Tế bào nhân sơ là gì? 1. Tế bào được phát hiện ra như thế nào? - Năm 1665, Robert Hook là người đầu tiên mô tả tế bào, ông sử dụng kính hiển vi để quan sát lát mỏng của cây bấc. - Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà lan Antonie Van Leeuwenhoek đã quan sát các tế bào sống đầu tiên. - Năm 1838, Mathias Schleiden khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra học thuyết về tế bào: Tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. - Năm 1839, Theodor Schwarm cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật được cấu tạo từ tế bào. 2. Các đặc điểm và phân loại tế bào - Hình dạng và kích thước của những loại tế bào khác nhau thì không giống nhau nhưng hầu hết các loại tế bào đều có kích thước rất nhỏ. (Trừ một số ít tế bào có kích thước lớn đặc biệt). Kích thước của một tế bào nhân sơ chỉ khoảng từ 1 đến 5 micromet, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực. - Tỉ lệ S/V lớn: 100% diện tích tế bào tiếp xúc với môi trường, giúp vi khuẩn trao đổi chất nhanh, sinh sản sinh trưởng nhanh, phân bố rộng trong các loại môi trường. - Dựa vào cấu trúc chia tế bào thành hai loại: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - Cấu trúc cơ bản của tế bào: · Màng sinh chất: Màng chắn, vận chuyển, thẩm thấu, thụ cảm.. · Nhân hoặc vùng nhân: Chứa vật chất di truyển · Tế bào chất: Là chất keo lỏng bên trong tế bào, gồm nước, các hợp chất vô cơ và hữu cơ.. 3. Cấu tạo của tế bào nhân sơ (tế bào vi khuẩn) Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi: · Thành tế bào: Chứa peptidoglycan, bao bọc bên ngoài tế bào, giữ cho vi khuẩn có hình dạng ổn định, không bị tác động của áp suất thẩm thấu trong môi trường nhược trương. Dựa vào cấu tạo thành tế bào, người ta chia vi khuẩn thành hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. · Để phân biệt vi khuẩn Gram dương hay Gram âm, người ta sử dụng thuốc nhuộm kiềm tính: Có phản ứng là vi khuẩn Gram dương, không phản ứng là vi khuẩn Gram âm. · Màng sinh chất: Nằm dưới thành tế bào, được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và protein. Màng sinh chất có tính bán thấm, hay còn gọi là tính thấm chọn lọc. Một số loài vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp chúng tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh.. · Ở một số vi khuẩn còn có lông và roi: Lông đóng vai trò như những thụ thể tiếp nhận các virut, hoặc giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp. Ở những vi khuẩn gây bệnh cho người, lông giúp chúng bám vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Tế bào chất: · Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân · Gồm hai thành phần chính: Bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và chất vô cơ khác nhau) ; các riboxom và các hạt dự trữ. · Riboxom là bào quan được cấu tạo từ protein, rARN và không có màng bao bọc. Nó có tác dụng là nơi tổng hợp các loại protein của tế bào. Riboxom ở tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ở tế bào nhân thực. · Tế bào chất của vi khuẩn không có: Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Vùng nhân: · Vi khuẩn không có màng nhân nhưng đã có bộ máy di truyền. · Vật chất di truyền của vi khuẩn là một phân tử AND vòng, xoắn kép, thường không kết hợp với protein loại histon. · Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân nên gọi là tế bào nhân sơ. · Ở một số loại vi khuẩn có AND dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Trên các plasmit thường chứa các gen có chức năng bổ sung, ví dụ gen kháng sinh.