới thoát khỏi hiểm nghèo. Đêm sau Susano-o lại bắt chàng ngủ ở căn lều có con rết và con ong vò vẽ. Vợ chàng vội trao cho một tấm khăn choàng đặc biệt để bảo vệ chàng khỏi bị ong và rết đốt chết. Hôm sau Susano-o bắn một mũi tên vào cánh đồng cỏ ngút ngàn rồi bắt chàng đi kiếm lại mũi tên đó. Chàng vừa đi khuất vào cánh đồng, Susano-o bèn nổi lửa đốt cỏ. Đang cơn nguy khốn đã tưởng mình lần này thật chết thì một con chuột nhỏ xuất hiện chỉ cho cái hang lánh nạn, rồi còn mang đến cho chàng mũi tên mà nó đã cất giấu không để lửa đốt.

    Bực mình về sự thành công của Òkuninushi, Susano-o dẫn chàng vào cung bắt chàng bắt chấy cho mình. Đại Quốc Chủ phải nhai mấy trái cây muku mà vợ chàng đưa cho cùng ít đất đỏ, rồi nhả ra quết đỏ tươi làm như đó là những xác chấy đỏ mọng. Susano-o lấy làm thích thú mà ngủ thiếp đi. Nhanh như cắt Òkuninushi cột tóc Susano-o lên sàn nhà, với lấy kiếm, cung tên và cây đàn của ông bố tàn nhẫn, rồi cõng công chúa Gan Dạ chạy trốn.

    Trong lúc vội vàng chạy, chàng để dây đàn cọ vào cành cây bật thành tiếng khiến Susano-o choàng tỉnh, đứng phắt lên đuổi theo, tóc lão lôi sập cả cung điện. Đuổi tới ranh giới dương gian và âm phủ thì lão dừng lại, lúc ấy lão đành miễn cưỡng bảo con (tức Òkuninushi) đem cung tên về giết bọn ác thần, và cho chàng lấy công chúa Gan Dạ.
     
  9. Lương Bảo Thanh

    Bài viết:
    122
    Ánh lửa và bóng lửa

    Trong đám con của Ninigi (Thiên hoàng thứ nhất của Nhật Bản) có hai vị hoàng tử Ánh Lửa và Bóng Lửa đặc biệt hơn cả. Ánh Lửa là anh cả sinh sống bằng nghề chài lưới, bắt cá vây lớn, vây nhỏ; còn hoàng từ Bóng Lửa thì sinh sống ở trên đất liền bắt loài lông cứng, lông mềm.

    Một bữa kia Bóng Lửa đề nghị đổi nghề với anh, nghĩa là kẻ sinh sống ở đất liềnthì ra gần biển làm nghề bắt cá, kẻ ở gần biển thì vào đất liền làm nghề săn muông thú. Bóng Lửa được anh đồng ý và trao cho một lưỡi câu báu, nhưng chẳng những chàng chẳng bắt nổi con cá nào mà còn làm mất lưỡi câu xuống đáy biển. Bóng Lửa xin bồi thường anh 500 lưỡi câu thường, nhưng Ánh Lửa không chịu, nằng nặc đòi cho được lưỡi câu báu. Bóng Lửa ra bờ sông khóc than, thì có vị thần biển hiện ra hỏi vì sao mà khóc. Khi rõ nguyên do, thần thương tình tạo thành một con thuyền cho Bóng Lửa lướt sóng ra khơi, tới được cung điện của vị chúa tể biển cả là vua Thủy Tề. Cung điện xây toàn bằng vảy cá tuyệt đẹp. Bóng Lửa trèo lên một cây gần cáigiếng bên cạnh cung điện.

