Tên của 12 chòm sao trong tiếng Hy Lạp là gì?

Thảo luận trong 'Chòm Sao' bắt đầu bởi Luminous, 4 Tháng tám 2021.

  1. Luminous

    Bài viết:
    3
    Thiên văn học là một trong những nhóm ngành cổ và lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Suốt quá trình hình thành và phát triển, nhóm ngành này đã có những đóng góp rất to lớn cho nền văn minh và sự khai hóa của nhân loại. Ta có thể kể đến một số phát hiện và thành tựu mà Thiên văn học đã đem đến như sự ra đời của lịch, nguyên nhân của nhật thực và nguyệt thực, chu kì của thủy triều, sự ra đời của thuyết Nhật tâm.. Và có lẽ, gần gũi, thân thuộc với chúng ta hơn hết, là sự ra đời của 12 chòm sao.

    Nhắc đến Thiên văn học và 12 chòm sao chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đất nước Hy Lạp cổ đại. Có một sự thật mà không ai có thể phủ nhận là thiên văn học Hy Lạp góp phần rất lớn để định hình ngành học về các vì sao ngày nay. Hầu như các chòm sao ở Bắc Bán cầu có nguồn gốc từ thiên văn học Hy Lạp. Tên của nhiều ngôi sao, thiên thạch và hành tinh cũng xuất phát từ nền thiên văn học này. Trong đó cũng bao gồm 12 chòm sao mà chúng ta đã quá quen thuộc.

    Vậy, bạn có bao giờ thắc mắc tên của 12 cung hoàng đạo trong tiếng Hy Lạp gọi là gì không? Hãy cùng mình tìm câu trả lời qua bài viết này nhé.


    1. Chòm sao Bạch Dương:

    Hẳn ai cũng biết chòm sao Bạch Dương trong tiếng La-tinh được gọi là Aries, một cái tên rất dễ thương đúng không? Tương tự vậy, trong tiếng Hy Lạp, chòm sao này có một cái tên rất kêu, là Krios (Kree-ós) hoặc Ram. Đây cũng là tên của một Titan thế hệ đầu tiên trong thần thoại Hy Lạp, Krios (hay Crius). Tương truyền, ông đã tham gia vào cuộc lật đổ Ouranos, cha của ông. Trong lúc cuộc chiến diễn ra, ông đã giữ chặt cha mình khi đang đứng ở góc phía Nam. Vì thế, người ta nói ông đại diện cho cột chống phía Nam của thiên đàng. Đây cũng là lí do vì sao tên của ông được lấy để đặt cho chòm sao Bạch Dương - chòm sao mọc lên vào mùa xuân ở phương Nam, đánh dấu thời điểm bắt đầu năm mới theo lịch của người Hy Lạp.

    2. Chòm sao Kim Ngưu:

    Chòm sao Kim Ngưu, tên tiếng La-tinh là Taurus, điều này chắc không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Người Hy Lạp gọi Kim Ngưu bằng một cái tên khá giống tiếng La-tinh, là Tavros (Tá-vros). Tavros, trong tiếng Hy Lạp, ý chỉ một con bò đực. Cùng với truyền thuyết về con quái vật Minotaur và nàng Theseus, cái tên này chính là lí do vì sao cung Kim Ngưu lại có biểu tượng con bò đực màu vàng.

    3. Chòm sao Song Tử:

    Chòm sao Song Tử (hay Song Sinh) được biểu trưng bởi hình ảnh một cặp song sinh tinh nghịch và láu lỉnh. Trong tiếng Hy Lạp, cặp song sinh được gọi là Didymoi (Deé-dee-mee), tiền tố "di" có nghĩa là hai, vì thế người Hy Lạp gọi chòm Song Tử bằng cái tên này. Cái tên này liên quan đến một tích truyện về hai anh em Castor và Pollux (hay Polydeuces). Tình thương và đức hi sinh của họ chính là lí do mà người ta coi chòm sao Song Tử là chòm sao của tình bạn và tình anh em thiêng liêng, cao cả.

    4. Chòm sao Cự Giải:

    Chòm sao Cự Giải (hay Cancer trong tiếng La-tinh) được người Hy Lạp đặt cho một cái tên nghe rất chanh xả, Karkinos (Kar-keé-nos). Trong tiếng Hy Lạp, Karkinos là cách gọi cho một loại côn trùng có hình dạng giống cua. Theo truyền thuyết, Karkinos cũng là tên của chú cua khổng lồ mà nữ thần Hera nuôi. Về sau, chú đã tử trận trong lần thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt anh hùng Hercules mà Hera giao. Để tưởng nhớ cho sự hy sinh cao cả và lòng trung nghĩa của Karkinos, Hera đã mang nó lên bầu trời hóa thành chòm sao Cự Giải (hay còn gọi là Bắc Giải). Đây là lần đầu tiên Hera, một vị thần khác ngoài Zeus, tạo ra một chòm sao trong vòng tròn hoàng đạo.

    5. Chòm sao Sư Tử:

    Cả trong tiếng Việt, tiếng La-tinh lẫn tiếng Hy Lạp, tên của chòm sao này đều mang ý nghĩa là một chú sư tử kiêu ngạo, dũng mãnh. Nếu trong tiếng La-tinh, chòm Sư Tử được gọi là Leo thì trong tiếng Hy Lạp lại được gọi là Leon (Lé-on). Trong thần thoại Hy Lạp, chòm sao này đề cấp đến con Sư tử Nemea đã bị Hercules giết chết trong một trong số Mười hai kỳ công của mình, và sau đó được đưa lên bầu trời.

