Tập Cho Bé Ăn Thô Vào Thời Điểm Nào?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Hắc Liên, 1 Tháng mười 2021.

  1. Hắc Liên

    Bài viết:
    566
    ĂN THÔ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ?



    [​IMG]

    Có không ít các bu em lo lắng khi con 2 tuổi mà vẫn chỉ ăn được đồ xay nhuyễn, ăn đồ thô hơn thì bé ọe; con lười nhai, chẳng chịu nhai gì cả chỉ thích nuốt đồ xay nhuyễn thôi; con dạo này biếng ăn, không hay ăn như trước.. Có thể vì muốn con ăn được nhiều, mà các bu em quên mất việc tăng độ thô của thức ăn cho con theo độ tuổi thích hợp, vẫn xay nhuyễn thức ăn khi con đã 2 tuổi, thậm chí đến khi con 3 tuổi.

    - Thời điểm thích hợp cho bé ăn thô

    - Giai đoạn 6 – 8 tháng là lúc bé có phản xạ nhai một cách tự nhiên. Nếu lúc này bé không được ba mẹ cho thực hành việc nhai và nuốt thức ăn, thì lâu dần phản xạ đó sẽ mất đi. Khi bé đã bị bỏ lỡ giai đoạn học nhai và nuốt ba mẹ mới cho bé làm quen với thức ăn thô thì bé sẽ gặp khó khăn, nên việc bé hay ngậm đồ ăn trong miệng cũng là điều dễ hiểu.

    - Mặc khác, các bu em cũng không nên cho trẻ ăn thô quá sớm (trước 5 tháng). Lúc này, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho bé ăn dặm trước 5 tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ, sữa mẹ giai đoạn này là thức ăn duy nhất của trẻ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.

    - Cách thức ăn thô

    - Lưu ý: Trong tháng thứ 6, các bu em nên cho bé tập ăn bốc với các loại rau củ chín, trái cây. Tháng thứ 7 bắt đầu cho bé nếm nhập tâm các món thịt, cá..

    - Về hình dạng thức ăn: Các bu em cắt thức ăn có độ dài – độ rộng bằng 2 ngón tay của người lớn để giúp trẻ cầm nắm dễ dàng khi ăn. Đối với các thức ăn có dạng tròn nhỏ như nho, dâu.. thì nên cắt làm đôi.

    - Về lượng thức ăn/bữa và số lần ăn/ngày: Các bu em dùng 1 chiếc đĩa (đường kính 8-12 cm, độ sâu tầm 2-3 cm, dùng cho bé từ 6-36 tháng tuổi) phân bố 3 nhóm chính vào đĩa, đừng quá chật, để không gian cho trẻ bốc. Nhóm 1: Cơm mềm, bún, nui, mì, bánh mì.. (1/4 dĩa) ; nhóm 2: Thịt, cá.. (1/4 dĩa) ; nhóm 3: Rau củ quả (1/2 dĩa) (ít nhất 2 loại rau, 1 củ/quả). Ba mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa 1 ngày.

    Cách tương tác với bé khi ăn :V iệc tương tác với con khi ăn rất quan trọng, điều này sẽ giúp trẻ hào hứng với việc ăn hơn. Để tăng chú ý với thức ăn, thay vì nói "Con ăn cà rốt đi, màu cam nè"; các bu em thử bốc cà rốt lên, cắn 1 miếng và nói "Mẹ ăn cà rốt nhé, con muốn thử không". Đây gọi là làm mẫu. Một cách khác là đặt cà rốt vào tay trẻ, nhờ trẻ cho các bu em ăn và trẻ cũng ăn. Đây gọi là hỗ trợ. Hoặc cách khác nữa là các bu em cầm cà rốt và 1 miếng bí đỏ, bạn hỏi trẻ ăn cái nào trước. Đây gọi là lựa chọn.

    - Cho trẻ ăn thô (từ tháng thứ 6) có gây hại dạ dày không?

    Trên thực tế, ăn thô không gây hại cho dạ dày mà còn giúp cho dạ dày và ruột của bé khỏe hơn.

    Dạ dày có nhiệm vụ co bóp và nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa, còn việc làm nhỏ thức ăn diễn ra ở miệng. Khi bé nhai, các tuyến nước bọt sẽ tiết ra dịch vị để trộn vào thức ăn. Khi thức ăn bé nuốt vào đến dạ dày sẽ được trộn thêm dịch tiêu hóa ở dạ dày và kích thích bài tiết các men tiêu hóa khác từ gan, mật, tụy.

    - Một số bu em thường nghĩ rằng việc cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn sẽ giúp cho bé dễ tiêu hóa hơn, tránh gây đau dạ dày, tuy nhiên, khi ăn thức ăn xay nhuyễn bé chỉ cần nuốt mà không phải nhai, như thế thức ăn hoàn toàn không được trộn men tiêu hóa như cách thông thường (không được trộn dịch vị ở miệng, lượng dịch tiêu hóa từ gan, mật, tụy cũng giảm đi vì dạ dày không phải co bóp nhiều nữa). Việc này chỉ làm cho đường ruột của bé quá tải, nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng chán ăn và tiêu hóa kém hoặc ăn quá nhiều, gây nên béo phì.

    - Có một vấn đề nữa là nhiều bu em lo lắng cho rằng bé không tiêu hóa được khi ăn thô vì chất thải ra lổn nhổn còn nguyên hình dạng ban đầu. Thực tế, đây là điều HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG, dù các bu em có cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn thì chất thải ra cũng vẫn nguyên xi, chỉ là nó nhuyễn nên nhiều người lầm tưởng bé tiêu hóa tốt.

    - Như vậy, việc tập cho trẻ ăn thô góp phần giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm thực phẩm, kỹ năng nhai nuốt, đồng thời tập làm quen với mùi vị thực phẩm cũng như "rèn luyện" hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Do đó, các bu em cần tập cho con ăn thô đúng thời điểm, và nhớ không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa nhé.

    Nguồn: Page bác sĩ Đoàn Hải Đăng
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng mười 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...