Tàu du hành không gian và ngành hàng không thương mại đe dọa tầng ozone của Trái Đất như thế nào? Lĩnh vực du lịch không gian bùng nổ đang đe dọa tầng Ozone vốn bảo vệ Trái Đất khỏi các tia phóng xạ. Từ SpaceX rồi đến Virgin Galactic và Blue Origin, lĩnh vực thương mại không gian đang thực sự thu hút những nhà đầu tư lớn. Và nó đang dồn dập với các sự kiện nổi bật như những chuyến bay của tỉ phú Anh Richard Branson hôm 11/7 và của tỉ phú Mỹ Jeff Bezos vào ngày 20/7 vừa qua. Cuộc đua của các tỉ phú công nghệ đang mở ra ngành du lịch không gian trị giá hàng chục tỉ USD. Song song đó, nhiều người lo ngại sự bùng nổ trong lĩnh vực này sẽ gây tác hại khó lường do những ảnh hưởng đối với tầng ozone, theo AFP. ️TÁC HẠI LÂU DÀI Ở hiện tại, các vụ phóng tên lửa chưa đủ để gây ô nhiễm lớn, phát thải CO2 "hoàn toàn có thể bỏ qua" so với các hoạt động khác của con người. Tuy nhiên điều đáng lo ngại nằm ở tương lai gần, khi mà những chuyến đi thương mại bùng nổ, tác hại dài hạn do ngành du lịch không gian dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh, ảnh hưởng tầng ozone của khí quyển. ️Về phía Cty Virgin Galactic ▪︎Vốn từng bị chỉ trích vì phóng tên lửa lên không gian bằng nhiên liệu hóa thạch. ▪︎Công ty cho biết đã có biện pháp nhằm giới hạn phát thải carbon trong các cuộc phóng thử và đang xem xét khả năng giới hạn thêm việc phát thải trong các chuyến bay chở người sắp tới. ▪︎Tuy nhiên, theo phân tích của nhà vật lý thiên văn chuyến bay xuyên Đại Tây Dương chở theo hàng trăm người, trong khi lượng khí phát thải của Virgin Galactic tương đương 4, 5 tấn/người trong chuyến bay chỉ có 6 người. ▪︎Điều đó tương đương với lượng phát thải của một chiếc xe hơi chạy một vòng trái đất, và hơn gấp đôi lượng phát thải carbon bình quân đầu người được khuyến cáo trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. ▪︎Tàu vũ trụ của Virgin Galactic đốt cháy nhiêu liệu cao su thành một loại khí nhà kính là ôxít Ni-tơ. Phát thải ra tầng bình lưu ở độ cao khoảng 30-50 km. ▪︎Tại đây, các phân tử khí phát thải có nhiều tác động, từ việc phản chiếu ánh mặt trời gây hiệu ứng mùa đông hạt nhân, cho đến tăng tốc phản ứng hóa học ảnh hưởng tầng ozone vốn bảo vệ trái đất khỏi các tia phóng xạ gây hại. ▪︎Hơn nữa, Virgin Galactic dự định phóng 300 chuyến hằng năm. ️Trong khi đó công ty Blue Origin của tỉ phú Jeff Bezos được xem là "sạch" hơn. Theo nhà khoa học Martin Ross tại công ty Aerospace (Mỹ). ▪︎Lý do là Blue Origin dùng hiđro và ôxy lỏng. Theo ông Ross, cuộc phóng của Blue Origin gây tác hại cho tầng ozone thấp hơn 100 lần so với Virgin Galactic. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhiên liệu của Blue Origin sạch hoàn toàn. ▪︎ "Cần có điện để tạo ôxy và hiđro lỏng. Các bạn có thể truy lại xem bao nhiêu điện đã được dùng để tạo nhiên liệu đẩy. Tùy thuộc vào việc truy bao xa vào chuỗi sản xuất", ông phân tích. ️Còn với SpaceX ▪︎Theo AFP, tác động của các cuộc phóng lên không gian dưới quỹ đạo như của Virgin Galactic và Blue Origin còn chưa gây tác động đến tầng ozone nhiều như các tên lửa phóng lên quỹ đạo. ▪︎Khi hãng SpaceX của tỉ phú Elon Musk đưa 4 du khách lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 vào tháng 9, ước tính lượng phát thải carbon tương đương 395 chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. "Chúng ta đang sống trong thời đại biến đổi khí hậu và bắt đầu một hoạt động làm gia tăng phát thải để du lịch là chuyện không đúng thời điểm". Theo bà Annette Toivonen, tác giả quyển "Sustainable Space Tourism" (tạm dịch: Du lịch Không gian bền vững). Biên tập: Hoàng Culus