    Khi các nữ thần hầu công chúa con của Thủy Tề Đại Vương ra lấy nước thì thấy Bóng Lửa. Chàng mon men tới xin nước uống. Các nữ thần lấy một bát nước đưa cho Bóng Lửa, chàng không uống, móc lấy viên ngọc mang theo trong mình, đưa lên miệng rồi nhả vào trong bát nước, viên ngọc dính chặt ở đáy bát không tài nào dứt ra được. Đám nữ tì đành đưa bát về trình. Cả phụ hoàng lẫn công chúa đều ngạc nhiên, cùng ra xem. Gặp Bóng Lửa, cả hai nhận rằng đó là một vị thần linh, long trọng đón tiếp, và ngay hôm đó cử hành hôn lễ giữa Bóng Lửa với Công chúa.

    Ba năm trôi qua êm đềm nhưng rồi càng về sau Bóng Lửa càng thấy nhớ nhà, suốt ngày thở dài buồn bã. Công chúa gạn hỏi, chàng kể lại chuyện sở dĩ ra khơi rồi hạnh ngộ gặp nàng cũng vì trót đánh mất lưỡi câu báu của người anh, bị anh thúc bách phải kiếm cho bằng được. Vua Thủy Tề tra hỏi mọi giống cá dưới biển, phát giác ra Cá Điêu đã nuốt lưỡi câu đó còn mắc ở cổ. Vua bèn lấy ra trao cho Bóng Lửa, đoạn phán cho chàng trở về trả lại anh. Trước khi ra đi, vua tặng chàng hai viên ngọc báu, dặn dò cặn kẽ cách sử dụng. Vua dặn : "Khi nào ngươi trao trả lưỡi câu cho người anh thì nói đây là chiếc lưỡi câu đồ sộ, lưỡi câu tham lam, lưỡi câu mang tai họa và lưỡi câu xuẩn ngốc. Sau đó nếu anh ngươi khai thác miền cao thì ngươi khai thác ở miền thấp; cứ như thếchỉ trong ba năm anh ngươi sẽ nghèo túng khổ sở. Sau cùng nếu anh ngươi sinh sư, ỉ ngươi sẽ xử dụng hai viên ngọc báu."

    Bóng Lửa cỡi cá sấu trở về chốn cũ. Sau khi Ánh Lửa gặp em, lấy lại được lưỡi câu, thì mỗi ngày một lụn bại, khốn đốn. Cuối cùng, chán nản, bực bội, Ánh Lửa tìm cách sát hại đứa em. Bóng Lửa đem viên ngọc quý thứ nhứt ra niệm chú theo lời dặn của Chúa Thần Biển Cả, nước ào ào cuốn lên. Ánh lửa trốn lủi lên miền cao, nước càng dâng mạnh. Đến lúc sắp sửa chết đuối, Ánh Lửa mới than van hối hận.

    Bóng lửa thương hại, mang viên ngọc thứ nhì ra niệm chú thì đột nhiên nước rút hết ra biển. Ánh Lửa cảm động xin quy phục hoàn toàn người em, không còn cạnh tranh ghen tị như trước nữa.

    Ở cung điện ngoài khơi, công chúa con Thần Biển trở dạ. Nàng nghĩ thầm thật là bất hạnh nếu để con một thiên thần phải chào đời ở lòng biển, nên nàng vượtbiển vào đất liền, tức nước Đại Hòa của chồng. Nàng hóa phép làm thành một toànhà trang trí bằng lông chim công cốc, ngay trên bờ biển, làm nơi sinh. Nàngdặn Bóng Lửa khi nàng sinh thì không được dòm ngó.

    Bóng Lửa không kiềm chế nổi tính tò mò, đứng ngoài lén nhìn vào, thấy vợ mình lúc sinh hóa ra một con cá sấu khổng lồ. Công chúa xấu hổ vì bị chồng biết rõ nguyên hình, trốn biệt ra ngoài biển. Tuy rằng kể từ đó hai người chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa nhưng cả hai vẫn trọn đời nhớ tới nhau và tình yêu của họ thường được nhắc nhở như một mối tình thiên thu.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...