Tắt đèn - Ngô Tất tố Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Càng đọc càng Căm phẫn về chế độ cầm quyền hống hách, cậy quuền, thối nát, ngu dốt, nghiện ngập.. "Tắt đèn" kể về nhân vật chị Dậu và cuộc sống cơ cực của chị. Gia đình chị Dậu vốn đủ ăn đủ mặc với ba mặt con, nhưng vì cái thứ thuế vô lý- thuế đinh (thuế thu tiền những người đàn ông trưởng thành) - mà gia đình chị lâm vào cảnh túng quẫn. Chị phải bán hết mớ khoai, bán cả bầy chó nhỏ cả mẹ lẫn con, và cuối cùng là bán cả chính đứa con gái lớn của mình để chạy tiền đóng thuế cho chồng và người em chồng đã chết. Đọc đến cảnh chị Dậu bán cái Tý- con gái chị mà người đọc dạt dào cảm xúc và vô cùng căm phẫn xã hội mục nát phong kiến xưa khi mà người dân không có lối thoát. Càng đọc càng Thương cảm, xót xa cho thân phận cùa thị Đào (chị Dậu). Chồng ốm, em chồng chết, cảnh nhà nghèo túng. Con chị nheo nhóc tận 3 đứa: 1 đứa 7 tuổi, 1 đứa 5 tuổi, 1 đứa nhỏ mới 2 tuổi. Đến mùa sưu phải bán 2 gánh khoai (lương thực duy nhất còn lại của cả nhà chị) vẫn k đủ đóng. Chị Dậu đành bấm bụng bán đứa con gái 7 tuổi của mình với ổ chó để đóng sưu (thuế). Ấy vậy mà bọn cường hào ác bá còn lừa gạt chị, khiến hoàn cảnh chị nhiều phen trái khuấy éo le không có đường lui. Nhưng cái cực, cái khổ, cái đói, cái rách, kể cả cái sự đánh đập hành hạ cũng không làm chị mất đi vẻ đẹp mặn mà, nuột nà của người mẹ 24 tuổi. Vì vẻ đẹp đó mà bao phen chị suýt bị các đấng quan to cụ lớn làm bậy, nhưng lại thoát được trong gang tất. Chị Dậu kiêng cường và mạnh mẽ vậy mà tác giả Ngô Tất Tố lại kết thúc tiểu thuyết "Tắt Đèn" bằng câu: "Trời tối như mực và tối như cái tiền đồ của chị." Số phận của người phụ nữ ấy rồi đây sẽ lại luẩn quẩn như thế sao? Phải chăng không có lối thoát nào cho những người nông dân nghèo vào thời điểm cơ cực ấy? Gia đình chị Dậu, anh Dậu, cái Dần, cái Tỉu liệu có lâm vào bi kịch này lần nữa hay không? Hãy đặt mình vào thời đại đó để hiểu. Sự cam. Sự chịu. Sự nhẫn nhục. Của người nông dân trong tác phẩm.
Mình nhớ không nhầm là có học một đoạn trích trong tác phẩm là "Tức nước vỡ bờ" vào hồi lớp 8. Sau đoạn trích đó thì lên lớp 10 mình có mua quyển sách và đọc hết một mạch trong một buổi chiều, lại còn xem phim nữa (tình tiết phim khá hay nhưng do lấy bối cảnh cổ xưa nên mình thấy không được hài lòng lắm). Ngô Tất Tố thông qua hình tượng nhân vật chị Dậu mà truyền tải hết nỗi lòng của mình về một xã hội mục ruỗng, tàn tạ từ gốc tủy, chà đạp lên thân phận con người, tước đoạt quyền được tự do và hạnh phúc. Cuộc đời của chị Dậu nói riêng, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương thời nói chung là bể khổ, sự đắng cay và nỗi bất lực. Ngô Tất Tố cũng qua đó mà đưa ra lời kêu gọi ngầm thúc đẩy người dân đứng lên kháng chiến, "ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh". Cảm ơn bạn vì bài review vô cùng tuyệt vời!
Cảm ơn b đã đọc qua ^^ "Tắt đèn" là tác phẩm VH đầu tiên mình đọc luôn, và cuốn đó mình được ngoại tặng (ngoại mình nhiều sách hay lắm) tới bây giờ còn giữ nè.