Ngày 28/4/2012, trang mạng tin tức nghiên cứu của Mỹ cho biết một thành tựu nghiên cứu mới của các nhà khoa học đại học Oslo của Na Uy: Họ đã phát hiện sinh vật đơn bào cách đây 1 tỷ năm. Sinh vật cổ xưa nhất tính đến nay được tìm thấy trong lớp bùn hồ Asjarvi cách Olso 30km về phía nam. Sinh vật này dài 30~50 Micrômét, di chuyển bằng 4 sợi lông roi hình đuôi. Đây là sinh vật đơn bào độc nhất vô nhị trên giới hạn điểm đó, bởi vì nó không phải là động vật, cũng không phải là thực vật, lại càng không phải là nấm hay tảo. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khởi nguồn sự sống thì các loài sinh vật này vẫn chưa được coi là tế bào sớm nhất trên thế giới. Bởi vì theo tính toán thì Trái Đất đã có lịch sử 4, 6 tỷ năm, tế bào xuất hiện trên Trái Đất ít nhất cũng 3, 6 tỷ năm. Vậy tế bào đầu tiên trên Trái Đất ra đời như thế nào? Ngày nay, cách giải thích tốt nhất cho vấn đề này là giả thuyết về sự tiến hóa hóa học. Giai đoạn thứ nhất Các nhà khoa học suy đoán, trong quá trình hình thành Trái Đất, một khối lượng khí lớn sinh ra từ sự biến đổi mạnh mẽ trong lòng Trái Đất. Cùng với núi lửa hoạt động liên tục, làm vỡ vỏ Trái Đất, phun vào khoảng không, hình thành tầng khí quyển trên vỏ Trái Đất, đầy những metan, amoniac, hơi nước, cacbon monoxit, cacbon dioxit.. chỉ là không có oxi và nito. Dưới tác dụng đồng thời của những vật chất phóng xa, tia cực tím, ánh sáng sấm chớp.. trong vũ trụ và trên Trái Đất, các phân tử vô cơ trong bầu khí quyển dần dần hình thành nên các phân tử hữu cơ nhỏ bé như acid amino, purine, cytosine, ribose, deoxyribose, porphyrin.. Giai đoạn thứ hai Phân tử hữu cơ nhỏ bé sau một thời gian dài hàng tỉ năm hợp thành, tích tụ ngày càng nhiều. Trong quá trình đó, nhiệt độ bề mặt Trái đất dần dần nguội đi, hơi nước dần dần ngưng tụ thành nước, các phân tử hữu cơ nhỏ bé trong bầu khí quyển theo nước mưa về biền nguyên thủy. Các phân tử hữu cơ đó trong biển nguyên thủy ngày càng nhiều lên. Khi đó sự sống còn chưa xuất hiện nên chưa thể phân giải, vì thế các phân tử hữu cơ phân tử không thể biến chất. Cả vùng biển như "nồi canh nguyên sinh" vừa giàu dinh dưỡng lại vừa ấm nóng, sạch sẽ. Các phân tử hữu cơ như axit amino, nucleotide trong "canh nguyên sinh" đó tác động lẫn nhau trong một thời gian dài, thông qua phản ứng "cô đặc" như thoát nước, kết hợp, biến các phân tử nhỏ thành phân tích tử lớn như protein, axit nucleic.. Giai đoạn thứ ba Khi nồng độ của các phân tử lớn trong biến nguyên thủy không ngừng tăng lên, dưới tác dụng các điều kiện bên ngoài, những phân tử hữu cơ này sẽ cô đặc lại trong biển và tách ra, tác động lẫn nhau và tu tập thành giọt nhỏ. Phân tử hữu cơ khi đó sẽ có thể tránh bị tan rã do nước biển không ngừng "chen" vào bên trong phân tử. Bên ngoài giọt nhỏ đưoc tập hợp từ các phân tử hữu cơ còn màng bao boc, khiến giọt nhỏ tách ra khỏi môi trường biển, lớp màng này là một thể kết hợp giữa dạng keo và protein, có hai tác dụng như "lính canh gác" và "cái bơm". Có lớp màng này, những chất có hại bên ngoài không thể xâm nhập vào bên trong giọt nhỏ. Còn chất dinh dưỡng thì ngược lại, cho dù nồng độ thấp vẫn được "bơm" vào bên trong giọt nhỏ. Giot nhỏ độc lập chính là hệ thống có khả năng trao đổi vật chất với môi trường bên ngoài. Giai đoạn thứ tư Hệ thống đa phân tử diễn biến hình thành tế bào đầu tiên ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn phức tạp nhất, mang ý nghĩa quyết định nhất. Ở giai đoạn này, những phân tử lớn như axit nucleic, protein trong hệ thống đa phân tử đã ổn định vị trí, axit nucleic nằm ở giữa hệ thống đa phân tử, protein ở xung quanh. Bộ phận ở giữa được gọi là khu vực hạt nhân; hệ thống đa phân tử sau khi phân biệt khu vực nhân và chất chính là "tế bào nhân sơ".