    Chòm sao Sư Tử còn có tên gọi khác là Hải Sư.


    6. Chòm sao Xử Nữ:

    Hẳn đây là chòm sao duy nhất được lấy tên từ một vị thần. Tên tiếng Hy Lạp của cung hoàng đạo Xử Nữ là Parthenos (Pa-rthé-nos). Biểu tượng của cung là hình ảnh người thiếu nữ, vì Parthenos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là Trinh nữ. Theo thần thoại, tên Hy Lạp của cung hoàng đạo này dùng để chỉ Persephone, con gái của Nữ thần Demeter, cô cũng chính là vợ của Hades, vị thần cai quản Địa ngục.

    7. Chòm sao Thiên Bình:

    Người Hy Lạp gọi chòm sao Thiên Bình bằng cái tên Zygos (Zee-gos), có nghĩa là cái cân. Biểu tượng của cung là cái cán cân vàng đại diện cho công lý, công bằng và sự cân bằng. Chòm sao này là cung chiêm tinh xuất hiện muộn nhất cũng như là cung duy nhất không có đại diện tượng trưng là các thực thể sống. Trong thần thoại Hy Lạp, chòm sao có hình dạng giống cái cân được giữ bởi nữ thần công lý Astraea.

    Chòm sao còn được biết đến dưới cái tên Thiên Xứng.


    8. Chòm sao Thiên Yết:

    Chòm sao Thiên Yết (hay Thiên Hạt, Hổ Cáp, Bọ Cạp) có tên theo tiếng Hy Lạp là Skorpios (Sko-rpee-ós). Ý nghĩa tên của cung là con bò cạp, gắn liền với thần thoại về Orion. Theo thần thoại Hy Lạp, Gaia đã sai một con bọ cạp để đốt Orion, vì anh ta luôn khoe khoang rằng anh ta quá mạnh mẽ. Điều này cũng lí giải cho việc chòm sao Hổ Cáp và chòm sao Orion luôn đuổi theo nhau trong các chuyển động của hành tinh.

    9. Chòm sao Nhân Mã:

    Tên tiếng Hy Lạp của cung hoàng đạo Nhân Mã là Toksotis (To-ksó-tees), trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là cung thủ. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ thấy người bắn cung chính là Centaur, nhân vật thần thoại Hy Lạp nửa người nửa ngựa. Hoặc trong một tích khác, Nhân Mã được cho là chòm sao tượng trưng cho Chiron, người đã dạy nên nhiều anh hùng trong thần thoại Hy Lạp như Jason, Theseus, Achilles v. V..

    Người ta còn gọi chòm sao này dưới cái tên Cung Thủ.

    10. Chòm sao Ma Kết:


    Người Hy Lạp gọi cung hoàng đạo Ma Kết được gọi là Aigokeros (E-Gó-ke-ros), trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là con dê. Cái tên này đề cập đến hình dạng của vị thần Amaltheia đã cưu mang Zeus và bảo hộ ông khỏi sự truy tìm của người cha Cronos ác độc. Hay trong một tích khác, đây là hình dạng của vị thần Pan xấu số. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa khi Pan đang uống rượu với bạn bè thì con quỷ Typhon trăm đầu nhảy đến. Vì sợ quá mỗi người chạy trốn một nơi và biến thành một con thú nào đó. Pan muốn biến thành cá, nhảy xuống nước, nhưng sợ quá nên không nhúng hết mình xuống nước. Vì thế phần thì thành cá, phần thì thành dê. Điều này lí giải cho biểu tượng của cung Ma Kết có một nửa là dê một nửa là cá.

    Chòm sao còn có tên gọi khác là Nam Dương.


    11. Chòm sao Bảo Bình:

    Chòm sao Bảo Bình, hay Thủy Bình, có tên La-tinh là Aquarius, tên tiếng Hy Lạp là Ydrohoos (Ee-dro-hóos). Với cái tên mang ý nghĩa liên quan đến nước, đây là chòm sao duy nhất được hóa thành từ một con người. Đó chính là chàng Ganymedes, người tình trẻ cũng như là người hầu rượu cho Zeus. Về sau, vì sự ghen tuông của thần Hera, Zeus buộc phải biến chàng thành một chòm sao tên Bảo Bình, mang ý nghĩa là người mang nước. Đây cũng chính là hình ảnh ta thấy được khi ngắm chòm Bảo Bình, một chàng trai đang đổ nước khỏi chiếc bình rượu.

    12. Chòm sao Song Ngư:

    Tên tiếng Hy Lạp của cung hoàng đạo Song Ngư là Ihtheis (Ee-htheés), mang nghĩa hai con cá. Song Ngư được tượng trưng bởi hình ảnh hai con cá bơi theo các hướng ngược nhau. Cung hoàng đạo này gắn liền với thần thoại về Aphrodite và con trai của cô là Eros, họ đã lặn xuống biển và biến thành hình dạng của một cặp cá, cố gắng cứu mình khỏi Typhoon, một con quái vật muốn làm hại các vị thần.

    Bài viết đến đây là hết rồi, cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài.

    Để có được bài viết này, mình đã sưu tầm, tổng hợp và tham khảo từ một số nguồn.
     
    Porcus XuAishaphuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...